Tiếp tục phối hợp công tác chặt chẽ giữa Chủ tịch Nước và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 30/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đồng chủ trì Hội nghị về công tác phối hợp giữa Chủ tịch Nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật sửa đổi một số điều của 9 Luật
Tiếp tục phối hợp công tác chặt chẽ giữa Chủ tịch Nước và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng chủ trì Hội nghị. (ảnh: Doãn Tấn)

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mối quan hệ phối hợp công tác giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chủ tịch Nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị.

Dự kiến tại Phiên họp tháng 4/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về Đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Trong đó, sẽ tiếp tục đổi mới cơ chế phối hợp công tác giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chủ tịch Nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị; nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với các cơ quan.

Tiếp tục phối hợp công tác chặt chẽ giữa Chủ tịch Nước và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (ảnh: Doãn Tấn)

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Chủ tịch Nước là thiết chế hiến định hết sức quan trọng trong bộ máy Nhà nước, là người đứng đầu Nhà nước thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh.

Hiện nay, Chủ tịch Nước cũng là Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Hàng năm, Chủ tịch Nước đều có báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiều công việc cụ thể của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều gắn với thiết chế Chủ tịch Nước như phê chuẩn các hiệp định, điều ước quốc tế, phê chuẩn bổ nhiệm đại sứ, trưởng cơ quan đại diện ở nước ngoài.

Tiếp tục phối hợp công tác chặt chẽ giữa Chủ tịch Nước và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị. (ảnh: Doãn Tấn)

Trong công tác đối nội, đối ngoại của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan mật thiết đến Chủ tịch Nước. Phó Chủ tịch Nước cũng tham gia thường xuyên các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, hội nghị lần này là dịp để hai cơ quan đánh giá công tác thời gian qua, kiến nghị đề xuất để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Hiến pháp và pháp luật đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, trong đó có Chủ tịch Nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng phải luôn rà soát, đánh giá mình đã làm tốt những nhiệm vụ được Hiến pháp, pháp luật quy định hay chưa; công tác phối hợp giữa hai cơ quan để thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho đã chặt chẽ chưa, thiết thực và hiệu quả hay chưa kể cả về xây dựng pháp luật, đối ngoại, quốc phòng, an ninh….

Nêu rõ “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”, Chủ tịch Nước đề nghị các đại biểu đánh giá những mặt phối hợp công tác nào còn hạn chế, những mặt nào cần tiếp tục củng cố để tăng cường sức mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của hai cơ quan, từng lĩnh vực đều phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ.

Hội nghị đã nghe Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo một số nội dung về công tác phối hợp giữa Chủ tịch Nước với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Qua thảo luận, Hội nghị thống nhất đánh giá trong thời gian qua, nhất là nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII, XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay, quan hệ phối hợp công tác giữa Chủ tịch Nước với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn được tăng cường, ngày càng đi vào thực chất và đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác, được thể hiện rõ nét qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Nước, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Cụ thể là trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự cấp cao của Nhà nước, đối ngoại…

Đặc biệt, những đổi mới trong phương thức phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Nước ngày càng được chú trọng đã góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả, bảo đảm tính chủ động và có chiều sâu trong việc thực hiện nhiệm vụ mỗi bên.

Tiếp tục phối hợp công tác chặt chẽ giữa Chủ tịch Nước và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Toàn cảnh hội nghị. (ảnh: Doãn Tấn)

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp, Hội nghị nhất trí Chủ tịch Nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên các lĩnh vực công tác; tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013.

Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quan tâm, chú trọng việc chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xây dựng Quy chế phối hợp công tác giữa Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm bảo đảm triển khai kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nội dung công việc thuộc thẩm quyền của mỗi bên.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo công tác ngoại giao của Đảng, Nhà nước, công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; phối hợp cử đại diện mỗi bên tham gia vào các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chỉ đạo công tác đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp, Luật Điều ước quốc tế, đáp ứng yêu cầu chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch Nước tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác nắm bắt tình hình, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; kịp thời tham mưu, tổ chức triển khai chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội và Chủ tịch Nước.

Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch Nước tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin để kịp thời tham mưu, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Nước theo đúng chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg yêu cầu tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở.
Xem thêm
Phiên bản di động