Cần quy định rõ về thể chế Công đoàn trong Luật
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2019 | |
Nâng cao chất lượng tư vấn pháp luật công đoàn | |
Cân nhắc thời điểm sửa đổi Luật Công đoàn |
Sự cần thiết phải sửa Luật Công đoàn
Sáng 3/7, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về một số vấn đề cơ bản trong đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Luật Công đoàn 2012 đã thể chế hóa mạnh mẽ các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng về tổ chức và hoạt động cho tổ chức Công đoàn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước trong thời gian qua.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Hội thảo |
Tuy nhiên, do Hiến pháp năm 2013 được ban hành sau khi Luật Công đoàn đã được thông qua, nên có những nội dung của Luật Công đoàn chưa hoàn toàn tương thích với Hiến pháp. Bên cạnh đó, những năm gần đây Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tổ chức Công đoàn như: Luật Việc làm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015… Đặc biệt, việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động đặt ra vấn đề phải sửa đổi Luật Công đoàn để đảm bảo tương thích, đồng bộ trong các văn bản pháp luật.
Về phạm vi Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Công đoàn, để thực hiện các mục tiêu, quan điểm và yêu cầu nêu trên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn tập trung phạm vi điều chỉnh với 6 nhóm quy định chủ yếu: Vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; Nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo hoạt động Công đoàn; Quyền gia nhập Công đoàn của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Quyền gia nhập vào hệ thống Công đoàn Việt Nam của tổ chức đại diện người lao động; Các hành vi phân biệt đối xử và can thiệp, thao túng chống công đoàn; Tài chính công đoàn. Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay, để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, liên thông trong các văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn cần được Quốc hội xem xét, thông qua sau một kỳ họp so với Bộ luật Lao động, vì nhiều nội dung của Bộ luật Lao động được cụ thể hóa ở Luật Công đoàn. Vì vậy, theo kế hoạch, Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Công đoàn dự kiến trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2020). |
Cũng theo ông Ngọ Duy Hiểu, việc Việt Nam ký kết, phê chuẩn và tham gia các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đã đặt ra yêu cầu rà soát và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt về quan hệ lao động và “nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn”.
“Từ những căn cứ trên cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012 cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Chia sẻ tại Hội thảo về những hạn chế, bất cập trước yêu cầu tình hình mới và tính cấp thiết cần sửa đổi Luật Công đoàn, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam Lê Đình Quảng cho biết: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật còn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của quan hệ lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn quy định còn dàn trải, thiếu tập trung. Hoạt động ở một số nơi còn nặng tư duy bao cấp, hành chính, thăm nom hiếu hỉ, chưa tập trung nhiệm vụ trọng tâm trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động…
Bổ sung đối tượng điều chỉnh là người lao động nước ngoài
Thông tin về đối tượng điều chỉnh trong Luật, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam Lê Đình Quảng cho biết: Về cơ bản, đối tượng áp dụng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn vẫn giữ nguyên như Luật Công đoàn 2012, gồm: Là tổ chức công đoàn các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động của công đoàn. Tuy nhiên, Luật bổ sung đối tượng điều chỉnh là người lao động nước ngoài đang lao động hợp pháp tại Việt Nam.
Góp ý về điểm này, ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Luật sửa đổi cần làm rõ “thế nào là lao động hợp pháp”.
Góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, GS Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh: Tôi rất đồng tình với Ban soạn thảo, cần sửa Luật Công đoàn để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, vì Luật Công đoàn ra đời sớm hơn, chưa kịp thể chế hóa những quy định trong Hiến pháp.
Theo GS Trần Ngọc Đường, Luật Công đoàn là Luật tổ chức và quản lý, Công đoàn với tư cách là một thiết chế, một tổ chức rất quan trọng, do vậy cần quy định rõ trong Luật về cơ cấu tổ chức, phải quy định cụ thể: Công đoàn là tổ chức như thế nào, các cấp công đoàn như thế nào, mối quan hệ giữa các cấp công đoàn ra sao. “Phải quy định thêm về cơ cấu tổ chức của Công đoàn, không thể chỉ dựa vào Điều 10 Hiến pháp”, GS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh.
Cũng với tinh thần đó, GS Trần Ngọc Đường cho rằng, ngoài quy định quyền, cần ban hành rõ về quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện quyền. Ví dụ, như tham gia quản lý nhà nước, cần quy định trình tự, thủ tục tham gia như thế nào; trình tự giám sát và phản biện xã hội ra sao; thanh tra, kiểm soát… “Rất cần xây dựng, ban hành Luật Công đoàn một cách hoàn thiện, sửa đổi căn bản để đảm bảo tính toàn diện, phù hợp với Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”, GS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh
Đồng quan điểm về vấn đề trên, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Điều lệ Ban Tổ chức Trung ương đề nghị: Trong Luật Công đoàn sửa đổi cần quy định rõ cơ quan tham mưu, giúp việc ở từng cấp như thế nào. Không thể nói Công đoàn chung chung, mà phải thể hiện rõ công đoàn ở từng cấp như: Tổng LĐLĐ Việt Nam - LĐLĐ tỉnh, thành phố - LĐLĐ quận, huyện…
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50