“Trinh nữ Crila” – Khắc tinh của u xơ tử cung và phì đại lành tính tiền liệt tuyến
Từ Trinh nữ hoàng cung…đến “Trinh nữ Crila”
Chia sẻ về quá trình nghiên cứu cây Trinh nữ hoàng cung (TNHC), TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Giám đốc công ty TNHH Thiên Dược cho biết, TNHC có tên khoa học là (Crinum latifolium L) ở Việt Nam, đây là loại cây thuộc họ Náng (Amaryllidaceae) được phát hiện từ năm 1990. Qua thời gian nghiên cứu các cây TNHC,TS.DS Trâm đã phát hiện chỉ có một mẫu cây có thành phần hóa học khác với các mẫu còn lạicũng thuộc loài C.latifolium L. trong quần thể Crinum ở Việt Nam. Kết hợp với các đặc điểm cấu tạo thực vật học, sự khác biệt về di truyền, PGS.TSKH Trần Công Khánh khẳng định mẫu C.litifolium L. nói trên là một thứ mới và đặc biệt của TNHCở Việt Nam.
Tiến sĩ Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Giám đốc Công ty TNHH Thiên Dược trong lễ trao giải thưởng "Sản phẩm Vàng về sức khỏe cộng đồng năm 2017" |
“Để có thể phân biệt giữa cây TNHCvới các cây họ Náng lá rộng khác có ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự khác biệt và đưa ra những tài liệu khác biệt về hình thái thực vật mà nhân dân thường nhầm lẫn đều gọi là cây TNHC” – TS.DS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm nhấn mạnh.
Không chỉ khác biệt về hình thái thực vật, theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm cây TNHC còn được phân biệt với những mẫu còn lại cũng thuộc C. latifolium L. trong quần thể Crinum ở Việt Nam về tác dụng sinh học. Crila có hoạt chất sinh học (tinh chất alcaloid) ức chế sự phát triển tế bào khối u, khích thích miễn dịch, tạo máu, chống viêm và không ảnh hưởng đến gan thận, sức khỏe của người sử dụng, kết quả này cũng đã được viện Hàn lâm Khoa học Bungari công nhận.
“Trong số 6 cây Náng ở Việt Nam có hình thái thực vật giốngTNHC, thì có một cây có tên là Náng trắng (bề ngoài rất giống cây TNHC, nhưng không có tinh chất alcaloid) đã được Viện dược liệu nghiên cứu có độc tính đến gan thận, còn các cây còn lại chưa được nghiên cứu. Vì vậy, người bệnh phải hết sức thận trọng khi sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng hiện có trên thị trường dược sản xuất từ các loại cây thuộc họ TNHC nhưng không có tinh chất alcaloid. Bởi vì nhà sản xuất và người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn với cây Náng khác không phải là cây có hiệu quả chữa trị bệnh và còn ảnh hưởng đến sức khỏe”, PGS.TSKH Trần Công Khánh khuyến cáo.
Sau 14 năm nghiên cứu, TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm Crina thuộc Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương II đã thành công trong việc chiết xuất alcaloid từ lá cây TNHC(tên khoa học là Crinum latifolium L) làm nguyên liệu sản xuất viên nang cứng Crila - TNHC để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới và u xơ tử cung ở nữ giới. Ngay sau khi nghiên cứu thành công, viên nang cứng Crila - TNHC được một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương; Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.HCM; Bệnh Viện Lão khoa Hà Nội thử nghiệm lâm sàng trên người.
Kết quả cho thấy viên Crila - TNHC có tác dụng cải thiện mức độ rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân có u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, trung bình giảm từ 93,3% xuống còn 33,3%. Viên nang Crila - TNHC có tác dụng làm giảm thể tích u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, tỉ lệ bệnh nhân có kích thước giảm đạt 90%, trong đó có 33,3% kích thước tuyến trở về bình thường sau 2 tháng điều trị và đặc biệt là không (ít) gây tác dụng phụ…Đặc biệt, bên cạnh sản phẩm viên nén Crila, hiện TNHC cũng được TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm nghiên cứu và phát triển theo dạng trà túi lọc Crila.
Crila vươn tầm thế giới
Theo kết quả nghiên cứu được đưa ra, bên cạnh những kết quả thử nghiệm khả quan, viên nang Crila – TNHC còn cho thấy ưu thế thế vươt trội của nó so với 1 số loại thuốc cùng tác dụng được nhập về từ nước ngoài như Tadenan của Pháp điều chế từ vỏ cây mận gai châu phi- Pygeum Africanum hay Permixon của Mỹ (điều chế từ vỏ cây Serenoa Repen) khi giá của liều dùng tương đương viên Crila – TNHC chỉ bằng 50% giá của 2 loại dược phẩm nói trên. Ngoài ra, kết quả kiểm nghiệm còn cho thấy thuốc thuốc Crila – TNHC hoàn toàn không có tác dụng phụ không mong muốn, cũng như không hề xảy ra 1 trường hợp tương tác thuốc nào khi người bệnh sử dụng loại thuốc này.
Để có được sự thành công, cũng như sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, theo TS.DS Trâm, viên nang Crila được sản xuất từ vùng trồng TNHC đạt tiêu chuẩn của GACP-WHO và nhà máy của công ty TNHH Thiên Dược đã được Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc), GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc), GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc). Đặc biệt, viên nang Crila đã được Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương nghiên cứu nâng cấp tiêu chuẩn kiểm nghiệm định lượng hàm lượng alicaloid bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với chất chuẩn tinh khiết crinamidin.
Có thể nói, thuốc Crila được bào chế từ những alcaloid chiết xuất của lá cây TNHC là sản phẩm thuốc đặc trị với chỉ định điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung. Đây là sản phẩm được bào chế từ thảo dược Việt Nam và là một trong ba viên thuốc điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt có hiệu quả điều trị cao. Đặc biệt, sản phẩm viên nén Crila hiện đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cho phép bán tại thị trường Mỹ, điều đó không chỉ khẳng định giá trị, công dụng của loại thuốc này, mà còn khẳng định tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam – Cụ thể là TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, người đưa dược liệu Việt vươn ra thế giới.
Đ.Thiện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18