Thực hiện quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình:

Xã, phường sẽ giám sát gia đình thuê người giúp việc

(LĐTĐ) Trong những năm qua, nhu cầu thuê người giúp việc tại Việt Nam đã khá phổ biến, đặc biệt là các đô thị lớn, nhưng hiện vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người giúp việc. Loại hình công việc này mới chỉ dừng lại ở chỗ thỏa thuận miệng giữa bên người lao động và người có nhu cầu thuê. Đây cũng chính là nguyên nhân phát sinh nhiều tiêu cực mà cơ quan quản lý không kiểm soát được…
Quy định mới về người giúp việc khiến nhiều chủ nhà giật mình
Thiếu kỹ năng, người giúp việc trở thành... mối họa
97% lao động giúp việc gia đình không có bảo hiểm xã hội

Nhu cầu tìm tới nghề giúp việc vẫn gia tăng

Giúp việc đang là một trong các nghề thu hút hiện tại và nghề giúp việc nhà cũng là nghề đang cần nhiều lao động bởi tính chất công việc bận rộn của cuộc sống đô thị.Xã hội ngày càng tăng trưởng, ngày nay đa phần mọi người đều bận rộn với các công việc bên ngoài, không có đủ thời gian để chăm sóc gia đình. Vì vậy, nhu cầu cần người giúp việc ngày càng gia tăng.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung (ở Nam Đồng, Đống Đa) chia sẻ: “Mặc dù gia đình chỉ có hai vợ chồng và một cháu năm nay học cấp 2 nhưng do công việc bận từ sáng đến tối nên chúng tôi vẫn phải thuê người giúp việc hàng ngày. Ngoài việc đi chợ và nấu bữa tối hàng ngày thì cứ cuối tuần, chị giúp việc đều phải giành thời gian ít nhất 3 giờ đồng hồ để dọn dẹp nhà cửa, trồng cây, tưới hoa, giặt giũ quần áo… Cứ mỗi lần chị giúp việc có công chuyện về quê một thời gian là nhà cửa cứ bề bộn, gia đình ăn uống thất thường”.

1558 nguoi giup viec
Ảnh minh họa: VOV

Khác với các năm trước, thì những năm gần đây nghề giúp việc được hưởng một mức lương khá cao. Trung bình, mỗi tháng người giúp việc có thể nhận được mức lương 6, 7 triệu đồng, thậm chí là cao hơn các công việc công sở khác. Nếu biết tiếng Anh và làm giúp việc nhà cho những gia đình quốc tế thì mức lương họ nhận được là điều mà ai cũng mơ ước.

Hình thức giúp việc theo giờ đang ngày càng thu hút mọi người, trong đó có các bạn sinh viên. Đây sẽ là ngành nghề quyến rũ cho ai có một số thời gian rảnh và muốn có thêm thu nhập. Nhiều sinh viên trẻ tuổi đăng ký làm giúp việc theo giờ thường có một khoản tiền đủ để trang trải cuộc sống mà không cần tới phụ cấp của gia đình. Sự linh hoạt về thời gian giúp cho nghề giúp việc theo giờ được nhiều người chú trọng và đăng ký.

Ngoài ra, nghề giúp việc giờ đây cũng là một nghề chân chính được pháp luật công nhận và bảo đảm. Người giúp việc cũng được hưởng nhiều quyền lợi riêng do pháp luật quy định. Điều này cũng giúp cho các người giúp việc xóa bỏ được sự tự ti, mặc cảm và các định kiến của xã hội với nghề giúp việc…

Xã, phường sẽ giám sát gia đình sử dụng người giúp việc

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định lao động là người giúp việc gia đình theo quy định của Bộ Luật Lao động, trong đó có nội dung về trách nhiệm quản lý lao động. Dự kiến nếu được thông qua, dự thảo nghị định sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021.

Về trách nhiệm quản lý lao động giúp việc gia đình, dự thảo nghị định nêu rõ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Thương binh và Xã hội thực hiện việc hướng dẫn Phòng Thương binh và Xã hội và công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với người lao động giúp việc gia đình thực hiện theo quy định tại Chương 7 của Bộ luật Lao động, trong đó: Người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ hằng tuần quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày; nghỉ ít nhất 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục.

Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn.

Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, dự thảo nêu rõ: UBND cấp xã, phường tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình theo hướng dẫn của Sở Thương binh và Xã hội và Phòng Thương binh và Xã hội.

Ủy ban nhân dân cấp xã, phường có trách nhiệm phân công đầu mối theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý; đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường tiếp nhận việc sử dụng, chấm dứt sử dụng lao động giúp việc gia đình; tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Xung quanh việc xây dựng văn bản pháp luật quản lý hình thức lao động đặc thù này, đây là loại hình công việc phức tạp nhưng hoàn toàn có thể quản lý được. Nhiều chuyên gia cho rằng, Nghị định cần phải đưa ra được một số quy định tối thiểu như, yêu cầu người chủ khai báo với cơ quan quản lý lao động ở địa phương về việc thuê người giúp việc, đăng ký tạm trú cho người giúp việc và bắt buộc phải có hợp đồng lao động.Ngoài ra, cũng cần áp dụng một mức lương tối thiểu cho những lao động này.

Ví dụ, người giúp việc làm việc 8 giờ/ngày thì lương tối thiểu là bao nhiêu, nếu người lao động chấp nhận làm việc 10 giờ/ngày, 12 giờ/ ngày thì sẽ có chế độ làm thêm giờ. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định gia đình có kinh tế như thế nào thì mới được thuê người giúp việc.

Gia đình thuê giúp việc phải đảm bảo các điều kiện ăn ở cho lao động.Ngược lại, cũng cần có quy định về độ tuổi, lý lịch và sức khỏe lao động. Khi lao động làm việc theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động là bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên.

Hương Ly

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Xem thêm
Phiên bản di động