Tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”

(LĐTĐ) Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch bệnh, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng dập dịch; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ: Huyện Mỹ Đức thực hiện “mục tiêu kép” hiệu quả
Hà Nội: Nhân dân đánh giá cao việc thực hiện “mục tiêu kép” của thành phố

Chú trọng phát triển nông nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2020.

Chính phủ thống nhất đánh giá: Với quyết tâm cao và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19; đồng thời thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát tốt; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng chỉ còn 3,96% (chỉ tiêu Quốc hội giao là dưới 4%). Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bị ảnh hưởng bởi những rủi ro, thách thức từ cả bên trong và bên ngoài. Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Căng thẳng thương mại vẫn leo thang; cạnh tranh địa chính trị phức tạp. Dự báo khả năng phục hồi của kinh tế thế giới chậm, có thể có những bất ổn về tài chính, tiền tệ toàn cầu. Trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là những lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, lưu trú, dịch vụ ăn uống. Nguy cơ người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, giảm sâu thu nhập gia tăng mạnh;...

Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch bệnh, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng dập dịch; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, nhất là các bộ, cơ quan tổng hợp điều phối quản lý kinh tế vĩ mô, tiếp tục nhất quán quan điểm chỉ đạo điều hành giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; có cơ chế, giải pháp, chính sách phù hợp kích thích mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tranh thủ và tận dụng tốt các cơ hội để phục hồi nhanh và phát triển bền vững các hoạt động kinh tế, xã hội. Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, đặc biệt là dòng vốn đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển. Đồng thời, khắc phục hiệu quả những hạn chế, tồn tại, đổi mới cách thức quản trị để thích ứng với tình hình mới; tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương để phát triển kinh tế số, tạo bứt phá.

Chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn là trụ đỡ của kinh tế trong khó khăn; nâng cao nội lực của thị trường nội địa, đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế tự chủ, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và chuỗi cung ứng ngoài nước. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, hỗ trợ, phát triển các loại hình doanh nghiệp, trong đó quan tâm đến các doanh nghiệp lớn, đầu đàn có khả năng dẫn dắt và lan tỏa, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để vừa hỗ trợ kích thích nền kinh tế, vừa bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN trước ngày 30/9/2020 và các quy định liên quan theo hướng mở rộng phạm vi thời gian các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ để phù hợp với diễn biến dịch Covid-19 và tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định về thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ, hàng hóa có giá trị nhỏ (mobile money); hoàn thiện, trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng trong tháng 10 năm 2020.

Tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”
Ảnh minh họa (VOV)

Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, đề xuất các chính sách thuế, phí hỗ trợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nộp thuế; cùng các bộ, ngành, địa phương tăng cường triển khai các biện pháp chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, rà soát thu hồi nợ đọng thuế. Khẩn trương trình Chính phủ xem xét, ban hành dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; có ý kiến thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN để ban hành kịp thời, hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp và người vay vốn bị tác động bởi dịch Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc giải ngân vốn đầu tư công

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, quyết liệt chỉ đạo triển khai có kết quả các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra; tích cực đôn đốc, giám sát, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, không để xảy ra tình trạng báo cáo không trung thực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát vốn đầu tư, tài sản của Nhà nước. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục theo dõi, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chuyển vốn từ bộ, ngành, địa phương không sử dụng hiệu quả sang cho các bộ, ngành, địa phương có tiến độ giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung vốn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất với Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư với nước ngoài các giải pháp mạnh mẽ để xúc tiến đầu tư, tranh thủ cơ hội thu hút có sàng lọc dòng dịch chuyển chuỗi cung ứng và vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, điều chỉnh phù hợp, khả thi chỉ tiêu sử dụng đất các khu công nghiệp trên toàn quốc.

Bộ Công Thương cùng các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng chương trình hành động, kế hoạch xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng; đồng thời kích cầu tiêu dùng nội địa, phát triển mạnh thị trường trong nước với các giải pháp, chính sách cụ thể về du lịch nội địa, bán lẻ, vận tải, lưu trú, dịch vụ ăn uống, nông sản...; tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại dưới mọi hình thức, góp phần bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam với một số nước. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không Nội Bài; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Tiếp tục đẩy nhanh tái đàn lợn, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh và giá thịt lợn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động tham mưu, chỉ đạo ứng phó trước các tình huống thiên tai nguy hiểm, không để bị động, bất ngờ, nhất là mưa lũ lớn dài ngày, bão mạnh, siêu bão, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương rà soát, kiểm tra và xử lý các vị trí đê điều, hồ đập trọng điểm, xung yếu, những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét cao. Tiếp tục đẩy nhanh tái đàn lợn, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh và giá thịt lợn, chủ động có giải pháp xử lý kịp thời. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, các địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới 2020-2021 gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm môi trường giảng dạy và học tập an toàn cho giáo viên và học sinh. Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, nhất là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

(LĐTĐ) Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn, bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động