Về thăm đất “danh hương” di sản

(LĐTĐ) Nằm ở phía Nam của Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 15km, Thường Tín có vị trí địa lý quan trọng đối với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội và là vùng đất “danh hương” với bề dày văn hóa, lịch sử. Nơi đây mang đậm văn hóa của làng quê Bắc Bộ, nuôi dưỡng nhiều danh sĩ, tâm hồn thi ca. Các di sản văn hóa, phong tục, tinh thần tôn giáo được truyền từ đời này sang đời khác, ngàn năm vẫn giữ nguyên được bản sắc.
Chuyển đổi số để phát huy giá trị di sản Sơn Tây chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ ở Đường Lâm

Có dịp nhiều lần được ghé thăm, làm việc tại huyện Thường Tín - nơi vẫn được gọi là “đất danh hương, khoa bảng, trăm nghề”, người viết vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi bề dày di sản văn hóa, lịch sử nơi đây. Trong những năm qua, bằng sức lao động không ngơi nghỉ và trí tuệ tuyệt vời, người dân Thường Tín đã sáng tạo nên một kho tàng di sản văn hóa đa dạng, phong phú và giàu giá trị. Các giá trị văn hóa ấy được phản ánh sinh động trong tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đồng thời, được “dệt” trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của hàng trăm di sản văn hóa vật thể, phi vật thể.

Về thăm đất “danh hương” di sản
Hiện này, trên địa bàn huyện Thường Tín có một quần thể di tích, văn hóa đồ sộ. Ảnh: Xuân Tiến

Ở thế kỷ XV, ghi chép về vùng đất Thường Tín, trong sách “Dư địa chí” Nguyễn Trãi đã viết: “Là vùng đất cao ráo bằng phẳng, ruộng thì vào hạng thượng thặng, cấy lúa thích hợp, nhân công làm lụng hơn các lộ khác, các triều phí dụng nuôi quân đều nhờ ở đây”. Với vị thế ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, “cửa ngõ” kinh đô, Thường Tín là nơi tiếp nhận và lan tỏa nhiều giá trị văn hóa, cũng là quê hương của nhiều nhân vật kiệt xuất, rạng danh lịch sử, như: Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Dương Trực Nguyên, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến, Lương Trúc Đàm… Trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam, Thường Tín có tới 68 vị tiến sĩ, là địa phương đứng đầu Hà Nội về số người đỗ đạt.

Ngoài ra, Thường Tín còn được biết đến với nhiều làng quê trù phú, trăm nghề, buôn bán tấp nập. Từ rất sớm, người Thường Tín đã khéo léo, sáng tạo ra những sản vật độc đáo từ nông nghiệp, nổi tiếng nhất là bánh giầy. Cũng từ nông nghiệp, thủ công nghiệp có cơ sở phát triển, Thường Tín là “đất trăm nghề”, ca dao có câu: “Xâm Động là đất trồng hành/ Mễ Hoà chẻ nứa đan mành ta mua/ Quýt Đức thêu quạt, thêu cờ/ Nhị Khê tiện gỗ đền thờ chạm hoa/ Làng Giai tơi lá che mưa/ Trát Cầu bông sợi kém thua gì người/ Lược thưa Thụy Ứng chàng ơi/ Trăm nghề quê thiếp, thiếp mời chàng mua”.

Bởi thế, trong lịch sử nghề thủ công mỹ nghệ đất nước, Thường Tín là nơi nguồn cội của nhiều nghề. Ví dụ, nghề thêu với vị tổ nghề Lê Công Hành; nghề sơn, với vị tổ nghề Trần Lư. Đồng thời, nhiều phố nghề Hà Nội hiện nay có nguồn gốc từ làng nghề Thường Tín như: Yên Thái, Hàng Trống, Hàng Hòm, Hàng Gai, Tô Tịch… Cũng chính bởi vậy, Thường Tín còn được gọi là mảnh “đất trăm nghề”. Hiện nay, toàn huyện có 126 làng nghề, trong đó có 49 làng được công nhận làng nghề truyền thống và làng nghề Hà Nội; nhiều nghệ nhân được Nhà nước và các tổ chức phong tặng, trong đó có 2 nghệ nhân Nhân dân.

Trong đó, phải kể đến làng Quất Động được xem là nơi khởi thủy của nghề thêu Việt Nam. Quất Động đã có nhiều nghệ nhân được cả nước biết tới như cụ Bùi Lê Kính đã từng thêu hoàng phục cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Trong làng hiện có ông Thái Văn Bôn, người duy nhất trong làng được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân. Nghệ nhân Thái Văn Bôn nổi tiếng với các bức thêu chân dung về các nguyên thủ quốc gia. Trong đó bức Chân dung vua Thái Lan được giới yêu thích nghệ thuật thêu quốc tế đánh giá cao. Hiện nay nhiều cơ sở trong nước đã đầu tư, nhập nhiều máy thêu hiện đại, nhưng sản phẩm máy móc làm ra, không thể đạt được độ tinh xảo, mềm mại như cách làm thủ công. Do đó nghề thêu tay truyền thống của làng nghề Quất Động ngày càng phát triển.

Bên cạnh nông nghiệp trù phú, làng nghề phát triển tất yếu dẫn đến việc giao thương, buôn bán. Các chợ làng, chợ xã được hình thành, bán mua tấp nập. Chợ Bằng Vồi từ lâu đã có tiếng một vùng Hà Đông: Xứ Nam nhất chợ Bằng Vồi, xứ Bắc Dâu Khán, xứ Đoài Hương Canh. Bởi có kinh tế đa dạng nên đời sống văn hoá tinh thần của người dân hết sức phong phú.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín Bùi Công Thản: Hiện nay, trên địa bàn huyện có một quần thể di tích, văn hóa đồ sộ với 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó có 123 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp quốc gia, 62 di tích cấp thành phố). Nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Chùa Đậu; Đền, bến Chương Dương; Đền thờ Nguyễn Trãi… Gắn liền với di tích là lễ hội. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 lễ hội quy mô lớn và 26 lễ hội được tổ chức thường xuyên. Có những lễ hội tiêu biểu, đặc sắc như: Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên); lễ hội làng Từ Vân (xã Lê Lợi), lễ hội Chùa Mui (Tô Hiệu), lễ hội Chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi), lễ hội Đền Bộ Đầu (Thống Nhất)…

Ở giữa đồng bằng sông Hồng, với vị thế là cửa ngõ kinh đô, qua thử thách của lịch sử, Thường Tín vững vàng, xứng danh là miền đất văn vật. Đó là thành quả lao động sáng tạo của các thế hệ người dân, đã luôn đoàn kết, lao động sáng tạo, anh dũng, kiên cường bảo vệ xóm làng, xây dựng quê hương, làm nên truyền thống danh hương mà không phải nơi nào cũng có được.

Được biết, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống ở Thường Tín mang đậm màu sắc dân gian, tiêu biểu cho văn hóa phía Nam Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ tổ nghề ở các làng nghề được coi là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc ở Thường Tín, thể hiện sự biết ơn đến những vị sáng lập, mở mang ngành nghề cho nhân dân. Trong những ngôi đình, đền, miếu nhiều làng đặt ban thờ tổ nghề bên cạnh ban thờ đức Thành hoàng làng như: ĐìnhVăn Trai, đình Cống Xuyên, đình Khánh Vân. Một số làng xây đền thờ tổ nghề, như: Thụy Ứng, Trát Cầu. Một số làng thuộc xã Thắng Lợi, Quất Động suy tôn vị tổ nghề Lê Công Hành làm Thành hoàng làng.

Từ tín ngưỡng thờ tổ nghề, thờ Thành hoàng làng dẫn đến lễ hội, bởi lễ hội thường được tổ chức vào ngày sinh hoặc ngày hóa của đức Thành hoàng làng. Giai đoạn trước năm 1945, huyện Thường Tín là một trong những địa bàn nhiều lễ hội nhộn nhịp của xứ Bắc Hà. Thời gian lễ hội thường vào mùa xuân và mùa thu. Vào mùa xuân, tháng Giêng có lễ hội làng Từ Vân vào mùng 6, lễ hội làng An Duyên vào mùng 7, lễ hội Bộ Đầu vào mùng 8, lễ hội chùa Đậu vào mùng 9… Tháng Hai có lễ hội đền Lộ (làng Đại Lộ) thu hút rất đông khách thập phương. Lễ hội muộn nhất có quy mô lớn mở vào cuối xuân đầu hạ ở vùng Thường Tín là lễ hội làng Tự Nhiên diễn ra vào mùng 1 tháng 4 và lễ hội chùa Pháp Vân (xã Văn Bình) vào mùng 7 đến mùng 9 tháng 4 Âm lịch. Vào mùa thu, ngày 12 tháng 8 Âm lịch là lễ hội làng Triều Đông (xã Tân Minh). Ngày 11 tháng 11 Âm lịch ở những làng ven sông Tô Lịch như: Hạ Thái, Khánh Vân, Hoàng Xá, Đỗ Hà đều tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị Thành hoàng làng Quách Gia Suy.

Thường Tín còn có một số lễ hội có quy mô lớn, được nhiều người biết đến như: Lễ hội làng Tự Nhiên (xã Tự Nhiên), lễ hội chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi), lễ hội làng Hà Hồi (xã Hà Hồi), lễ hội làng Bộ Đầu (xã Thống Nhất)… Dù diễn ra ở thời điểm khác nhau của mùa xuân hay mùa thu nhưng lễ hội ở các địa phương của huyện Thường Tín đều là dịp để văn hóa truyền thống của các địa phương được duy trì, phát huy một cách đầy đủ, sôi nổi. Ngày nay, nét đẹp trong tín ngưỡng, lễ hội các làng quê tiếp tục được lưu giữ, phát triển; trở thành tiềm năng lớn cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh trong tương lai./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi tại các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hương Sơn, An Tiến.
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động