Trái cây ngoại thống lĩnh thị trường nội

Trong 7 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp nước ta tự hào với tăng trưởng xuất khẩu rau quả ấn tượng 48,9%, thế nhưng ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả tăng tới 200%. Từ đầu năm đến nay, người Việt Nam đã chi tới 15.000 tỷ đồng (659 triệu USD) để mua trái cây ngoại. 
trai cay ngoai thong linh thi truong noi Tem trái cây 'thời loạn'
trai cay ngoai thong linh thi truong noi Nhiều trái cây giá bình dân ở nước ngoài về Việt Nam hóa trái lạ đắt đỏ
trai cay ngoai thong linh thi truong noi Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây tại Hà Nội
trai cay ngoai thong linh thi truong noi
Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu rau quả tăng tới 200%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả 7 tháng đầu năm 2017 đạt 852 triệu USD, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 168 triệu USD, tăng 45,8% và mặt hàng quả đạt 659 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Trái cây Thái Lan tràn ngập

Phân tích về thị trường cho thấy, rau quả của Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu vào 4 thị trường chủ lực gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc, chiếm 84,4% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Thái Lan và Trung Quốc đang là 2 quốc gia xuất khẩu nhiều rau quả vào Việt Nam. Những năm trước đây, trái cây Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lượng hoa quả nhập khẩu, nhưng nay thị phần đang có sự dịch chuyển.

Nhập khẩu rau quả trong 7 tháng đầu năm 2017, nguồn cung từ Thái Lan chiếm tới 57% thị phần; tiếp đến là Trung Quốc chiếm 16,8% thị phần.

Về tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, lượng rau quả từ Thái Lan đưa về Việt Nam trong 7 tháng qua tăng gấp 2,5 lần; nguồn từ Ấn Độ tăng gấp 2,1 lần và từ Hàn Quốc tăng 76,9% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo các doanh nghiệp kinh doanh rau quả, trái cây Thái Lan đang được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng về chất lượng và độ an toàn. Do có thông tin một số rau quả nhập từ Trung Quốc nhiễm độc, nhiều doanh nghiệp giảm nhập khẩu rau quả của Trung Quốc và quay sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Myanmar...

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho hay, hiện có khá nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và Thái Lan đứng ra nhập khẩu chính ngạch, cung cấp các đơn hàng rau quả vào tận các kênh bán lẻ, cửa hàng bán buôn, chợ truyền thống. Như Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Berli Jucker (BJC) sau khi mua lại hệ thống siêu thị Metro Việt Nam đã giúp một lượng lớn rau quả (và hàng tiêu dùng) từ Thái Lan nhập khẩu tăng mạnh vào thị trường Việt Nam.

Thực tế, 1-2 năm trở lại đây, hoa quả nhập khẩu về nước ồ ạt, chủng loại ngày càng đa dạng. Đơn cử, tại các siêu thị như Metro, BigC, Fivimart... hoa quả nhập khẩu luôn được bày bán tràn ngập, chất thành đống, số lượng lên đến cả vài chục loại như: táo, lê, cherry, nho, xoài, dưa...

Trước đây, mua trái cây ngoại nhập, người tiêu dùng phải bỏ ra hàng trăm nghìn đồng, thì nay chỉ chưa tới 100.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua các loại trái cây ngoại nhập từ Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nam Phi, Australia... Điều đáng nói là, các loại hoa quả nhập khẩu không chỉ xuất hiện tràn ngập siêu thị, cửa hàng mà còn bày bán la liệt khắp hè phố và trên mạng.

Tăng thêm bi kịch cho nông dân

Ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc một công ty chuyên nhập khẩu hoa quả ở khu vực Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, thị trường mở cửa, nhiều loại hoa quả trước nhập về bằng con đường xách tay thì nay đã được nhập chính ngạch, vận chuyển bằng đường biển với số lượng rất lớn nên chi phí rẻ hơn.

Đặc biệt, hiện rất nhiều các công ty tham gia vào lĩnh vực này nên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu không bán đúng giá sẽ mất khách. Do đó, giá các loại quả nhập khẩu ngày càng rẻ hơn. Nhiều loại quả Việt Nam vốn là thế mạnh nay cũng bị hàng nhập khẩu lấn át...

Cũng theo ông Tuấn, ở phân khúc hoa quả nhập khẩu giá bình dân, nếu so với cùng loại quả của Việt Nam, hàng nhập từ các nước luôn có mẫu mã đẹp, chất lượng đồng đều và dễ bảo quản hơn.

Trong khi đó, giá cũng tương đương hoặc chỉ chênh từ 5.000-20.000 đồng/kg tùy loại. Thậm chí, có loại, hàng nhập khẩu còn rẻ hơn hàng Việt và hàng Trung Quốc.

Đơn cử, các cửa hàng bán nho đỏ không hạt Úc chỉ 78.000 đồng/kg, nho đỏ có hạt Úc 50.000 đồng/kg. Trong khi, nho đỏ Trung Quốc bán tại chợ giá dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg; nho Ninh Thuận có giá 70.000-80.000 đồng/kg. Hay, các loại táo Gala, táo Queen, táo rose chỉ từ 40.000-60.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm còn 35.000 đồng/kg, thì táo Trung Quốc giá cũng ở mức 40.000-50.000 đồng/kg...

Đó là lý do khiến một tỷ lệ lớn người tiêu dùng gần như không còn mua sản phẩm trái cây trồng trong nước, mà chuyển sang mua các loại hoa quả ngoại vì giá chỉ tương đương nhau.

Đấy là chưa kể, tâm lý người Việt luôn tin tưởng rằng hàng nhập khẩu sẽ đảm bảo an toàn hơn. Thế nên, quả nhập khẩu ngày càng được người tiêu dùng Việt ưa chuộng.

Ồ ạt nhập khẩu trái cây đang tạo ra một nghịch cảnh là, trong khi người tiêu dùng trong nước chi tới gần 25 nghìn tỷ đồng (1,1-1,2 tỷ USD) để mua trái cây ngoại; thì nhiều loại trái cây của nông dân Việt Nam trồng bị rớt giá, không tiêu thụ được, phải chờ giải cứu.

Theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cần phải đặt câu hỏi tại sao với những mặt hàng truyền thống Việt Nam có thế mạnh tuyệt đối như trái cây nhiệt đới (xoài, sầu riêng) hay lúa gạo, lại bị tấn công ngay trên sân nhà?

Theo ông, người tiêu dùng giờ đánh giá sản phẩm bằng thị hiếu của họ. Nếu sản phẩm nào ngon, tin là sạch, giá rẻ thì họ sẽ chọn. Thế nên, câu chuyện thắng - thua ở thị trường trong nước của Việt Nam là hoàn toàn phụ thuộc vào người nông dân và cả người làm chiến lược. Rõ ràng, chiến lược sản xuất và tiêu thụ trái cây của Việt Nam còn bộc lộ nhiều vấn đề yếu kém, sai hướng, cần phải điều chỉnh lại.

Theo Chu Khôi/Thời báo kinh tế VN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16 năm 2024 với chủ đề: "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Tin khác

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Xem thêm
Phiên bản di động