Vai trò của tổ chức Công đoàn trong tham gia cải cách hành chính
Ấn tượng Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì Khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn trong thời kỳ hội nhập |
Kiện toàn công tác cải cách hành chính
Hằng năm, UBND huyện Thanh Trì triển khai thực hiện việc xác định chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá chính xác, thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện CCHC của các phòng chuyên môn và UBND các xã, thị trấn. Phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm, xác định các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện công tác CCHC. Lấy kết quả thực hiện CCHC làm tiêu chí đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn; là căn cứ để xét thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức.
Các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ; kịp thời xử lý, thay thế cán bộ, công chức trì trệ, thiếu trách nhiệm, uy tín thấp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức chủ động nghiên cứu, đề ra những sáng kiến, giải pháp, những cách làm hay trong thực hiện CCHC góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, phối hợp và tạo điều kiện để các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cùng vào cuộc trong thực hiện CCHC trên địa bàn huyện như phối hợp xây dựng “Điểm hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính 24h” tại Nhà Văn hóa các thôn, tổ dân phố.
Huyện Thanh Trì khuyến khích các đơn vị, cá nhân nghiên cứu, đề xuất sáng kiến, giải pháp, các mô hình, cách làm hay về công tác CCHC. |
Theo Chủ tịch Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì Phạm Văn Ngát, trên địa bàn huyện đã có 16/16 xã, thị trấn thành lập “Điểm hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính 24h”. Hoạt động của “Điểm hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính 24h” bước đầu đã góp phần tạo môi trường hành chính gần gũi, thân thiện với nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyên.
UBND huyện Thanh Trì cũng thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Huyện đã mở 8 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho trên 1.600 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 3 lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu thực hiện công tác CCHC với trên 200 lượt học viên tham dự.
Thông qua việc tập huấn công tác CCHC giúp cho đội ngũ công chức làm công tác CCHC bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, áp dụng vào thực tiễn công việc của cơ quan, đơn vị; góp phần tham mưu tốt, thực hiện có hiệu quả công tác CCHC trên địa bàn huyện.
Đồng thời, thông qua bồi dưỡng, tập huấn, đội ngũ công chức làm công tác CCHC được nâng cao nhận thức và hành động trong việc tham mưu triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác CCHC của Chính phủ, của huyện đạt theo lộ trình, kế hoạch đã đề ra.
Mặt khác, để đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã khi phát triển huyện thành quận, tháng 10/2022, huyện đã rà soát tổng hợp danh sách cán bộ, công chức cấp xã chưa có chứng chỉ ngạch chuyên viên và triển khai tổ chức lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham mưu thực hiện nhiệm vụ CCHC và đội ngũ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp đã được chú trọng thực hiện. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC trên địa bàn huyện.
Góp phần xây dựng “chính quyền số”
Để công tác CCHC tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới, với vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác tham gia CCHC, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp thiết thực, cụ thể.
Đó là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội. Tăng cường sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp trong việc giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
UBND huyện Thanh Trì phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu công tác CCHC. |
Tiếp tục sử dụng công cụ, biện pháp thiết thực để phát huy dân chủ, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính, như tăng cường lấy ý kiến người dân đối với việc xây dựng thể chế, chính sách, đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công là thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực cho cải cách hành chính. Huy động và bố trí đủ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ gắn với tạo động lực cải cách trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tạo động lực cải cách bên trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Cùng với đó, đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; thường xuyên đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức. Thường xuyên nghiên cứu, hoàn thiện bộ tiêu chí, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả cải cách hành chính hàng năm theo hướng toàn diện, đa chiều, công khai, minh bạch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong đánh giá.
Sử dụng hiệu quả kết quả chỉ số cải cách hành chính trong theo dõi, đánh giá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính.
Song song với các nhiệm vụ, cán bộ, công chức thường xuyên tự trau dồi, hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng là công dân điện tử, công dân số góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền số.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41