TP.HCM: Kỷ niệm 110 năm hình thành Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Ban tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ tổ chức lễ Thượng đại kỳ và khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2023. Đây cũng là dịp kỷ niệm 110 năm hình thành Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ và 10 năm ngày Lễ hội chính thức được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
TP.HCM: Đề xuất khai thác cát tại vùng biển Cần Giờ để làm dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ TP.HCM: Đưa học sinh xã đảo Thạnh An vào đất liền thi tốt nghiệp THPT TP.HCM: Cần Giờ sắp được trồng thêm 30.000 cây xanh

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm nay diễn ra từ ngày 28/9 đến 30/9, với nhiều hoạt động thiết thực, nội dung mang đậm nét truyền thống dân gian và hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, thương mại, du lịch… Theo thông lệ truyền thống, hàng năm, cứ đến Tết Trung thu - Rằm tháng 8 Âm lịch, tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lại diễn ra Lễ hội Nghinh Ông với các nghi thức dân gian.

Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Cần Giờ, xuất phát từ huyền thoại kể về công lao của thần Nam Hải từng cứu giúp ngư dân không may lâm nạn khi có giông bão, phù hộ ngư dân có được những mùa đánh bắt bội thu, người dân miền biển xem cá Ông là vật linh, tôn đặt tước hiệu Nam Hải Đại tướng quân. Việc thờ cúng và tổ chức Nghinh Ông là nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của ngư dân vùng biển Cần Giờ đối với thần Nam Hải. Qua đó cầu mong cho biển lặng gió hòa, một mùa đánh bắt bội thu, nhất là cầu mong sự an toàn cho những người đi biển…

TP.HCM: Kỷ niệm 110 năm hình thành Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ
Lễ Thượng đại kỳ và khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2023. Ảnh: Thanh Tâm

Ông Hồng cho biết, lễ hội là dịp để ôn lại và giới thiệu đến du khách về lịch sử hình thành, phát triển nét văn hóa đặc trưng vùng biển Cần Giờ và người dân nơi đây; cũng như về kiến trúc nghệ thuật Lăng Ông Thủy Tướng. Đồng thời, qua đó giới thiệu đến du khách di tích lịch sử Căn cứ Rừng Sác anh hùng, về rừng ngập mặn Cần Giờ - Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Lăng Ông Thủy Tướng tại huyện Cần Giờ, là một trong những nơi thờ cúng thần Nam Hải lớn nhất trên địa bàn thành phố và vùng Nam bộ. Mặc dù đã trải qua thời gian dài, với bao biến động thăng trầm của lịch sử, do sự xâm thực của biển, sự tàn phá của chiến tranh nhưng không gian và hiện vật trong Lăng vẫn còn nguyên vẹn theo năm tháng, đánh dấu một thời kỳ quan trọng của sự phát triển Cảng Cần Giờ và nghề đánh bắt thủy hải sản.

Trải qua hơn 2 thế kỷ, Lăng Ông Thủy Tướng vẫn được nhân dân Cần Giờ nhiều đời trân trọng, bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo cho đến hôm nay. Năm 2012, Lăng Ông Thủy Tướng đã được UBND TP.HCM công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật của thành phố.

Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Cần Giờ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013, là sự kiện văn hóa đặc biệt của TP.HCM nói chung và của ngư dân Cần Giờ nói riêng. Năm nay, cũng là năm đánh dấu cột mốc 110 năm hình thành và phát triển Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, 10 năm được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Bên cạnh việc tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác và tổ chức các hoạt động Lễ cúng truyền thống tại Lăng Ông Thủy Tướng, lễ đưa - rước Nghinh, Tết Trung thu dành cho thiếu nhi và Lễ hội Mừng công ngư dân Cần Giờ, còn có nhiều loại hình hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thi đấu thể dục - thể thao, tuyến đường nghệ thuật - triển lãm, trưng bày sắp đặt hiện vật phục chế các hoạt động sản xuất, văn hóa vùng sông biển qua các thời kỳ.

Phiên chợ hàng Việt cũng được tổ chức nhằm trưng bày giới thiệu, mua bán sản phẩm OCOP Thành phố và các tỉnh; khu ẩm thực biển, trò chơi dân gian mang tính đặc trưng ngành nghề vùng biển; tổ chức đoàn thuyền hoa đăng, thả đèn trên biển... phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh và vui chơi giải trí lành mạnh của ngư dân và du khách.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

168 đồng chí trúng cử Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII

168 đồng chí trúng cử Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (2/12), Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã bầu 168 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Vai trò của Công đoàn Việt Nam được thể hiện rõ nét

Vai trò của Công đoàn Việt Nam được thể hiện rõ nét

(LĐTĐ) Ngày 2/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khai mạc phiên trọng thể. Đại hội vui mừng đón những vị khách quốc tế tham dự ngày hội lớn của đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Việt Nam. Các đại biểu quốc tế đã bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Các đại biểu gửi gắm niềm tin vào lá phiếu

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Các đại biểu gửi gắm niềm tin vào lá phiếu

(LĐTĐ) Chiều 2/12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam tiến hành bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Số lượng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII gồm 177 đồng chí. Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu 168 ủy viên, khuyết 9 ủy viên sẽ kiện toàn, bổ sung sau Đại hội.
Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 279/KH-UBND về việc triển khai, mở rộng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Thành phố giai đoạn 2023-2025.
Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/12, tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tọa đàm “Phát huy nguồn nhân lực phát triển văn hóa ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

(LĐTĐ) Ngày hội “Trái tim tình nguyện” năm 2023 đặt mục tiêu tiếp nhận tối thiểu 2.500 đơn vị máu, góp phần cùng với các chương trình hiến máu khác để chuẩn bị lượng máu dự trữ cho dịp cuối năm và Tết Dương lịch.
Những tháng 12…

Những tháng 12…

(LĐTĐ) Những tháng 12, đều đã lấy đi của chúng ta một chặng đường đời…

Tin khác

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

(LĐTĐ) Chiều 1/12, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị “Định hướng và liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương” tại thị xã Sơn Tây.
Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch golf trở thành sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, chất lượng, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây; Liên chi hội Du lịch Golf Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Hà Nội; Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức Chương trình Kết nối sản phẩm du lịch golf giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2023.
TP.HCM: Ngày "Tết" đặc biệt của người dân xã đảo Thạnh An

TP.HCM: Ngày "Tết" đặc biệt của người dân xã đảo Thạnh An

(LĐTĐ) Từ ngày 26/11 đến ngày 29/11, các chuyến đò về xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phải hoạt động liên tục. Các chuyến đò này chở đông đảo người dân và khách du lịch đến tham quan Lễ hội truyền thống mừng công ngư - diêm dân và lễ hội cầu an tại miễu Bà Ngũ Hành vào Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm.
Điểm sáng phát triển du lịch đêm của Thủ đô

Điểm sáng phát triển du lịch đêm của Thủ đô

(LĐTĐ) Việc triển khai các sản phẩm du lịch đêm được coi là “đòn bẩy” phát triển kinh tế đêm của Thủ đô. Trong đó, khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và khu Phố cổ Hà Nội với nhiều tiềm năng về di sản, là điểm sáng để tận dụng tốt cơ hội thu hút khách du lịch trong và ngoài nước về đêm.
Lượng khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu của năm 2023

Lượng khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu của năm 2023

(LĐTĐ) Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã đón 4,1 triệu lượt khách quốc tế tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022, vượt chỉ tiêu ước tính cả năm 2023 (chỉ tiêu là đón 4 triệu lượt khách quốc tế).
Tháng 11: Hà Nội đón 1,8 triệu lượt khách du lịch

Tháng 11: Hà Nội đón 1,8 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, tháng 11/2023, ước tính, Thành phố đón 1,8 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 453,9 nghìn lượt khách, tăng 56,6% so với cùng kỳ năm 2022, giảm 6% so với tháng 10/2023.
Hấp dẫn Tuần lễ văn hóa, du lịch và ẩm thực Đồng Nai 2023

Hấp dẫn Tuần lễ văn hóa, du lịch và ẩm thực Đồng Nai 2023

(LĐTĐ) Tuần lễ Văn hóa, du lịch và ẩm thực Đồng Nai năm 2023 với chủ đề “Đồng Nai - Hội tụ giá trị thiên nhiên, văn hóa và du lịch” vừa khép lại, chứng kiến sự gia tăng kỷ lục lượng khách tham quan trong 4 ngày diễn ra (24/11 - 28/11).
Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch đêm - Điểm chạm của những xúc cảm

Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch đêm - Điểm chạm của những xúc cảm

(LĐTĐ) Tối 24/11, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch “Đêm Hà Nội - Điểm chạm của những xúc cảm” và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp thành phố Khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và khu Phố cổ Hà Nội, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội.
Khai thác tiềm năng du lịch y tế TP.HCM

Khai thác tiềm năng du lịch y tế TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp Sở Y tế TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phát triển sản phẩm du lịch y tế trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2017 - 2023 và phương hướng thực hiện năm 2024 - 2030.
Du lịch xanh - Hướng đi nhiều triển vọng

Du lịch xanh - Hướng đi nhiều triển vọng

(LĐTĐ) Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ, bảo tồn và phát triển du lịch xanh (DLX), nhưng trên thực tế việc thực hiện vẫn đang gặp không ít khó khăn, cần sự chung tay của toàn xã hội, kể cả khách du lịch trong và ngoài nước.
Xem thêm
Phiên bản di động