Buổi giao lưu do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tổ chức, được truyền trực tuyến từ Hội trường Trung tâm bồi dưỡng Chính trị (33 Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm).
Với sự tham gia tư vấn, trả lời câu hỏi trực tiếp của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật Lao động, Bảo hiểm xã hội; buổi giao lưu hướng tới mục đích giúp các doanh nghiệp, cán bộ, công nhân, viên chức, lao động nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật, nhất là những vướng mắc liên quan đến vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động...; từ đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.
* Từ 8h: Công nhân, viên chức, lao động thực hiện công tác phòng, chống dịch
|
Công nhân, viên chức, lao động sát khuẩn tay, đo thân nhiệt trước khi vào hội trường buổi giao lưu. |
* 8h30: Bắt đầu buổi giao lưu
|
Các đại biểu tham dự buổi giao lưu. |
|
Buổi giao lưu thu hút hơn 300 đoàn viên công đoàn và người lao động tham gia. |
* 8h35: Phát biểu khai mạc buổi giao lưu
|
Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa cho biết: Buổi giao lưu trực tuyến hôm nay là một cơ hội quý giá để người lao động nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của mình. Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hãy thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ các chính sách này và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với người lao động. |
|
Phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết: Với vai trò và thế mạnh của mình, báo Lao động Thủ đô đã, đang và sẽ không ngừng đẩy mạnh việc tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật nhằm góp phần cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và cả người sử dụng lao động, từ đó giúp người lao động có thể bảo vệ mình khi cần thiết, giúp người sử dụng lao động tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện pháp luật và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. |
|
Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân, thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, trong nhiều năm qua Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực hiệu quả. Việc tổ chức giao lưu, đối thoại trực tuyến với đông đảo cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động tham gia nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền của các cấp công đoàn góp phần thực hiện, thắng lợi nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. |
* 8h50: Hỏi đáp giữa công nhân, viên chức, lao động và các chuyên gia
|
Tham gia giải đáp những thắc mắc của cán bộ ,công chức, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. |
|
Lãnh đạo Thành phố, báo Lao động Thủ đô và quận Hoàn Kiếm tặng hoa các chuyên gia. |
|
Anh Trần Minh Tuấn (Chủ tịch Công đoàn Cung Thiếu nhi Hà Nội) đặt câu hỏi: Từ năm 2020, Cung Thiếu nhi Hà Nội đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 không thể trả lương cũng như đóng bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên lao động. Trong thời gian cơ quan thực hiện cho người lao động nghỉ nhưng người lao động có đơn tự nguyện đóng bảo hiểm. Xin hỏi việc này là đúng hay sai và được kéo dài trong thời gian bao lâu?. Khi cơ quan phục hồi dần đón các cháu tới sinh hoạt tại Cung thì Ban Giám đốc đã ra thông báo để toàn thể người lao động quay trở lại làm việc bắt đầu từ 1/3/2021 và trả lương cho người lao động. Tuy nhiên có những người đã không đi làm theo yêu cầu của cơ quan, chúng tôi đưa vào diện ngừng hợp đồng. Trong trường hợp này, cơ quan có trách nhiệm bồi thường hợp đồng và giải quyết chế độ chính sách hay không?. Cũng trong thời gian khó khăn, chúng tôi đã tinh giản 11 người, trong đó có 2 người bị bệnh hiểm nghèo (u não, gan). Công đoàn đã lên tiếng bảo vệ, tuy nhiên, 2 người lao động trên vẫn bị tinh giản. Vậy tôi hỏi theo luật, cơ quan làm như vậy đúng hay sai? |
|
Anh Nghiêm Hoài Nam (Công ty Cổ phần Đồng Xuân) đặt câu hỏi: Thỏa ước lao động tập thể giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Xin chuyên gia cho biết, nếu người sử dụng lao động cố tình không ký Thỏa ước lao động tập thể thì sẽ bị xử lý như thế nào?. Tôi nghe mọi người nói đến ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số. Vậy, cài đặt ứng dụng đó có tác dụng như thế nào? |
|
Chị Trịnh Thị Thanh Bình (Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần EU Food Việt Nam) đặt câu hỏi: Tôi xin hỏi hai trường hợp là người của công ty tôi. Trường hợp thứ nhất là một nhân viên công ty tôi đóng bảo hiểm và tham gia công đoàn đầy đủ đến hết tháng 2/2021. Sau đó đơn vị tách, bạn chuyển về bên đơn vị mới làm việc. Do bạn đó không thuộc công ty quản lý nữa nên công ty ngừng đóng bảo hiểm. Đến ngày 5/3 bạn đi khám nhưng không được cơ quan bảo hiểm giải quyết khiến người lao động rất thiệt thòi?. Trường hợp hai, một công nhân tại công ty có vợ đi khám thai tại Bệnh viện Phụ sản lúc thai được 33 tuần. Kết quả, người mẹ bị tiền sản giật, thai nhỏ hơn tuổi thai, thai teo một phần thùy nhộng, do đó chỉ có mẹ ra viện, con phải nằm lại bệnh viện, trong lồng ấp. Tuy nhiên sau đó em bé mất. Nhưng người chồng không nhận được chế độ thai sản, lý do không xin được giấy xác nhận của bệnh viện về việc tử vong của con. Trường hợp này người lao động phải làm thế nào? |
* 9h35: Giao lưu với công nhân, viên chức, lao động
|
Phó Trưởng phòng Báo chí xuất bản Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Đức Nghĩa tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động tham gia giao lưu. |
|
Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động tham gia giao lưu. |
|
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Kiều Thanh Hùng tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
* 9h40: Cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia
|
Chị Đỗ Thị Thùy Dương (Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T) đặt câu hỏi: Theo Nghị định 49, khoảng cách cấp bậc lương rất rõ. Tuy nhiên quy định mới lại không rõ. Vậy chúng tôi dựa vào đâu để xây dựng thang bảng lương. Trong công ty tôi phân nhiều ca, kíp làm việc, việc xây dựng nội quy giờ làm việc dựa theo quy định nào?. Do dịch Covid-19, một Chủ tịch Công đoàn cơ sở đi nước ngoài thăm gia đình nhưng không thể trở về được. Vậy trường hợp này công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không? |
|
Chị Vũ Thị Bích Thủy (Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội) đặt câu hỏi: Từ năm 1989 đến năm 1998 tôi làm việc tại một hiệu thuốc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và chưa được hưởng bảo hiểm và chưa có bất cứ trợ cấp gì. Từ tháng 1/2004 đến nay tôi vào làm tại Trung tâm cấp cứu 115 và được đóng bảo hiểm xã hội. Vậy tôi có được nối tiếp bảo hiểm hay không, nếu được tôi cần làm thủ tục gì và đến đâu để làm? |
|
Chị Thủy (Trường Mẫu giáo Tuổi thơ) đặt câu hỏi: Đến tháng 9/2021 tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm, nhưng tháng 8 tôi đã đủ 50 tuổi. Tôi có thể nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế hay không, tôi được hưởng quyền lợi gì? |
|
Một độc giả đặt câu hỏi trực tuyến: Sau khi xem Bộ luật Lao động năm 2019, công ty tôi không tìm thấy phần nội dung về lao động mùa vụ. Đề nghị chuyên gia hướng dẫn về những yêu cầu khi thực hiện công việc với lao động mùa vụ để công ty có thể đảm bảo các yêu cầu tuân thủ. |
|
Chị Trần Thị Gấm (Ban Phục vụ tang lễ thành phố Hà Nội) đặt câu hỏi: Sau khi cài phần mềm VssID thì người lao động không cập nhật thông tin một số năm ở công ty cũ. Vậy giờ phải làm như thế nào? |
|
Chị Dương Thị Việt Hoa (Trường Mẫu giáo Măng non) đặt câu hỏi: Đầu tháng tôi bị sốt xuất huyết nên nghỉ việc theo chế độ nghỉ ốm mất 1 tuần. Xin chuyên gia cho tôi hỏi tôi nghỉ việc như vậy có bị trừ vào ngày nghỉ phép năm hay không? |
|
Chị Phạm Hằng (Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T) đặt câu hỏi: Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 tiếng trước khi chuyển sang ca khác. Trường hợp nhân viên A làm ca 2 kết thúc lúc 18 giờ ngày thứ 7, nhưng do công việc phát sinh nên phải làm thêm 2 tiếng đến 23 giờ. Đến thứ 2 nhân viên này làm ca 1 bắt đầu lúc 6 giờ. Vậy việc bố trí ca như trên là có đúng luật không? |
|
Một độc giả đặt câu hỏi trực tuyến: Tôi muốn biết hằng tháng đơn vị có đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho mình không thì làm thế nào, có thể truy cập hoặc nhắn tin vào đâu để biết được? |
|
Chị Trần Bích Hồng (Phòng Tư pháp, quận Hoàn Kiếm) đặt câu hỏi: Một lao động nữ 47 tuổi không may bị bệnh hiểm nghèo đã đóng bảo hiểm xã hội 22 năm, nếu nghỉ hưu sớm có bị thiệt thòi nhiều không và chế độ hưu sớm cho lao động trong trường hợp này như thế nào?. Nghe nói trước khi về hưu sớm thì phải nghỉ ở chế độ thất nghiệp đúng không? |
|
Chị Hoàng Thu Hằng (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam) đặt câu hỏi: Tôi đã giao kết hợp đồng lao động với 1 đơn vị và đóng bảo hiểm đầy đủ. Tôi tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với một đơn vị khác. Mức lương ở đơn vị thứ 2 tối thiểu bao nhiêu, có bao gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế không? |
* 10h15: Tiếp tục giao lưu với công nhân, viên chức, lao động
|
Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
|
Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động. |
* 10h25: Bế mạc buổi giao lưu