Tỷ lệ già hóa dân số tăng nhanh, Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt lao động

(LĐTĐ) Năm 2011 Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhanh hơn 6 năm so với dự báo, đến nay Việt Nam đang là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
Tạo mọi điều kiện để người cao tuổi sống vui, khoẻ, có ích Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số Nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai do mức sinh thấp

Ngày 23/1, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội thảo “Thích ứng già hóa dân số tại TP.HCM tiếp cận từ hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Già hóa dân số tăng nhanh

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế cho hay, thống kê năm 2022, số lượng người trên 60 tuổi tại TP.HCM là 1.033.355 người, chiếm 11,03% dân số.

Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tuổi thọ bình quân của người dân TP.HCM là 76,6 tuổi, cao hơn trung bình cả nước. Chỉ số già hóa (tỷ số dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi) của TP.HCM là 49,4%, cao hơn so với số liệu của cả nước là 48,8%.

“Những số liệu này cho thấy TP.HCM đã bước nhanh vào tiến trình già hóa dân số. Già hóa dân số tại TP.HCM chịu sự tác động sâu sắc của mức sinh thấp, mức chết thấp và tuổi thọ trung bình tăng cao”, TS Châu lý giải.

Tỷ lệ già hóa dân số tăng nhanh, Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt lao động
Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM. Ảnh: Thương Ánh.

Theo TS Châu, người cao tuổi Việt Nam nói chung và TP.HCM đang đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mạn tính, đối diện với nguy cơ không tự chăm sóc trong sinh hoạt do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn.

“Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe tại TP.HCM vẫn chưa thích ứng già hóa dân số nhanh. Việc xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi và triển khai các loại hình chăm sóc sức khỏe dài hạn tại cộng đồng chưa được triển khai đồng bộ và mang tính lâu dài”, TS nhận định.

Tại hội thảo, ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM cho biết, từ năm 2011, Việt Nam có xu hướng già hóa dân số; dự báo đến năm 2036, dân số tại Việt Nam bước vào giai đoạn dân số già; đến năm 2069, bước vào giai đoạn rất già. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể đến sớm hơn 10 - 15 năm.

“Từ năm 2017, người cao tuổi ở TP.HCM đang tăng rất nhanh về mặt số lượng, trong đó, nữ giới chiếm tỉ trọng cao. Cụ thể, tính đến hết ngày 1/12/2023, số người trên 60 tuổi là hơn 1,3 triệu người, chiếm tỉ lệ 12,24 % trên tổng dân số tại TP.HCM”, ông Trung cho hay.

Ông Trung nhấn mạnh, già hóa dân số dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai; gia tăng áp lực lên hệ thống y tế, hệ thống trợ cấp bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí. Như vậy, tốc độ già hóa dân số nhanh là thách thức lớn về mặt kinh tế, văn hóa đối với cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng.

Phát triển mô hình viện dưỡng lão

Liên quan đến vấn đề này, bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP.HCM cho rằng, xu hướng phát triển của mô hình viện dưỡng lão ở Việt Nam là xu thế tất yếu. Trong tương lai sẽ tập trung nhiều hơn vào việc đáp ứng đủ, chất lượng nhu cầu đang ngày càng tăng của người cao tuổi, tạo ra môi trường chăm sóc và sinh hoạt tối ưu cho họ.

Theo bà Lệ, để phát triển mô hình này, cần có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, thành lập các cơ sở nuôi dưỡng người cao tuổi như giao đất, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất.

Tỷ lệ già hóa dân số tăng nhanh, Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt lao động
Việt Nam đang là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Ảnh: Trúc Chi.

“Điều này nếu thực hiện sẽ giảm bớt rào cản về giá khi người cao tuổi tham gia ở các viện dưỡng lão, bởi hiện giá thu có nơi trên 20 triệu đồng 1 tháng, đa số người cao tuổi rất khó tiếp cận”, bà Lệ thông tin thêm.

Một số giải pháp để thích ứng được bà Mỹ Lệ nêu ra như vận động con cháu, xã hội hóa và ngân sách nhà nước hỗ trợ để tất cả người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) vì hiện tỉ lệ người cao tuổi tham gia BHYT mới chỉ chiếm 90%-95%.

Bên cạnh đó, cho người từ 80 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp, hạ độ tuổi hưởng chính sách xuống 75 tuổi thay vì 80 tuổi; đề nghị Nhà nước tăng mức tiền hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện; tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho các cơ sở dưỡng lão hiện hữu và tăng số lượng cơ sở dưỡng lão công lập; tiếp tục có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân lực chuyên môn ngành y, tâm lý học để phục vụ cơ sở dưỡng lão; các bệnh viện cần có khoa lão khoa để theo dõi sức khỏe của người cao tuổi…

Đồng quan điểm, Thạc sĩ Lê Văn Thành, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa - Xã hội, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cho rằng, 99,5% người cao tuổi chủ yếu được chăm sóc ở nhà, một số ít người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa hoặc diện chính sách sẽ được chăm sóc trong các cơ sở tập trung.

Theo ThS Thành, để đảm bảo chất lượng chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi cần sự trợ giúp, đầu tư lớn hơn nữa từ Nhà nước, cộng đồng và trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi cần được chuyển dần từ gia đình sang xã hội.

“Một trong những chính sách quan trọng nhất là cần tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào công tác chăm sóc người cao tuổi, cụ thể là đầu tư xây dựng các nhà dưỡng lão. Số lượng các nhà dưỡng lão hiện nay đang rất ít, nhu cầu thì lớn nhưng việc đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này không dễ”, ThS Thành nói.

Hiện nay, TP.HCM đã triển khai một số hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thí điểm khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi tại các trạm y tế trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện và quản lý điều trị các bệnh không lây; lập hồ sơ sức khỏe điện tử xác định mô hình sức khoẻ bệnh tật, chủ động can thiệp sớm giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tiến sĩ Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách Khoa cho biết, nước ta có khoảng 135 cơ sở đào tạo có đào tạo khối ngành sức khỏe bậc trung cấp, cao đẳng; nhưng chưa có trường nào đào tạo chuyên ngành “Chăm sóc người cao tuổi” ở bậc trung cấp, cao đẳng.

“Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ cần xây dựng mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp “Chăm sóc người cao tuổi”; cần xây dựng mã ngành chăm sóc người cao tuổi ở các bậc như đại học, cao đẳng và trung cấp. Các cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo chăm sóc người cao tuổi các bậc trung cấp, cao đẳng, đại học”, TS Sơn kiến nghị.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”

Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”

(LĐTĐ) Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Số 215 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) với sự tham gia của 45 doanh nghiệp cùng 1.337 vị trí việc làm đa dạng, hấp dẫn.
Xem thêm
Phiên bản di động