Tổng Liên đoàn lấy ý kiến vào Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn
Luật Công đoàn sẽ được sửa đổi như thế nào? | |
Cần quy định rõ về thể chế Công đoàn trong Luật |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách - pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách - pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì Hội nghị. Ảnh: B.D |
Tham dự Hội nghị có các đồng chí nguyên Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XI; các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các bộ, ban ngành, các thành viên Hội đồng tư vấn chính sách – pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…
Phát biểu khai mạc, đồng chí Ngọ Duy Hiểu cho biết, Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn đang được hoàn thiện, gửi lấy ý kiến các cơ quan thẩm quyền, dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 năm 2020 và thông qua vào kỳ họp cuối cùng của khóa 14, dự kiến vào tháng 3/2021.
Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, việc sửa đổi Luật Công đoàn diễn ra trong bối cảnh Bộ luật Lao động năm 2019 vừa ban hành, nước ta hội nhập rất sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phê chuẩn các công ước quốc tế, các công ước lao động cơ bản. Đặc biệt, tới đây, chúng ta có sự cạnh tranh của tổ chức khác đại diện cho người lao động…
“Đây là những thách thức rất lớn, theo đó, chúng ta cần nhanh chóng sửa đổi Luật Công đoàn, qua đó thể hiện được sứ mệnh là tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam, đồng thời là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người lao động”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Hội nghị lấy ý kiến thành viên Hội đồng tư vấn chính sách - pháp luật và các chuyên gia về Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn. Ảnh: B.D |
Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Luật Công đoàn đã thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý quan trọng đáp ứng về tổ chức và hoạt động cho tổ chức Công đoàn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước trong thời gian qua.
Tuy nhiên, sau hơn 7 năm triển khai thực hiện trên thực tế, cùng với việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây, đã xuất hiện các yêu cầu đòi hỏi Luật Công đoàn cần phải được tiếp tục sửa đổi.
Theo đó, việc sửa đổi Luật Công đoàn lần này nhằm: Giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau hơn 7 năm áp dụng trên thực tế cũng như các vấn đề mới phát sinh mà luật chưa điều chỉnh. Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức Công đoàn, tạo cơ sở cho sự đổi mới và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Việc sửa đổi Luật còn nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chung về tổ chức và hoạt động cho tổ chức Công đoàn trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồng thời đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tại Hội nghị, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các chuyên gia đã góp ý sửa đổi vào từng điều khoản, như: Quy trình, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam; kinh phí công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính công đoàn; quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong thanh tra, kiểm tra, giám sát…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20
Ba Đình: Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành
Hoạt động 30/10/2024 20:40
Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"
Hoạt động 30/10/2024 19:26
Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội
Hoạt động 30/10/2024 10:53
Tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục huyện Đông Anh năm học 2023 - 2024
Hoạt động 29/10/2024 19:43