Vào trường “Tây học” trong lòng Triều Tiên bí ẩn

LĐTĐ -Panorama,chương trình về giáo dục của hãng tin BBC, đã được phép tiếp cận trường đại học “Tây học” đang hoạt động tại Triều Tiên.

Vào trường “Tây học” trong lòng Triều Tiên bí ẩn 1

Bên trong một lớp học của trường "Tây học" tại Bình Nhưỡng

Bước vào trường Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng,có thể nhận ra ngay đây không phải là một trường học bình thường.

Một sỹ quan chào chúng tôi khi xe của chúng tôi đi qua cổng kiểm tra an ninh. Khi đã ở bên trong trường, chúng tôi nghe thấy tiếng đi đều và tiếng hát. Không phải là của lính gác, mà là của sinh viên.

Họ là con trai của một số quan chức quyền lực nhất Triều Tiên, trong đó có những sỹ quan cấp cao.

“Vì chỉ huy tối cao của chúng ta Kim Jong-un, chúng ta sẽ bảo vệ ông bằng mạng sống của chúng ta”, họ vừa hát vừa bước đều tới nơi ăn sáng. “Yêu nước là truyền thống”, một sinh viên năm thứ nhất, 20 tuổi, giải thích. “Những bài hát chúng tôi hát khi bước đều là để cảm ơn Lãnh đạo tối cao của chúng tôi.”

Trường có 500 sinh viên, mặc vét đen chỉnh tề, áo sơ mi trắng, ca vát đỏ và mũ đen cùng cặp sách bên hông. Họ đều được chính quyền của ông Kim Jong-un lựa chọn kỹ lưỡng để được học nền giáo dục Tây học.

Mục đích chính thức của trường đại học này là trang bị cho sinh viên các kỹ năng để giúp hiện đại hóa đất nước Triều Tiên và hội nhập vào cộng đồng quốc tế.

Học bằng tiếng Anh, giáo viên người Mỹ

Vào trường “Tây học” trong lòng Triều Tiên bí ẩn 2

Trường được mở cửa năm 2010 và nằm ở ngoại ô Bình Nhưỡng.

Tất cả các môn học đều bằng tiếng Anh và nhiều giảng viên là người Mỹ. Điều này rất ấn tượng bởi Triều Tiên tự tách mình khỏi thế giới bên ngoài từ nhiều thập niên và Mỹ là kẻ thù bị căm ghét.

Sau 18 tháng thương lượng, chúng tôi đã được trao giấy phép đặc biệt để tiếp cận với sinh viên, mặc dù chúng tôi liên tục bị theo dõi. Các sinh viên giải thích họ thân thiện với người Mỹ, chứ không phải chính phủ Mỹ.

“Dĩ nhiên ban đầu chúng tôi lo lắng. Nhưng giờ chúng tôi tin người Mỹ khác hẳn với nước Mỹ”, một sinh viên giải thích. “Chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước”, một sinh viên khác cho biết thêm.

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng nằm ở ngoại ô Bình Nhưỡng, được mở cửa vào tháng 10/2010.

Người sáng lập và là hiệu trưởng của trường là Tiến sỹ James Chin-Kyung Kim, doanh nhân Cơ đốc giáo người Mỹ gốc Hàn, năm nay 78 tuổi. Ông được chính quyền Triều Tiên mời đến xây dựng một trường đại học tương tự như trường ông đã mở ở bắc Trung Quốc.

Ông đã quyên góp được hầu hết trong số 20 triệu bảng Anh cho chi phí xây dựng trường từ các tổ chức từ thiện Cơ đốc giáo ở Mỹ và Hàn Quốc.

“Tôi rất cảm ơn chính phủ này, họ đã chấp nhận tôi. Họ hoàn toàn tin tưởng tôi và trao tôi toàn quyền điều hành những trường như thế này. Bạn có thể tin được không?”

Rất khó có thể tin, khi mà các nhóm nhân quyền cho rằng công dân Triều Tiên nếu bị phát hiện theo Cơ đốc giáo sẽ bị xử lý.

Vào trường “Tây học” trong lòng Triều Tiên bí ẩn 3

Sinh viên tập thể dục giống như đồng diễn trước mỗi bữa trưa.

Trong mỗi phòng học, chân dung của các nhà lãnh đạo TriềuTiên được treo ở vị tri trang trọng, bên trên tấm bảng trắng.

Giảng viên Colin McCulloch đến đây giảng dạy miễn phí. Một số trong số 40 giảng viên khác được các tổ chức từ thiện Cơ đốc giáo trả lương. McCulloch đã rời Yorkshire để tới dạy về kinh doanh cho những quan chức cấp cao tương lai của chính quyền Triều Tiên.

Ông chia sinh viên ra làm các nhóm và hướng dẫn họ thành lập công ty tưởng tượng của riêng mình và đưa ra dự đoán lợi nhuận của các công ty.

Tại đất nước mà việc cung ứng hàng hóa do chính quyền kiểm soát, khái niệm về một thị trường tự do hoàn toàn mới đối với các sinh viên.

“Tôi tin chắc các nhà lãnh đạo và chính phủ ở đây nhận ra họ cần phải liên hệ với thế giới bên ngoài”, McCulloch cho hay. “Thật không thể là một nền kinh tế hoàn toàn đóng kín trong kỷ nguyên hiện đại”.

Không biết Michael Jackson

Các giảng viên nước ngoài của trường gặp khó khăn với chươngtrình tuyên truyền và điều khiện gần như bị tách biệt hoàn toàn khỏi phần cònlại thế giới.

“Sẽ tốt cho các bạn khi nghe những người này nói bởi giọngcủa họ rất khác với giọng của tôi – họ nói tiếng Anh-Anh”, Erin Fink, giáo viênngười Mỹ, người mời chúng tôi dự giờ một lớp học tiếng Anh, giải thích với những sinh viên năm thứ nhất của mình.

Họ nói với chúng tôi họ thích một nhóm nhạc nữ Triều Tiên có tên gọi Ban nhạc Moranbong, một trong những nhóm nhạc trong đội tuyên truyền mới nhất của lãnh đạo Kim Jong-un.

Khi chúng tôi nhắc đến Michael Jackson, cả phòng học là những gương mặt trống rỗng. Chúng tôi thử lại một lần nữa. “Giơ tay lên nếu cácbạn đã nghe nói về Michael Jackson”. Không một cánh tay nào được giơ lên.

Các bạn có thể chắc mẩm rằng sinh viên sẽ tìm thấy thông tin ề Michael Jackson từ trên mạng, không giống như hầu hết phần còn lại của Triều Tiên. Nhưng trong phòng máy tính, người trông coi đã cấm tất cả tiếp cận Internet. Không có thư điện tử, không mạng xã hội và không tin tức quốc tế.

Tại Triều Tiên chỉ có sự tận tụy hết mình đối với lãnh đạo tối cao và ca ngợi mọi thứ của Triều Tiên là được phép. Theo các tổ chức nhânquyền, sự tận tụy đó là kết quả của mệnh lệnh từ khi được sinh ra và nỗi sợ bị xử tử, hoặc bị giam cầm trong những trại cải tạo lao động.

“Vấn đề chính là liệu trường đại học này có đào tạo nhữngngười trẻ Triều Tiên để thay đổi đất nước theo hướng tích cực hay duy trì chế độ hiện nay”, Greg Scarlatoiu, Ủy ban nhân quyền ở Triều Tiên tại Washington, Mỹ, cho hay.“Nếu cái giá phải trả cho việc được phép thiết lập một sự hiện diện ở bên trong Triều Tiên là bỏ qua những vi phạm nhân quyền của nước này thì tôi phải nói là,cái giá đó quá đắt.”

Lord Alton, người đứng đầu Nhóm quốc hội toàn đảng về Triều Tiên và là một nhà tài trợ cho trường đại học, hi vọng trường “Tây học” có thể là bước khởi đầu tạo ra những thay đổi căn bản và thay đổi suy nghĩ của một thế hệ. “Bạn phải bắt đầu từ đâu đó. Đây không phải là sự nhân nhượng”, ông nói. “Đây là một dạng tham gia để cố gắng thay đổi”.

Nhưng liệu sinh viên trong trường có thực sự muốn thay đổi? Trongcác cuộc trò chuyện được theo dõi chặt chẽ, có thể thấy một số rất muốn được liên lạc với thế giới bên ngoài. “Chúng tôi học ngoại ngữ bởi ngoại ngữ là con mắt của các nhà khoa học”, một sinh viên nói. “Và học một ngôn ngữ là học về một nền văn hóa. Tôi còn muốn nhiều hơn thế nữa”.

Theo Dantri

 

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

(LĐTĐ) Theo AP, đến thời điểm 11h45 (giờ Việt Nam), ông Trump có 230 phiếu đại cử tri, trong khi bà Harris được 205 phiếu.
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

(LĐTĐ) Hơn 10 năm sau khi MH370 mất tích, Malaysia sắp khởi động lại cuộc tìm kiếm dựa trên một đề xuất "đáng tin cậy" chỉ ra khu vực cần tìm là phía nam Ấn Độ Dương.
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

(LĐTĐ) Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng số tiền đóng góp lên tới 15,9 tỷ USD.
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

(LĐTĐ) Các bang Mỹ đang tiến hành kiểm phiếu, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng ở bang Florida và Texas.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 6/11 (giờ Hà Nội) ông Donald Trump đang được 101 phiếu đại cử tri, còn bà Kamala Harris được 52 phiếu.
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

(LĐTĐ) Bão nhiệt đới Trami đã trút mưa lớn trên khắp các hòn đảo chính của Philippines, gây ra lũ lụt trên diện rộng ảnh hưởng đến khoảng 150.000 người khi chính phủ đóng cửa hầu hết các hoạt động.
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

(LĐTĐ) Hội nghị về chương trình Erasmus+ (Erasmus+ Day) được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 22 và 23 tháng 10, với sự phối hợp giữa Phái đoàn Liên minh châu Âu (EUDEL) tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Trong một thông điệp gửi tới hàng chục bộ trưởng ngoại giao trên khắp thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Israel, ông Israel Katz, xác nhận rằng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã bị giết. Ông là quan chức Israel đầu tiên công khai xác nhận điều này.
Xem thêm
Phiên bản di động