Tôn vẻ đẹp Hà Nội lên từng nét vẽ

(LĐTĐ) Với thông điệp giản dị là ghi lại nhật ký Hà Nội bằng tranh, nhiều năm qua, nhóm Ký họa đô thị Hà Nội (Urban Sketchers Hanoi) đã say sưa vẽ những nơi đẹp đẽ, thân thương của thành phố. Đó có thể là những ngôi nhà cổ rêu phong với thời gian, cuộc sống mưu sinh nơi góc phố hối hả hay đơn giản là những món ăn làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Hà thành…
Làm cho Hà Nội thêm hào hoa Lưu giữ vẻ đẹp Hà Nội qua từng nét ký họa

Đánh thức vẻ đẹp đô thị bằng ký họa

Đã thành thông lệ, cứ vào Chủ nhật cuối tuần, những thành viên trong nhóm Ký họa đô thị Hà Nội lại rong ruổi trên các con phố ghi lại cuộc sống và kiến trúc đô thị Hà Nội. Không kể già hay trẻ, thanh niên hay trung niên, họ ngồi lặng lẽ, hí hoáy chấm phá vào cuốn sổ bìa mềm hoặc tập giấy vẽ. Trong tiết trời se se lạnh, tiếng còi xe, âm thanh của nhịp sống hối hả len lỏi vào từng nét phác thảo.

Tôn vẻ đẹp Hà Nội lên từng nét vẽ
Nhiều em nhỏ hào hứng với việc ghi lại cuộc sống hằng ngày của Hà Nội.

Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội thành lập từ năm 2016, được khởi xướng bởi 4 kiến trúc sư. Trong đó, kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Lâm và vợ (kiến trúc sư Nguyễn Thanh Thủy) là một trong những người sáng lập viên của nhóm. Trong câu chuyện của mình, anh Lâm chia sẻ, anh vốn là người gốc Hà Nội. Từ nhỏ đến lớn anh luôn gắn bó sâu sắc với mảnh đất này. Cùng với niềm đam mê ký họa, anh và vợ luôn trăn trở phải làm được điều gì đó giữ lại những khoảnh khắc đẹp nhất, Hà Nội nhất.

“Hà Nội là một đô thị đã tồn tại rất lâu năm và có nét đặc trưng riêng. Trong quá trình đô thị hóa và diễn tiến của lịch sử, Hà Nội đang biến chuyển rất nhanh, thay đổi rất nhiều về hình ảnh, lối sống. Chính vì vậy những hình ảnh xưa cũ đang dần mất đi. Chúng tôi là những người Hà Nội và yêu mảnh đất này, do đó vào một buổi rất ngẫu nhiên, 4 kiến trúc sư đã có ý tưởng lập một nhóm lưu giữ lại những hình ảnh còn lại của Hà Nội đến với thế hệ sau.

Và thế là Ký họa đô thị Hà Nội ra đời, nhóm thuộc Urban Sketchers Vietnam và Urban Sketchers thế giới nhằm kết nối Hà Nội - Việt Nam với thế giới thông qua ký họa. Chúng tôi đi và ghi chép lại tất cả những công trình có giá trị về kiến trúc, về văn hóa của người Hà Nội, quen thuộc với chúng tôi và những người khác”, anh Nguyễn Hoàng Lâm chia sẻ.

Chính vì niềm trăn trở với sự đổi thay ngày càng nhanh của đô thị, dấu chân của nhóm đã lưu lại khắp phố phường Thủ đô với địa chỉ văn hóa, kiến trúc như Hàng Quạt, đình Kim Ngân, phố Hàng Mã… những mái ngói rong rêu tồn tại với thời gian, những khung cửa bạc phếch với ban công rỉ sét, những tòa nhà Pháp cổ hoặc những khu tập thể xuống cấp. Rồi sau này, nhóm đã mở rộng chủ đề đến các làng nghề hay những món ăn làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Hà thành.

Với những người yêu ký họa, nếu đánh giá về ký họa đô thị, Hà Nội là một trong những thành phố nhiều điểm để vẽ, nhiều công trình đẹp. Và dù có lộn xộn nhưng Hà Nội vẫn mang đặc trưng riêng so với các thành phố khác. Sự tâm huyết của những thành viên nhóm Ký họa đô thị Hà Nội đã khiến “hồn cốt” của Hà Nội cứ thế được khắc họa rõ nét trong những bức tranh. Để rồi, khi bất cứ ai dừng lại ngắm nhìn những bức tranh ấy đều không khỏi trầm trồ nhận ra Hà Nội của chúng ta hóa ra cổ kính và đẹp đến thế.

Lan tỏa tình yêu Hà Nội

Trải qua 4 năm hoạt động, nhóm Ký họa đô thị Hà Nội thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng những người yêu mỹ thuật, hội họa, hoặc đơn giản là muốn tìm hiểu, lưu giữ những nét đẹp di sản của Thủ đô. Chính vì vậy số lượng thành viên của nhóm ngày một tăng. Từ 4 thành viên ban đầu, đến nay, nhó́m đã có gần 7.000 người theo dõi, ủng hộ các hoạt động. Tất cả mọi người đều đến với Ký họa đô thị Hà Nội bằng một tình yêu Hà Nội rất đỗi bình dị mà sâu sắc.

Không chỉ là cộng đồng của những người yêu thích mỹ thuật, hội họa, nhóm Ký họa đô thị Hà Nội còn hướng tới mục tiêu khơi dậy và lan tỏa tình yêu với Thủ đô, thông qua việc tổ chức các sự kiện, triển lãm thường niên. Nhóm đã tổ chức thành công các triển lãm mang tên “Bé vẽ Hà Nội và “Ký họa Hà Nội”, “Cảm ơn tình yêu Hà Nội”... Nhóm đã ra mắt nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn “Phố cổ Hà Nội” là kết quả thực hiện trong 3 năm. Điểm nhấn của cuốn sách này là được dịch song ngữ, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Năm 2019, nhóm đã đăng cai tổ chức Hành trình Ký họa Châu Á Hà Nội với sự tham gia của 350 người bao gồm các kiến trúc sư, họa sỹ, những người đam mê ký họa ở các độ tuổi khác nhau từ 6 đến 70 tuổi, đến từ 18 nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,

Là nhóm cộng đồng, hoạt động phi lợi nhuận, tất cả mọi đều có thể tham gia, chia sẻ và đánh giá. Do đó, nhóm Ký họa đô thị Hà Nội đã lan tỏa mạnh mẽ vào cộng đồng khi thu hút được cả những người “ngoại đạo” như nhân viên văn phòng, các cụ già về hưu, thậm chí là những em bé chỉ 4 - 5 tuổi. Có những gia đình tham gia với đầy đủ các thành viên và đã xếp lịch đi vẽ cuối tuần với nhóm như lịch sinh hoạt định kỳ.

Tuy vậy, vì là hoạt động ngoài trời nên khi dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, khi cả nước đang trong thời gian giãn cách xã hội, những buổi vẽ ký họa của nhóm mỗi tuần đã phải tạm dừng. Thể hiện sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nghệ thuật, nhóm đã tổ chức một hoạt động trực tuyến “Thử thách 14 ngày - quyết chiến nCovi”, kêu gọi các thành viên ở nhà vẽ tranh tuyên truyền phóng chống dịch và quyên góp ủng hộ chống dịch Covid-19.

Tôn vẻ đẹp Hà Nội lên từng nét vẽ
Thành viên Ký họa đô thị Hà Nội trong một buổi vẽ.

Trong một thời gian ngắn, hơn 400 bức vẽ mang đến cho người xem một bức tranh đa dạng về Hà Nội trong những ngày gồng mình chống dịch Covid-19. Đó cũng có thể là khoảnh khắc đong đầy yêu thương khi người dân đem đồ ăn, gửi những món quà để “tiếp sức” cho các y bác sĩ. Hoặc khung cảnh hối hả của các bác sĩ mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang nhanh chóng chuyển người bệnh lên xe cấp cứu. Hay chiến sĩ âm thầm ban đêm làm việc canh gác, bảo vệ ở khu cách ly… Đặc biệt, Hà Nội trong những ngày dịch vẫn hiện lên rất đẹp qua các hình ảnh như như cây hoa sưa vẫn bung nở tinh khôi cả góc phố, một bó hoa loa kèn bên khung cửa sổ cũ. Và cuộc sống có phần “kỳ lạ” so với thường ngày của người Hà Nội cũng được phác họa trong từng nét vẽ khi cả nhà cùng nhau tập thể dục trước màn hình ti vi, con học trực tuyến trong phòng…

Khi trở về cuộc sống đời thường, mỗi cuối tuần, hàng chục thành viên của nhóm lại tập hợp với nhau cùng chung niềm yêu thích. Theo anh Nguyễn Hoàng Lâm, điều thành công nhất của nhóm đó là truyền được sự đam mê hội họa và tình yêu Hà Nội đến với những bạn nhỏ. Những cô cậu thanh thiếu niên thường ngày chỉ quen thuộc với sách vở, điện thoại, tivi nay bỗng trở nên kiên nhẫn lật giở từng trang vẽ với bút màu. Thông qua những việc làm rất cụ thể và thiết thực, nhóm Ký họa đô thị Hà Nội không chỉ cho thấy tình yêu sâu nặng của nhóm với Hà Nội, mà hơn thế, phần nào cho thấy thái độ sống, thái độ ứng xử với văn hóa xưa.

P.Ngân

Nên xem

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

(LĐTĐ) Chiều 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều người dân từ các địa phương trở về Hà Nội học tập, lao động. Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối giờ chiều cùng ngày, mật độ giao thông tại các cửa ngõ ra - vào Hà Nội có đông hơn so với những ngày thường, tuy nhiên vẫn đảm bảo, thông thoáng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động