Văn hóa luôn là nền tảng tinh thần và động lực phát triển

(LĐTĐ) Đảng coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ tác động tích cực tới việc phát triển văn hóa. Ngược lại, khi văn hóa phát triển sẽ tác động đến nền kinh tế quốc dân góp phần tăng trưởng GDP.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nghệ thuật biểu diễn Kỳ 2: Cần bảo tồn nghệ thuật biểu diễn đàn bầu Kỳ 1: Khi hành chính hóa không còn phù hợp

Từ Nghị quyết TW5, khóa 8 của Đảng đã chỉ ra 5 quan điểm lớn để xây dựng và phát triển văn hóa trong tình hình mới. Đó là: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội; Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp lâu dài đòi hỏi có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.

Tại Hội thảo “Nhìn lại quá trình xã hội hóa văn học nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay”, trong tham luận của mình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho rằng, đã từng tồn tại hai quan điểm về lý luận giữa hoạt động kinh tế và hoạt động văn hóa: Quan điểm thứ nhất, kinh tế là hoạt động thuộc lĩnh vực vật chất, phục vụ cho những mục tiêu, nhu cầu thực tế, còn văn hóa là hoạt động của lĩnh vực tinh thần, phục vụ cho những mục đích chính trị, nghệ thuật. Kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực khác biệt, hầu như không có quan hệ với nhau.

Văn hóa luôn là nền tảng tinh thần và động lực phát triển
Nghệ thuật biểu diễn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội (ảnh minh họa: BT)

Còn quan điểm ngược lại thì cho rằng, hoạt động văn hóa cũng là hoạt động kinh tế, chịu tác động của các quy luật kinh tế, quy luật thị trường như các sản phẩm vật chất khác. Quan niệm này dẫn đến việc coi hoạt động văn hóa là kinh doanh đơn thuần, coi nhẹ, thậm chí bỏ qua chức năng nghệ thuật, mục đích chính trị. Đó chính là nguyên nhân gây ra những hiệu quả tiêu cực đối với đời sống xã hội như nạn video đen, biểu diễn “chạy show”, câu khách bằng các chiêu trò, sao băng đĩa lậu…

Qua từng thời kỳ Đảng đã có nhưng chỉ thị uốn nắn khắc phục kịp thời như Chỉ thị 08/CTTW năm 1992 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí xuất bản; Nghị quyết số 23 năm 2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”…

Có thể thấy, kết hợp kinh tế và văn hóa cho phát triển đã được khẳng định là tư tưởng chỉ đạo về quản lý kinh tế xã hội. Trong môi trường hoạt động của nền kinh tế hàng hóa, hoạt động văn hóa, trong đó có hoạt động biểu diễn nghệ thuật không thể không tính đến các yếu tố kinh tế. Kinh tế là một yếu tố khách quan tồn tại trong hoạt động văn hóa.

Trong mọi lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là trong hoạt động biểu diễn luôn cần đế kinh tế như chi phí đầu tư, thiết bị, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, nhà hát… Những chi phí này phải được tính toán cụ thể sao cho hiệu quả nhất. Hoạt động nghệ thuật là một loại hình lao động dịch vụ của xã hội, góp phần gia tăng tổng sản phẩm của xã hội, góp phần vào GDP. Tại nhiều nước trên thế giới, sự đóng góp vào GDP của nghệ sĩ là rất lớn như Thái Lan, Malayxia, Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đảng coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong các loại hình văn hóa thì nghệ thuật biểu diễn đóng một vai trò quan trọng. Nó hấp dẫn bởi tính nghệ thuật phong phú, tài năng của nghệ sĩ và hình thức biểu diễn đa dạng sinh động từ sân khấu trong nhà đến sân đình hát chèo, ao làng múa rối… Các hình thức từ kinh điển như giao hưởng, ba lê đến các hình thức sân khấu dân tộc như hát đúm, hát xoan, hát đối quan họ,… cho đến các sân khấu tuồng, chèo, cải lương, đờn ca tài tử, hòa tấu cồng chiêng…

Chính vì sự hấp dẫn và sự thu hút của các loại hình nghệ thuật biểu diễn nên đây chính là một phương tiện truyền bá văn hóa và tuyên truyền văn nghệ giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống.

Mối quan hệ kinh tế và văn hóa là không thể tách rời, chúng luôn song hành trong sự nghiệp phát triển đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ tác động tích cực tới việc phát triển văn hóa. Ngược lại, khi văn hóa phát triển sẽ tác động đến nền kinh tế quốc dân góp phần tăng trưởng GDP.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và lưu giữ phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đã được tổ chức tại quận 12.
Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

(LĐTĐ) Được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch Nam Trung Bộ, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, tỉnh Khánh Hoà còn có hệ thống di tích, danh thắng… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu truyền thống của du khách. Thế nhưng ngoài một số di tích thu hút khách tham quan thì vẫn còn di tích đang “ngủ quên”.
Xem thêm
Phiên bản di động