Tĩnh lặng sáng mồng Một Tết

(LĐTĐ) Tôi có một sở thích gần như không bao giờ thay đổi dịp Tết, đó là dậy thật sớm vào sáng mồng Một Tết và cứ thế đi lang thang, có nhiều năm là lững thững đi bộ để cảm nhận thật rõ sự chuyển mình của năm.
Có một Hà Nội thật lạ sáng mồng Một Tết

Thường là phải đi từ lúc trời chưa sáng, ngắm nhìn phố phường ngủ say sau một đêm giao thừa đầy hân hoan, thì mới cảm nhận được cái tĩnh lặng trong yên bình ấy. Sáng mồng Một, phố phường im ắng, mà lại sạch sẽ hơn ngày thường, không còn khói bụi, thành thử không khí trong lành một cách đáng ngạc nhiên.

Tĩnh lặng sáng mồng Một Tết
Ảnh: PV

Lúc ấy, có thể cảm nhận được mỗi một cây cổ thụ trên phố đánh quý như thế nào. Mỗi cái cây âm thầm lọc sạch thành phố, và còn hơn thế, nó như một chứng nhân cho nhiều mảnh đời đã gắn bó với Thủ đô, ăm ắp kỷ niệm. Lúc ấy lại càng cảm nhận được hơn cái được gọi là hồn cốt. Những xô nghiêng của năm tháng, những lớp rêu phủ của thời gian, càng làm cho phố phường như gần gụi hơn, thân quen hơn. Và trong buổi sáng mồng Một ấy, lại càng như lạ hơn một chút. Ngạn ngữ có câu “cái lá cây năm nay không phải lá cây năm ngoái”, là mang hàm ý như vậy. Sáng mồng Một nào tôi cũng đi dạo khắp các con đường, và đương nhiên sẽ len lỏi vào các con ngõ nhỏ, những phố chợ ngày thường xôn xao và đông nghịt, để tự tìm lạ trong quen. Năm nào cũng đi, nhưng cảm xúc thì không lần nào giống lần nào, bởi cái lá cây năm nay rõ ràng khác cái lá năm ngoái. Sau mỗi một năm, trải nghiệm nhiều lên, tự thân sẽ có những suy tư khác đi về cuộc sống xung quanh mình. Chỉ có điều, năm nào cũng thấy nao nao trong buổi sớm tinh mơ của ngày mồng Một.

Những năm trước, khi chưa cấm đốt pháo, thì sáng mồng Một đối với tôi đẹp đến nao lòng. Trên các con đường, các vỉa hè, xác pháo hồng tươi rải kín, như thể những cánh hoa, làm phố phường khác hẳn thường ngày. Mùi thuốc pháo còn đâu đó lẩn quất trong không gian, thơm lừng và đầy sức sống. Bây giờ dù không còn cảnh như vậy, dù có luyến tiếc thì vẫn phải công nhận cấm pháo là đúng, bởi pháo không chỉ là câu chuyện ý thức mà còn liên quan đến tính mạng con người. Không còn pháo, phố phường vẫn đẹp bởi hoa, bởi cờ, bởi những gì người ta chỉ chưng ra vào dịp Tết. Những trang trí ấy lúc đông người đẹp một kiểu khác, lúc vắng lặng buổi sáng sớm lại đẹp một cách khác, là vẻ đẹp của sự tận hiến.

Sự tĩnh lặng của sáng sớm mồng Một trên phố, là một trải nghiệm khó tả. Nó không như sự tĩnh lặng nơi thôn quê, bởi trái lại, thôn quê vào giờ ấy nhiều khi lại rất rộn ràng. Nó như một sự nghỉ ngơi trong thư thái để bước vào những ngày vui nhất của Tết Cổ truyền. Sáng mồng Một, với một số người, gần như là buổi sáng đẹp nhất trong năm. Bây giờ khi mà mạng xã hội đã lan tỏa đến từng người, thì ai đó có lỡ ngủ say sau một đêm giao thừa rộn ràng, cũng chỉ cần mở mạng xã xã hội là thấy miên man nào là ảnh chụp phố phường từ lúc còn ngủ say trong đêm cho đến khi tờ mờ sáng. Còn khi đã sáng hẳn rồi thì gần như không khí bảng lảng ấy lại tan biến. Không ít nhiếp ảnh gia hay thậm chí chỉ là người mê chụp ảnh đã cất công đi từ sáng sớm để có những bức ảnh xuân mới đẹp và độc cho riêng mình.Thôi thì muôn màu muôn vẻ, từ những mái ngói lô xô cho đến những cành lộc non cựa mình trong sương sớm. Những khung hình ấy, ở thời điểm khác rất không có gì đáng nói, nhưng ở thời điểm ngày đầu của năm, rất dễ nhận được sự đồng cảm và chia sẻ. Tết mà, mở lòng ra với nhau đi chứ, để đón nhận và trao gửi những gì chân thành nhất.

Có năm, tôi lang thang từ 3 giờ sáng, đi từ phố này sang phố khác chỉ để hít thở một không khí rất lạ, càng lạ hơn khi chỉ cách đấy vài giờ, phố phường nhà nhà náo nhiệt vô cùng trong không khí đón giao thừa. Nhiều khi trong lúc lang thang sáng sớm, bỗng bật cười vì nghĩ đến khẩu ngữ dân gian “Ba mươi chưa phải là Tết” theo nghĩa đen. Thì đúng là vậy, Ba mươi mới chỉ là giao thừa, là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thôi mà. Vậy nên, sáng sớm mồng Một này mới là bước chuyển giữa giao thừa và Tết. Nghĩ bâng quơ vậy thôi, bởi mọi định nghĩa mang hơi hướng dân gian ấy chỉ mang tính tương đối và đôi khi, còn hơi tầm phào. Đi từ sáng sớm, thành thử tôi có nhiều thời gian nghỉ chân trước khi những tia nắng đầu ngày xuất hiện và cùng với đó, người đi du xuân mỗi lúc một đông dần. Hành trình của tôi thì cũng chỉ quanh quẩn phố xá, không hẳn là những địa điểm đã từng quen thuộc với khách phương xa, mà vẫn là những góc phố Tây cũ, hay nhũng con ngõ nhỏ hun hút dài. Sáng sớm khi vắng lặng, những góc phố Tây còn đậm nét kiến trúc Pháp mang lại một cảm giác xa xưa mà không kém phần hào nhoáng. Trong khi đó, những con ngõ nhỏ, những vỉa hè chật chội lại là một phần không thể tách rời của đời sống thủ đô. Chỉ khác là, trong buổi tờ mờ sáng mồng Một, chúng đẹp một cách yên bình. Hay cũng có khi, tôi ngồi ít phút ở một vườn hoa nhỏ, địa điểm vốn ngày thường ít khi mình để ý đến bởi nó là nơi người ta tập thể dục, dắt chó đi dạo, buôn bán lặt vặt, để tận hưởng hương hoa trong buổi tờ mờ và nhận ra rằng, mỗi bông hoa trong vườn hoa dù có khiêm nhường đến đâu vẫn không giấu được sắc hương riêng của mình. Lúc ấy mới chợt nhận ra rằng, hóa ra thủ đô không đến nỗi quá thiếu các công trình công cộng như người ta hay phàn nàn, mà vấn đề ở chỗ người dân luôn biến những nơi đó thành nơi kinh doanh của mình một cách bất cần với tấm khiên hữu hiệu là sự nghèo khổ giả tạo.

Thường thì ý niệm thời gian luôn mang tính tương đối. Khi mà ta chỉ mong thời khắc của buổi bình minh mồng Một ấy một ấy kéo thật dài thì sao mà ngắn đến vậy, mặc dù chúng vẫn vậy. Khi những tia sáng dịu vàng của tiết trời xuân xuất hiện, thì đất trời như sang hẳn một trang mới, đẹp và đầy lan tỏa, nhue đón mời con người cùng giao hòa với thiên nhiên. Tất nhiên đó chỉ là trang mới trong lòng người, nhưng cũng là quá đủ để nôn nao, để háo hức, để chờ đợi một năm mới với nhiều niềm vui và bình an trong cuộc sống.

Nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động