TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (20/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nâng cao kiến thức pháp luật và hoạt động Công đoàn”. Chương trình đang được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử Laodongthudo.vn và các ấn phẩm của Báo Lao động Thủ đô.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến "Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn" Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ chính sách mới về tiền lương và An toàn lao động Nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, Tháng Công nhân năm 2023, nhằm trang bị cho các đơn vị, doanh nghiệp, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) những kiến thức thiết thực liên quan tới pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn, Báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội phối hợp tổ chức buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nâng cao kiến thức pháp luật và hoạt động Công đoàn”.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn
Đại biểu tham dự buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Đến dự buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh; Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội; Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc; Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ Đô Nguyễn Văn Bình; Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội Lê Thị Thanh Thủy; Trưởng phòng Tổng hợp Công ty TNHH Phụ tùng xe máy - ô tô Goshi Thăng Long Hứa Văn Thắng.

Buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến còn có sự tham dự của đại diện các ban LĐLĐ thành phố Hà Nội; LĐLĐ các quận, huyện, Công đoàn ngành, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, các đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở và đặc biệt là sự có mặt của hàng trăm đoàn viên, CNVCLĐ ngành Công Thương Hà Nội. Đặc biệt là sự tham dự của gần 300 CNVCLĐ thuộc công đoàn ngành Công thương Hà Nội.

Tham gia giải đáp câu hỏi của cán bộ, CNVCLĐ có các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật lao động, an toàn lao động, hoạt động Công đoàn gồm: Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

8h30: Phát biểu tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết, buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn” do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công thương Hà Nội tổ chức là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp và hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2023.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Với chức năng là cơ quan ngôn luận của LĐLĐ thành phố Hà Nội, diễn đàn của CNVCLĐ Thủ đô, tận dụng thế mạnh về truyền thông, thời gian qua, Báo Lao động Thủ đô đã phối hợp chặt chẽ với các Công đoàn cấp trên cơ sở của thành phố Hà Nội đẩy mạnh tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến để góp sức cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô tuyên truyền, phố biến, nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động; trong đó có việc phối hợp với Công đoàn ngành Công thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến hôm nay.

Bên cạnh đó, buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến diễn ra trong bối cảnh Đại hội Công đoàn cấp trên cơ sở hướng tới Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII đang diễn ra sôi nổi. Do vậy, ngoài mục đích cung cấp kiến thức pháp luật về lao động, tại Đối thoại, buổi giao lưu hôm nay, Ban Tổ chức cũng mong muốn trang bị các kiến thức về hoạt động công đoàn để cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ hiểu hơn về tổ chức đại diện của mình.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn
Công nhân lao động thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trước buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến

“Tôi hy vọng và mong muốn các đoàn viên, người lao động (NLĐ) đang có mặt ở hội trường hãy mạnh dạn đặt những câu hỏi trực tiếp, nếu ở xa có thể gửi câu hỏi trực tuyến cho các chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp, tư vấn một cách hữu ích”, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô bày tỏ.

8h40: Phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh cho biết: Hôm nay, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn”, đây là chủ đề rất thiết thực, ý nghĩa, giúp đoàn viên công đoàn và NLĐ có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt những kiến thức về pháp luật lao động để từ đó nghiêm túc chấp hành, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình trong quan hệ lao động. Đặc biệt, thông qua chương trình này, đoàn viên, NLĐ hiểu hơn về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức Công đoàn, từ đó tin tưởng, gắn bó và ủng hộ các hoạt động của tổ chức Công đoàn.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại, giao lưu.

“Với ý nghĩa đó, tôi đề nghị các đoàn viên, CNVCLĐ hãy mạnh dạn, thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi để cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích nhất cho mình và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiên thức lý luận, thực tiễn, chuyên môn để trang bị đầy đủ thông tin tới đoàn viên công đoàn và NLĐ”, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố cũng đề nghị sau chương trình này Báo Lao động Thủ đô tiếp tục tổ chức thêm nhiều cuộc giao lưu trực tuyến để tuyên truyền, phổ biến, trang bị kiến thức mọi mặt, nhất là kiến thức pháp luật về lao động, các chế độ chính sách và những vấn đề thiết thực gắn với đời sống, việc làm mà NLĐ quan tâm đến với đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ.

8h50: Tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, ông Hứa Văn Thắng - Trưởng phòng Tổng hợp, Công ty Goshi Thăng Long, cho biết, trong những năm qua Ban lãnh đạo Công ty Goshi Thăng Long đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn; có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực hiệu quả. Trong đó đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật cho NLĐ nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật.

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Phát biểu tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, ông Hứa Văn Thắng - Trưởng phòng Tổng hợp Công ty TNHH Phụ tùng Xe máy - Ô tô Goshi Thăng Long

Những năm gần đây cán bộ, đoàn viên Công ty liên tiếp được Công đoàn ngành, Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ Thành phố hướng dẫn đào tạo cho cán bộ Công đoàn cơ sở và đại diện công nhân lao động. Công đoàn đã phối kết hợp với lãnh đạo đơn vị tiếp tục phổ biến, tuyên truyền lại kiến thức cho đông đảo đoàn viên trong Công ty.

9h00: Các chuyên gia bắt đầu giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của đoàn viên, NLĐ

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Ban Tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia.

* Chị Đàm Thị Kim Dung, Công ty Goshi Thăng Long, hỏi:

Tôi được biết đến tuổi nghỉ hưu thì chế độ tính hưởng lương hưu của công nhân lao động và những người làm hành chính sự nghiệp có sự khác nhau. Công nhân nghỉ hưu hàng tháng được lĩnh lương tính bằng bình quân lương hàng tháng kể từ năm bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho đến khi đủ năm nghỉ hưu theo quy định của nhà nước. Khối hành chính sự nghiệp sẽ tính trung bình 5 năm cuối đóng bảo hiểm. Xin chuyên gia cho biết tại sao lại có sự khác biệt?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Chị Đàm Thị Kim Dung - Công ty Goshi Thăng Long, đặt câu hỏi.

- Luật sư Nguyễn Văn Hà:

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn

Luật BHXH năm 2014, bổ sung 2016, đã quy định việc chi trả lương theo 2 nhánh: NLĐ được chi trả theo ngân sách Nhà nước và NLĐ được chi trả tiền lương bởi người sử dụng lao động. Do vậy, quy định hưởng lương theo chế độ BHXH cũng khác nhau.

Đối với chế độ tiền lương được hưởng theo ngân sách Nhà nước sẽ được hưởng theo chế độ Nhà nước quy định, theo ngạch. Do đó, quá trình làm việc, chế độ tiền lương, BHXH cũng sẽ được hưởng theo cả quá trình liên tục và đã được quy định cụ thể.

Còn đối với NLĐ được hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì chưa có con số cụ thể. Hơn nữa, có nhiều nơi, NLĐ làm việc không liên tục, trong quá trình làm việc các doanh nghiệp chi trả khác nhau, việc chi trả để nộp vào Quỹ BHXH cũng khác nhau, do đó chế độ tính tiền lương cũng khác nhau. Đây là việc chi trả theo tính lịch sử, chi trả theo giai đoạn. Thời gian tới, dự thảo về quy định định tiền lương, hưởng lương hưu cũng sẽ có sự điều chỉnh.


* Chị Hà Thị Kim Thơm, Công ty Cổ phần Kim khí Thăng Long, hỏi:

Hiện nay, các công ty đang có xu hướng sử dụng lao động thời vụ, lao động thuê lại. Vậy những lao động này có được được hưởng quyền lợi công bằng như lao động chính thức không?

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng:

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn

Theo quy định của Bộ luật Lao động, hiện có 2 loại hợp đồng lao động là hợp đồng không xác định thời hạn (trên 36 tháng) và hợp đồng xác định thời hạn (36 tháng). NLĐ khi thực hiện giao kết 2 loại hợp đồng này đều được đảm bảo tất cả quyền lợi như nhau về chế độ, chính sách tiền lương, BHXH đã được quy định cụ thể trong hợp đồng, do NLĐ và chủ sử dụng lao động thương lượng với nhau. Tuy nhiên, hợp đồng không xác định thời hạn có ràng buộc quan hệ trong lao động trước pháp luật cao hơn, NLĐ có thể cảm thấy yên tâm hơn.

Đối với những lao động thuê lại, chỉ có một vài ngành nghề cụ thể được phép cho thuê lại lao động. Tất cả quyền lợi về chính sách, chế độ, đơn vị phụ trách cho thuê phải chịu trách nhiệm.


* Bạn Nguyễn Anh Minh hỏi:

Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và NLĐ đã có thông báo nghỉ hưu được quy định như thế nào?

- Chuyên gia Vũ Minh Huyền:

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn

Đối với cán bộ công chức, viên chức (đã được quy định bởi Luật Công chức, viên chức) có hệ thống quy định riêng về việc nâng lương. Đối với trường hợp khi cá nhân của công chức, viên chức muốn được nâng lương trước thời hạn khi đã có thông báo nghỉ hưu phải đảm bảo tiêu chí, kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định.

Bên cạnh đó, trong năm nhận quyết định nghỉ hưu, NLĐ cũng phải đảm bảo yêu cầu: Đối với cán bộ, công chức, được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Đối với viên chức và NLĐ: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.


* Anh Đào Ngọc Thụy, Công ty Cổ phần Giầy Ngọc Hà, hỏi:

Em biết sắp tới nhà nước sẽ tăng lương cơ sở, vậy cho hỏi NLĐ có được tăng lương hay không?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Anh Đào Ngọc Thụy - Công ty cổ phần Giầy Ngọc Hà.

- Chuyên gia Nguyễn Văn Hà:

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng, mức lượng mới là 1.800.000 đồng, tăng khoảng 20 - 30%. Mức lương cơ sở thường được tính trong khối đơn vị hoạt động của ngân sách Nhà nước, nơi NLĐ nhận lương theo hệ số bậc. Với khối sản xuất kinh doanh, việc tính lương được thực hiện qua các giao kết của hợp đồng lao động. Chúng ta có thể hiểu là mức lương tối thiểu sẽ là căn cứ để người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng bổ sung:

Các quy định đối với mức lương tối thiểu vùng còn liên quan đến chế độ chính sách, ví dụ chế độ thai sản, chế độ an toàn lao động, chế độ tử tuất… mức quy định cao hơn thì NLĐ được hưởng nhiều hơn chứ không hẳn là chỉ là tăng lương.


* Anh Nguyễn Văn Tâm - Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội, hỏi:

Xin các chuyên gia cho biết những điểm khác nhau giữa Thông tư số 11/2020/TT- BLĐTBXH ngày 12/11/2021 và Thông tư 29/2021/ TT- BLĐTBXH ngày 28 /12/2021. Hiện tại công việc tôi làm mức độ đo kiểm là có độc hại nhưng lại không có trong danh mục ngành nghề công việc nặng nhọc độc hại mà Nhà nước quy định thì tôi phải làm thế nào để bảo vệ được quyền lợi?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, giải đáp thắc mắc của công nhân lao động.

- Luật sư Nguyễn Văn Hà:

Đây là hai Thông tư do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Hai Thông tư này có sự liên quan nhưng không phải là một. Trong đó, Thông tư số 11/2020 là Thông tư ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Căn cứ vào Thông tư này để xác định các nghề, công việc mà người lao động đang làm việc theo tính chất: công việc bình thường, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Còn Thông tư số 29/2021 quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động căn cứ vào các ngành nghề nặng nhọc, độc hại mà Thông tư 11/2020 đã quy định.

Về vấn đề bạn hỏi là công việc của bạn đang làm có yếu tố nặng nhọc độc hại nhưng lại không có trong danh mục ngành nghề độc hại mà Nhà nước quy định nên không được hưởng các chế độ chính sách, tôi giải thích như sau: Quá trình xây dựng và ban hành Thông tư, cơ quan soạn thảo dựa trên báo cáo phản ánh từ thực tế các doanh nghiệp là những ngành nghề này có yếu tố nặng nhọc, độc hại, sau đó tiền hành rà soát, xác minh và đưa vào Thông tư.

Có thể, do doanh nghiệp của bạn chưa phản ánh tới cơ quan chức năng là trong doanh nghiệp có vị trí công việc nặng nhọc, động hại nên chưa cập nhật được trong chính sách. Để khắc phục thì hiện nay lãnh đạo và Công đoàn doanh nghệp nên tiến hành họp, phản ánh thực tế này tới cơ quan chức năng để Nhà nước bổ sung vào danh mục quy định, tránh thiệt thòi quyền lợi cho NLĐ.


* Anh Đào Văn Thành, Công ty Toyota Bosoku Hà Nội, hỏi:

Công ty tôi làm nghề may công nghiệp đã xây dựng ngành nghề nặng nhọc độc hại. Những quyền lợi của NLĐ khi làm việc trong môi trường có yếu tố nặng nhọc, độc hại là gì?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Anh Đào Văn Thành - Công ty Toyota Bosoku Hà Nội.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng:

Đối với những lao động làm công việc mà công ty bạn đã xác định được thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại thì việc đầu tiên là phải khai báo với cơ quan BHXH; sau đó phải phân loại cụ thể công nhân thuộc nghề độc hại, nguy hiểm.

Căn cứ vào danh mục mà công nhân xếp vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại sẽ được hưởng các quyền lợi như: Được bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật (đường, sữa…); được nghỉ phép năm nhiều hơn (16 ngày) so với công nhân bình thường; khám sức khỏe 6 tháng/lần; được nghỉ hưu sớm hơn (5 năm so với các ngành nghề khác) mà không bị khấu trừ gì cả.

Trước đây theo luật cũng có quy định lương cho lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại bắt buộc cao hơn những nghề không thuộc danh mục này, nhưng theo luật mới thì không quy định điều đó nữa. Tất cả là dựa trên sự thỏa thuận dân chủ, chính vì vậy rất cần thiết Thỏa ước lao động tập thể của tổ chức Công đoàn để đảm bảo tối đa quyền lợi cho NLĐ.


* Anh Phạm Văn Phong, Công ty cổ phần Kim Khí Thăng Long, hỏi:

Nghị định 03 có quy định về hồ sơ khi xin việc, tuy nhiên Nghị định này hiện nay đã hết hạn, vậy tôi muốn hỏi Nhà nước có quy định nào mới hơn không, đặc biệt liên quan đến các chi phí làm hồ sơ.

- Luật sư Nguyễn Văn Hà:

Như chúng ta đã biết đối với ngạch công chức, viên chức Nhà nước, các điều kiện yêu cầu về hồ sơ khi tuyển dụng là khá rõ ràng. Còn đối với NLĐ, hồ sơ xin việc phụ thuộc và vị trí việc làm và người sử dụng lao động có quyền yêu cầu NLĐ bổ sung các giấy tờ này. Nói rõ hơn là khi chúng ta tham gia dự tuyển chúng ta phải đáp ứng các yêu cầu đó.

Lấy ví dụ, chúng ta tham gia dự tuyển vị trí kế toán trưởng chắc chắn phải có bằng kế toán, chi phi đi in sao tài liệu chúng ta phải trả. Mặc dù biết là anh chị em lao động khi đi làm hồ sơ thì hay làm nhiều bộ để nộp vào nhiều nơi, chi phí có khi lên đến nhiều triệu đồng. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ là việc cần thiết khi tuyển dụng. Hiện tại, chúng ta đang cải cách thủ tục hành chính, các thủ tục đang được nghiên cứu cắt giảm rất nhiều và chắc chắn trong thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều cải thiên.

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Chuyên gia trả lời câu hỏi của công nhân lao động.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng bổ sung:

Chi phí hồ sơ có thể hiểu là những chi phí đặt cọc, ví dụ nộp 100.000 đồng, 200.000 đồng khi nộp hồ sơ vào doanh nghiệp, đây là các chi phí không nằm trong quy định. Còn tiền in ấn, sao lưu hồ sơ, khám sức khỏe không được tính là chi phí.


* Chị Trịnh Thị Nga, Công ty Goshi Thăng Long: Tôi xin hỏi các chuyên gia 3 câu hỏi:

1. Hiện nay, việc thực hiện bảo hiểm xã hội số VSSID có nhiều thuận tiện cho người sử dụng, tuy nhiên với việc khôi phục mật khẩu khi bị mất thì BHXH yêu cầu phải sử dụng gmail tuy nhiên nhiều NLĐ không sử dụng gmail hoặc mất gmail nên cũng không thể lấy lại được mật khẩu được, tôi xin gửi kiến nghị tới cơ quan BHXH là mở lại tổng đài 8079 để cấp lại mật khẩu cho người dùng chứ không cần qua gmai.

2. Ngày nghỉ hàng tuần của Công ty là Chủ nhật và đã được thông báo cho toàn thể cán bộ, công nhân viên, NLĐ trong kế hoạch làm việc hàng năm. Trường hợp Công ty thay đổi ngày nghỉ hàng tuần sang ngày khác mà không phải thay đổi với toàn bộ công nhân mà chỉ thay đổi ở từng bộ phận thì có được hay không? Nếu thay đổi ngày nghỉ như vậy sẽ gây xáo trộn cuộc sống khi người lao động đã có kế hoạch riêng.

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Công nhân, người lao động theo dõi buổi giao lưu trực tiếp và trực tuyến trên báo Lao động Thủ đô điện tử.

3. Tôi có nộp hồ sơ cho người nhà vào Công ty, Công ty yêu cầu có giấy khám sức khỏe có đầy đủ các mục khám. Người quen của tôi đã mất rất nhiều tiền và thời gian để chuẩn bị giấy tờ này. Nhưng đến khi đủ hồ sơ thì Công ty đã kết thúc đợt tuyển dụng, mất cơ hội của người nhà tôi. Vậy, giấy khám sức khỏe khi tuyển dụng có bắt buộc phải có trong hồ sơ người lao động hay ko?

- Luật sư Nguyễn Văn Hà:

Về câu hỏi thứ nhất của bạn, BHXH số VSSID là một trong những nội dung thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu là mang lại thuận tiện cho người dân trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Trong thời gian triển khai bước đầu không tránh khỏi nhưng vướng mắc, nhưng cơ quan chức năng vẫn đang cố gắng điều chỉnh để hướng tới sự nhanh, thuận tiện nhất. Tuy vậy thì yếu tố bảo mật, bảo đảm an toàn tuyệt đối thông tin cho người dân vẫn là yếu tố hàng đầu mà việc sử dụng gmail là một trong những yếu tố để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho công dân, nên không thể không dùng gmai.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lời câu 2, 3:

Thông thường thì ngày nghỉ hàng tuần là Chủ nhật song do yêu cầu, đặc thù sản xuất thì doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn ngày nghỉ khác là ngày nghỉ hàng tuần, và điều này phải được bàn bạc, thỏa thuận với Công đoàn và đưa vào nội quy lao động. Ví dụ, Công ty bạn lựa chọn thứ Tư là ngày nghỉ hàng tuần, thì trong nội quy lao động phải ghi rõ điều này. Và nếu bạn đi làm vào ngày thứ Tư đó, bạn vẫn được hưởng chế độ, quyền lợi như vào ngày nghỉ.

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Cuộc Đối thoại, giao lưu trực tuyến được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử - laodongthudo.vn.

Về giấy tờ khám sức khỏe, việc doanh nghiệp đưa ra yêu cầu phải có giấy tờ khám sức khỏe trong hồ sơ xin việc cũng không có gì là sai, đó là một điều kiện quy định. Còn việc khám sức khỏe cho NLĐ trước khi vào làm việc thì là trách nhiệm của doanh nghiệp chứ không thể căn cứ vào giấy khám sức khỏe này.

- Chuyên gia Tạ Minh Huyền bổ sung:

Nếu đã ký tuyển dụng vào khối cơ quan hành chính nhà nước, là công chức viên chức, thì giấy khám sức khỏe là yêu cầu bắt buộc đầu tiên trong hồ sơ tuyển dụng, đã được quy định trong Nghị định của Chính phủ.


* Chị Phạm Phương Nga, Công ty Goshi Thăng Long, hỏi:

Theo tôi tìm hiểu thì trẻ em đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập, có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được nhà nước hỗ trợ 160 nghìn đồng/tháng. Vậy tôi đang làm việc tại Công ty Goshi Thăng Long, có con đang học tại trường mầm non dân lập được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì có được tiền hỗ trợ này không?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Chị Phạm Phương Nga - Công ty Goshi Thăng Long.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng:

Theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định, con công nhân đang làm trong Khu Công nghiệp - Chế xuất khi gửi con tại các Khu Công nghiệp - Chế xuất sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ là 160 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, tại Hà Nội hiện nay đã có quy định mức hỗ trợ mà công nhân lao động được hưởng cao hơn là 240.000 đồng/tháng, không quá 9 tháng/năm.

Tuy nhiên, tôi phải nhấn mạnh, hiện nay, chỉ hỗ trợ cho NLĐ đang làm việc tại các Khu Công nghiệp - Chế xuất, do vậy, bạn phải xem lại đơn vị mình làm việc có thuộc đối tượng được trợ cấp hay không. Nếu đúng và đủ hồ sơ, giấy tờ, bạn gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để được hưởng.

Tôi cũng xin nói thêm, không chỉ con của công nhân lao động mà thậm chí, cô giáo dạy con của công nhân lao động làm việc tại Khu công nghiệp chế xuất cũng được hưởng trợ cấp.


* Chị Nguyễn Thị Thuận, Công ty Goshi Thăng Long, hỏi:

Theo Bộ luật Lao động 2019, bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 200 giờ trong 1 năm và không quá 40 giờ/tháng. Hiện tại giá cả tiêu dùng, điện , nước tăng cao kéo theo các dịch vụ tăng theo, làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống NLĐ, mức lương hiện tại không đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày.

Nhà nước quản lý giờ làm thêm chặt chẽ chúng tôi biết là có tính nhân văn đảm bảo sức cho NLĐ… tuy nhiên nếu không làm thêm chúng tôi không đủ sống, thay vì không làm thêm thì chúng tôi lại phải đi tìm công việc khác, như đi xe ôm, giúp việc theo giờ, ship hàng… lúc này còn vất vả hơn làm thêm trong Công ty mà còn nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn. Mong muốn của chúng tôi là được làm thêm và làm như thế nào để không vi phạm luật?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Chị Nguyễn Thị Thuận - Công ty Goshi Thăng Long

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng:

Rất chia sẻ với những vất vả của anh chị em công nhân lao động trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ ghi nhận ý kiến và sẽ đề xuất đến các cơ quan có thẩm quyền về mong muốn làm thêm giờ của anh chị.

Tuy nhiên, thông tin thêm với anh chị em công nhân lao động, theo khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15, số giờ làm thêm giờ đã được tăng lên. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được phép huy động NLĐ làm thêm tối đa 300 giờ/năm, 60 giờ/tháng.


* Chị Quách Quỳnh Quyên, Công ty Goshi Thăng Long, hỏi:

Tôi đang tìm hiểu về thủ tục mua nhà ở xã hội. Theo quy định một trong những điều kiện được mua nhà xã hội là có thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân thường xuyên. Tôi đã được Công ty lập mã số thuế cá nhân, có giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và chưa bị trừ thuế thu nhập cá nhân khi quyết toán thuế hàng năm. Như vậy tôi có được xếp vào đối tượng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân thường xuyên không? Có đủ điều kiện mua nhà ở xã hội hay không?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Công nhân lao động tham dự buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.
- Luật sư Nguyễn Văn Hà:

Chủ trương để NLĐ được mua nhà ở xã hội là một trong những chủ trương lớn của nước ta trong công tác an sinh xã hội. Tuy vậy cũng phải thừa nhận là trên thực tế chúng ta vẫn chưa thực hiện được nhiều.

Có nhiều nguyên nhân nhưng một một nguyên nhân để được mua nhà ở xã hội chúng ta phải hoàn thiện rất nhiều thủ tục và mức đơn giá cũng chưa phải rẻ. Lấy ví dụ với đơn giá khoảng 20 triệu đồng/m2 thì NLĐ cũng phải bỏ ra khoảng 1,2 tỉ để mua được nhà, đây rõ ràng là một số tiền lớn với đa số NLĐ.

Về câu hỏi của chị, trong các cơ chế để đủ điều kiện mua nhà ở xã hội thì có quy định về thuế thu nhập cá nhân, về cơ bản nếu chị thuộc đối tượng không nộp thuế thì là đủ điều kiện. Tuy nhiên trong hồ sơ vẫn còn nhiều điều kiện ràng buộc và trong quá trình nộp hồ sơ chúng ta có trách nhiệm hoàn thiện đầy đủ, tổng hợp tất cả cơ quan quản lý mới có căn cứ để xét duyệt hồ sơ của chị.


* Chị Nguyễn Thị Thanh Hường - Công ty Việt Hà, hỏi:

1. Từ trước đến nay, Công ty tôi áp dụng chế độ đối với NLĐ trước khi nghỉ hưu sẽ được giảm 1 giờ làm trong ngày, vậy xin hỏi đối với NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại được nghỉ hưu sớm thì có được hưởng chế độ giảm 1 giờ làm trước khi nghỉ hưu hay không?

2. Bên tôi có cử NLĐ đi làm đại diện cho Công ty tại công ty thành viên và tham gia vào hội đồng quản trị, tuy nhiên người này mắc bệnh hiểm nghèo và phải đi điều trị 2 tháng. Người này có nộp giấy tờ đầy đủ, có đơn xin nghỉ. Vậy người này có phải chịu trách nhiệm với công việc tại công ty mà người này tham gia hội đồng quản trị không?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng:

Về câu hỏi thứ nhất của bạn, có lẽ chế độ NLĐ trước khi nghỉ hưu được giảm 1 giờ làm là chế độ của Công ty bạn thực hiện còn pháp luật lao động không quy định việc NLĐ trước khi nghỉ hưu được giảm một giờ làm, pháp luật lao động chỉ quy định giảm 1 giờ làm với người lao động cao tuổi, tức là NLĐ đã nghỉ hưu, hưởng lương hưu.

- Luật sư Nguyễn Văn Hà bổ sung:

Việc NLĐ cao tuổi được giảm 1 giờ làm mỗi ngày được thực hiện theo Nghị định 5/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động 2012 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng hiện nay chúng ta đang thực hiện Bộ luật Lao động 2019 nên Nghị định này không còn hiệu lực thi hành nữa.

Còn đối với câu hỏi thứ 2, NLĐ mắc bệnh hiểm nghèo phải nghỉ điều trị bệnh theo chỉ định của cơ quan y tế thì đương nhiên họ phải nghỉ. Việc người đó có phải chịu trách nhiệm với nhưng quyết định trong Hội đồng quản trị mà người đó tham gia hay không thì phải căn cứ vào quyết định phân công công việc của hội đồng quản trị, hoặc hợp đồng công việc, quy chế làm việc của hội đồng quản trị.


* Bạn đọc Nguyễn Thị Lan, ở quận Đống Đa, hỏi:

Xin chuyên gia cho biết, khi xét tuyển viên chức thì đối tượng nào có thể phải kiểm định chất lượng đầu vào?

- Chuyên gia Vũ Minh Huyền:

Hiện nay, theo Nghị định của Chính phủ thì chỉ có kiểm định chất lượng đầu vào đối với công chức chứ không có viên chức. Việc tuyển dụng công chức và viên chức khác nhau. Việc tuyển dụng viên chức có nhiều hình thức khác nhau như: Thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận không qua thi… mỗi một hình thức sẽ có từng yêu cầu đối với mỗi vị trí việc làm.


* Chị Trần Thị Lan Hương - Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội, hỏi:

Hiện nay tình trạng NLĐ trong các doanh nghiệp không muốn thiết tha với BHXH khi nghỉ việc mong muốn được rút BHXH một lần vì thực tế khi chờ đến tuổi nghỉ hưu theo cách tính tỷ lệ % lương bình quân như hiện nay lương hưu là rất thấp, không đủ trang trải cuộc sống tối thiểu khi về già. Tôi được biết, hiện nay Nhà nước đã có phương án giảm quy định điều kiện để được hưởng lương hưu theo năm làm việc từ 20 năm xuống 15 năm khi làm chế độ hưu.

Tôi đề xuất nên cũng có phương án quy định mức trần lương hưu tối thiểu khi nghỉ hưu như quy định mức lương tối thiểu vùng cho NLĐ để sau nhiều năm làm việc tham gia BHXH, khi về già lương hưu bảo đảm được điều kiện tối thiểu cuộc sống, điều này giúp NLĐ gắn bó hơn với BHXH.

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Chị Trần Thị Lan Hương - Công ty Toyota Bosoku Hà Nội

- Chuyên gia Tạ Văn Dương:

hông tin chị vừa chia sẻ cũng là nguyện vọng rất chính đáng của NLĐ. Dự thảo BHXH tới đây trình Quốc hội cũng sẽ có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của BHXH là NLĐ đóng nhiều sẽ hưởng nhiều, đóng ít sẽ đóng ít.

Do đó, phương án giảm quy định điều kiện để được hưởng lương hưu xuống 15 năm đóng BHXH cũng sẽ cần phải tính toán làm thế nào để NLĐ khi về hưu có thể đảm bảo cuộc sống. Chúng tôi xin tiếp thu đề xuất của NLĐ và gửi tới các cơ quan chức năng để có thể đưa vào nội dung sửa đổi Luật BHXH sắp tới.

- Luật sư Nguyễn Văn Hà bổ sung:

Hiện nay, mong muốn của NLĐ trong độ tuổi lao động đều là có được mức lương cao, nộp tiền bảo hiểm thấp, mong 15 năm được hưởng chế độ lương hưu, đó là nguyện vọng chính đáng.

Tuy nhiên, hiện nay rất khó để có thể quy định mức trần hưởng lương hưu như chị mong muốn được. Bởi hiện nay, các công ty trả lương là khác nhau, mức đóng bảo hiểm khác nhau, thời gian đóng là khác nhau. Hiện nay, Nhà nước cũng đã có quy định về mức đóng BHXH tối thiểu vùng để các Công ty đóng bảo hiểm cho NLĐ.

Còn việc rút BHXH 1 lần, tôi cũng khuyến cáo NLĐ không nên rút như vậy. Bởi vì tiền bảo hiểm chúng ta đóng rất thấp, do vậy, khi chúng ta rút BHXH 1 lần, chỉ rút được ở mức thấp, trong khi đó các quyền lợi liên quan sẽ không được hưởng.


* Chị Lục Thị Thoa, Công ty Cổ phần Đại Kim, hỏi:

NLĐ làm việc tại đơn vị, nghỉ ngang ko có đơn xin nghỉ, không chấm dứt hợp đồng lao động, khoảng 10 năm sau mới quay lại xin chốt sổ BHXH, trường hợp này giải quyết như thế nào?

ĐANG TRỰC TUYẾN: Đối thoại, nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động Công đoàn
Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội giải đáp câu hỏi của người lao động.

- Luật sư Nguyễn Văn Hà:

Chúng ta cần làm rõ, sau khi NLĐ nghỉ không lý do, không có đơn, doanh nghiệp khi kê khai bảo hiểm, doanh nghiệp có chốt danh sách với cơ quan bảo hiểm hay không. Về lý thuyết thời gian nghỉ không lương thì doanh nghiệp không đóng bảo hiểm, đúng ra lúc này cơ quan bảo hiểm và doanh nghiệp phải ngồi với nhau để chốt lại sổ, ví dụ quy trình xử lý kỷ luật… Trường hợp này, doanh nghiệp có thể hướng dẫn NLĐ đến cơ quan bảo hiểm để chốt sổ của mình.


* Chị Trình Thị Nga, Công ty Goshi Thăng Long, hỏi:

Tôi muốn hỏi cho trường hợp người nhà của tôi, đó là ngày nghỉ hàng tuần của người nhà tôi là chủ nhật, tuy nhiên đôi lúc công ty vẫn yêu cầu đi làm vào ngày nghỉ và cho nghỉ bù vào ngày khác. Điều này đã gây xáo trộn cuộc sống. Vậy trường hợp này phải xử lý như thế nào?

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng:

guyên tắc, đi làm vào ngày chủ nhật được tính lương 200%, công ty đã bố trí cho người nhà bạn nghỉ bù 1 ngày khác, thì theo đúng Luật; về kinh tế, người nhà bạn sẽ được tính lương ngày nghỉ 200%, còn ngày nghỉ bù sẽ được tính là ngày nghỉ không lương.

Trên thực tế, không có quy định về việc Công ty bắt buộc NLĐ phải làm việc ngày nghỉ, bố trí nghỉ việc khác, chỉ trừ trường hợp NLĐ phải đồng ý.


* Chị Vương Thi Kim Anh, Công ty Cổ phần nhựa Hà Nội, hỏi:

NLĐ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần các điều kiện nào để được hưởng các chế độ khi mắc bệnh nghề nghiệp và mức hưởng như thế nào?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi của Ban Tổ chức.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng:

NLĐ khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì sẽ được hưởng các chế độ nếu mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ bệnh nghề nghiệp theo các quy trình: Bệnh nghề nghiệp NLĐ mắc phải, phải có trong danh mục quy định bệnh nghề nghiệp được Chính phủ ban hành, và công việc người lao động làm phải có yếu tố gây ra bệnh nghề nghiệp.

Hàng năm, khi khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ mà phát hiện NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp thì doanh nghiệp phải lập hò sơ gửi tới cơ quan giám định y khoa để giám định tình trạng bệnh nghề nghiệp. Sau 15 ngày, cơ quan giám định sẽ cung cấp biên bản giám định, xác định tỉ lệ suy giảm sức khỏe của bạn, khi đó doanh nghiệp căn cứ vào đó lập hồ sơ gửi sang BHXH để hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

Nếu tỷ lệ suy giảm sức khỏe là trên 31% thì bạn sẽ được cơ quan BHXH chi trả trợ cấp hàng tháng, nếu dưới 31% thì bạn sẽ được cơ quan BHXH trợ cấp 1 lần. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm phải trợ cấp cho NLĐ tùy theo tỉ lệ suy giảm sức khỏe.


* Một bạn đọc hỏi:

Em gái tôi đang đi tìm việc làm, cho tôi hỏi là khi ký hợp đồng lao động thì em gái tôi cần phải lưu ý những thông tin gì? Quy định về tiền lương của NLĐ hiện nay như thế nào?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô trao quà cho công nhân lao động.

- Luật sư Nguyễn Văn Hà:

Trước khi ký hợp đồng lao động, NLĐ cần lưu ý, tìm hiểu kỹ về thỏa thuận tiền lương, các chế độ của công ty như BHXH, điều khoản tại Thỏa ước lao động tập thể mà NLĐ được hưởng. Về nghĩa vụ của mình, NLĐ cần xem xét vị trí việc làm có phù hợp và bản thân có đủ khả năng đáp ứng hay không. NLĐ cũng có thể xem xét các yếu tố về điều kiện của nơi làm việc có đảm bảo hay không; đề nghị công ty cung cấp thông tin trước khi tham gia quan hệ lao động…

Trên cơ sở đó, khi đã thực hiện giao kết hợp đồng lao động, NLĐ và chủ sử dụng lao động cần thực hiện tốt các quy định, pháp luật về lao động…


* Trần Thị Lan Hương, Công ty Toyota Bosoku Hà Nội, hỏi:

Có quy định nào bắt buộc NLĐ phải khám định kỳ theo đơn vị mà công ty lựa chọng cho mình? NLĐ có thể tự chọn đơn vị có chất lượng tốt hơn để khám sức khỏe cho mình sau đó chuyển hồ sơ về đơn vị có được không?

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại, giao lưu nâng cao kiến thức pháp luật lao động và hoạt động công đoàn
Ông Hứa Văn Thắng - Trưởng phòng Tổng hợp Công ty TNHH Phụ tùng Xe máy - Ô tô Goshi Thăng Long trao quà cho công nhân lao động.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng:

Theo Luật An toàn vệ sinh lao động có quy định doanh nghiệp tổ chức và chịu chi phí, trường hợp mỗi 1 lao động tự đi khám xong tổng hợp lại thì khó. Trường hợp này doanh nghiệp có thể lựa chọn địa điểm khám để tạo điều kiện hơn cho NLĐ. Luật chỉ khống chế đầu mục chuyên khoa khám chứ không khống chế kinh phí khám bệnh.

Bế mạc tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết: Sau thời gian gần 3 giờ đồng hồ, với gần 30 câu hỏi tập trung liên quan đến các chế độ, chính sách đối với NLĐ như: tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, BHXH, tuổi nghỉ hưu, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động… là những vấn đề được NLĐ hết sức quan tâm gửi đến các chuyên gia giải đáp.

Do thời lượng có hạn vẫn còn nhiều câu hỏi của bạn đọc chưa được trả lời hết tại buổi Đối thoại, giao lưu hôm nay, chúng tôi sẽ gửi tới cơ quan chức năng, chuyên gia và chuyển câu trả lời tới bạn đọc qua chuyên mục tư vấn pháp luật trên Báo Lao động Thủ đô.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc

Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc

(LĐTĐ) Sáng nay (4/11), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Nữ công năm 2024 cho các cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc.
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn

Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài chính công đoàn năm 2023 và tập huấn công tác tài chính công đoàn; hướng dẫn cài đặt phần mềm kế toán công đoàn.
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024

Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 1/11, tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức Chung khảo Hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024 (gọi tắt là Hội thi) với sự tham gia của 14 đội thi đến từ các Công đoàn ban, bộ, ngành Trung ương và Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố.
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (CT21, trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội); Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) tổ chức trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động

Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Sáng 31/10/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp tổ chức “Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Gia Lâm năm 2024”. Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà tới dự Hội thao.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3

LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Mới đây, bà Nguyễn Thị Hòa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã đến thăm, tặng quà cho các đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh và An Phú.
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên

Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên

(LĐTĐ) Trước yêu cầu thực tế, nhằm đổi mới và phát triển tổ chức Công đoàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức thành lập Nghiệp đoàn cơ sở khối lớp mầm non ngoài công lập phường Cổ Nhuế 1 với 198 đoàn viên.
Ba Đình: Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành

Ba Đình: Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty .
Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"

Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"

(LĐTĐ) Chiều 30/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Công ty Cổ phần Giong Việt Nam tổ chức Chung khảo Hội thi Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024.
Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội

Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tài chính Công đoàn năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động