Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động Mạng lưới Công đoàn các Khu công nghiệp
Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Tống Văn Băng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị. |
Sau 38 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hơn 35 năm hình thành và phát triển các KCN, 18 năm phát triển các khu kinh tế, việc phát triển các KCN, Khu kinh tế đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho đông đảo công nhân lao động cả nước. Tính đến hết năm 2023, cả nước đã có 416 KCN được thành. Trong đó, có 296 KCN đã đi vào hoạt động và 119 KCN đang trong quá trình xây dựng; có 44 khu kinh tế, trong đó có 26 Khu kinh tế cửa khẩu được thành lập tại 21 tỉnh biên giới đất liền, 18 Khu kinh tế ven biển được thành lập tại 17 tỉnh, thành phố ven biển.
Các KCN đi vào hoạt động đã tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến cuối năm 2023, các KCN trên địa bàn cả nước đã tạo việc làm cho khoảng trên 4,15 triệu lao động trực tiếp, trong đó tập trung chủ yếu tại các vùng Đông Nam Bộ (chiếm 41,3%) và vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 30,3%) số lao động làm việc trong các KCN trên cả nước.
Cùng với sự phát triển các KCN, khu kinh tế, Công đoàn các KCN, Khu kinh tế cũng phát triển, nhằm tập hợp đông đảo công nhân lao động tham gia Công đoàn và chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Địa bàn hoạt động trọng tâm, có tính chiến lược của tổ chức Công đoàn
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, Công đoàn KCN là địa bàn hoạt động trọng tâm, có tính chiến lược của tổ chức Công đoàn, đặc biệt trong bối cảnh tình hình mới. Từ thí điểm thành lập vào năm 1997 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tình hình quan hệ lao động và nhu cầu tăng cường công tác tổ chức, đại diện người lao động tập trung trong các KCN, đến Đại hội IX Công đoàn Việt Nam (năm 2003) tổ chức và hoạt động của Công đoàn các KCN đã được quy định tại Điều 23, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại Hội nghị. |
Tiếp đó, năm 2018, Đoàn Chủ tịch LĐLĐ Việt Nam ban hành Quyết định thành lập Mạng lưới Công đoàn các KCN với 5 mục tiêu chính. Trước hết là, xây dựng cầu nối, tạo môi trường chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa công đoàn các KCN trong toàn quốc về hoạt động công đoàn. Hai là, hỗ trợ hoạt động kết nối cán bộ Công đoàn các KCN toàn quốc, có sự ủng hộ, hỗ trợ của các LĐLĐ tỉnh, thành phố trong các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các nhân tố cán bộ Công đoàn, Công đoàn cơ sở điển hình trong hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, hành động tập thể và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Ba là, tiếp nhận, ghi nhận các ý kiến đề xuất từ thực tiễn hoạt động Công đoàn cơ sở, nhằm xây dựng môi trường hoạt động công đoàn ở các KCN có những đổi mới theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bốn là, tập hợp, đánh giá và đề xuất các hình thức ghi nhận, động viên kịp thời những gương cán bộ Công đoàn, đoàn viên công đoàn có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn, trong xây dựng quan hệ lao động tốt, lao động sáng tạo trong các KCN. Năm là, tổng hợp những bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm cải thiện tốt nhất môi trường cho sự phát triển các doanh nghiệp trong các KCN, tăng việc làm, thu nhập và tăng lợi ích vật chất, tinh thần cho người lao động.
Sau 5 năm triển khai thí điểm, Công đoàn các KCN đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, quan trọng. Tính đến 31/3/2024, cả nước có 50 Công đoàn KCN, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao tại 47 LĐLĐ tỉnh, thành phố. Có 7.356 Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp trong các KCN, trong đó có 33 Công đoàn cơ sở thuộc khu vực Nhà nước với tổng số gần 2,6 triệu đoàn viên (chiếm khoảng 35% tổng số đoàn viên công đoàn khu vực doanh nghiệp và 24% tổng số đoàn viên công đoàn cả nước).
Hoạt động công đoàn các KCN đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động, được người lao động tin tưởng, tạo nền tảng quan trọng, thúc đẩy phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong các doanh nghiệp KCN phát triển. Theo đó, năm 2018 có 1.840 doanh nghiệp ký Thỏa ước lao động tập thể, trong đó có 14 doanh nghiệp ký Thỏa ước lao động nhóm. Đến năm 2023, có 2.918 doanh nghiệp ký Thỏa ước, trong đó có 25 doanh nghiệp ký Thỏa ước nhóm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội nghị. |
Công đoàn các KCN đã chỉ đạo Công đoàn cơ sở thực hiện tốt vai trò của Công đoàn trong đàm phán, đối thoại tại cơ sở. Nếu như năm 2018 có 2.672 doanh nghiệp có tổ chức đối thoại định kỳ thì đến năm 2023 có 4.044 doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ, tăng 1.372 doanh nghiệp, tương đương tăng 150% so với năm 2018.
Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2023, các cấp Công đoàn đã hỗ trợ được 7.705 vụ việc nhằm bảo vệ người lao động, đồng thời đại diện người lao động khởi kiện được 4.664 vụ. Công đoàn cũng đã giải quyết, tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong 5 năm qua, Công đoàn các KCN đã tiếp nhận 9.193 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, đoàn viên, NLĐ gửi đến tổ chức Công đoàn (trong đó năm 2023 là 1.416 lượt), đơn tập trung vào một số vấn đề khiếu nại về hợp đồng lao động, trợ cấp thôi việc, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động Mạng lưới Công đoàn các KCN
Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, hoạt động công đoàn trong các KCN hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như quan hệ lao động còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; việc dịch chuyển của đoàn viên, người lao động; những yêu cầu chất lượng của người lao động ở các doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh...
Đại biểu tham luận tại Hội nghị. |
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, đồng chí Nguyễn Đình Khang đề nghị LĐLĐ các tỉnh, thành phố có KCN và các Công đoàn các KCN tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào chương trình, kế hoạch công tác công đoàn.
Nắm chắc tình hình của người lao động để tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên công đoàn. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa bàn thường xuyên theo dõi, tham mưu, giải quyết những vấn đề phát sinh, bảo đảm an ninh công nhân, không để xảy ra tình trạng bị lợi dụng chống phá.
Phát huy vai trò Công đoàn tham gia thúc đẩy để công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Tăng cường đối thoại để phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghệp; chủ động thương lượng với người sử dụng lao động lao động để quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn cho người lao động.
Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” để nâng cao nâng suất lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về Công đoàn cho người lao động.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; trọng tâm là kiểm tra cùng cấp, kiểm soát trách nhiệm thực thi, đảm bảo đúng quy định, hiệu lực, hiệu quả. Quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch tài chính Công đoàn.
Tại hội nghị, đã có nhiều tham luận của các Công đoàn KCN trên cả nước về "Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở nhằm thu hút, tập hợp người lao động tham gia Công đoàn"; "Vai trò của cán bộ mạng lưới Công đoàn các KCN trong hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ Công đoàn cơ sở thương lượng tập thể tại doanh nghiệp"...
Cùng với đó, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp, mô hình, cơ chế vận hành phù hợp nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nâng cao hiệu quả hoạt động Mạng lưới Công đoàn các KCN, nhất là các Công đoàn cơ sở có cùng ngành, nghề để chia sẻ, phối hợp, hỗ trợ chăm lo tốt hơn đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. Đồng thời, cho ý kiến để xây dựng, hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới thay thế Quy định tạm thời hiện nay, trong đó lưu ý một số vấn đề như: Nội dung, hình thức hoạt động; cơ chế, chính sách, tài chính hoạt động; phương tiện hoạt động; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41