Vi phạm quảng cáo xuyên biên giới, Công ty TNHH Truyền thông WPP bị phạt 25 triệu đồng
Xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo băng rôn trái phép Vi phạm quảng cáo bảng, biển: Cũ chưa xong, mới đã mọc Tạm dừng cung cấp dịch vụ đối với 15 thuê bao quảng cáo rao vặt sai quy định |
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 138/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (GroupM), do có các hành vi vi phạm khi quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới.
Cụ thể, Công ty WPP đã có hành vi đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH Bayer Việt Nam (nhãn hàng Redoxon) vào kênh có nội dung vi phạm pháp luật trên mạng xã hội YouTube và không tuân thủ quy định báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam năm 2022 cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp. Tổng mức phạt đối với 2 hành vi là 25 triệu đồng.
Tại buổi làm việc mới đây với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty TNHH Truyền thông WPP đã nghiêm túc thừa nhận sai sót, cam kết không tái phạm và tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.
Hiện nay, thực trạng quảng cáo “sạch” được gắn trong các nội dung “xấu độc”, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước trên các nền tảng xuyên biên giới đang diễn biến phức tạp, điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp mà còn có nguy cơ tạo “bẫy” khiến các doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
Để bảo vệ sự an toàn cho các thương hiệu, hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh quảng cáo lành mạnh, an toàn, cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo trên mạng. Ngoài ra, cơ quan quản lý sẽ áp dụng các giải pháp kinh tế, điều tiết dòng tiền quảng cáo xuyên biên giới vào các nền tảng nội dung số, website, các kênh, tài khoản đã được cấp phép hoặc có đăng ký hoạt động với Bộ.
Đặc biệt, Bộ cũng đã công khai “Danh sách nội dung “xấu độc” trên mạng” (Black list) và khuyến cáo không hợp tác quảng cáo các đối tượng đó. Cùng với đó Bộ đã xây dựng “Danh sách nội dung “đã được xác thực” trên mạng” (White list) để các nhãn hàng, đại lý ưu tiên quảng cáo. Danh sách được công bố trên website của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Cảnh giác tội phạm cướp tài sản
Tin nóng 24/04/2025 13:16

Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, làm rõ tình trạng san lấp trái phép hồ Đầm sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô
Tin nóng 24/04/2025 08:47

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?
Tin nóng 23/04/2025 12:24

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ
Tin nóng 23/04/2025 09:43

Làm thế nào để không vướng “ma trận” hàng giả?
Tin nóng 22/04/2025 06:42

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ
Tin nóng 21/04/2025 18:56

Bắt đối tượng điều khiển xe máy đâm tử vong nữ công nhân môi trường
Tin nóng 21/04/2025 17:45

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm
Tin nóng 21/04/2025 10:01

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương
Tin nóng 20/04/2025 06:35

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất
Tin nóng 19/04/2025 20:24