Tiếp tục nắm chắc tình hình đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động
Ổn định đời sống, việc làm cho người lao động | |
Tập trung ổn định đời sống, việc làm cho người lao động ngành Nông nghiệp | |
Ổn định đời sống, việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh |
Đây là chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Thành phố tại công văn số 258/LĐLĐ về tiếp tục làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động và tham gia phòng, chống dịch Covid-19 mà Liên đoàn Lao động Thành phố vừa ban hành mới đây.
Theo đó, Liên đoàn lao động Thành phố nhận định, đến nay, dịch Covid-19 đã cơ bản được khống chế, hoạt động kinh tế, xã hội đang dần khôi phục. Tuy nhiên, tác động của dịch Covid-19 vẫn tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, thu nhập, quyền lợi của người lao động.
Nhằm tiếp tục làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động, Liên đoàn Lao động Thành phố yêu cầu các cấp Công đoàn tiếp tục tăng cường làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và đoàn viên Công đoàn.
Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh nắm bắt tình hình công nhân lao động và công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp. Ảnh minh họa. |
Cụ thể, các cấp công đoàn phải tiếp tục nắm chắc tình hình đời sống, việc làm, tiền lương, thu nhập của người lao động và tình hình quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền các quy định về tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động lựa chọn phương án phù hợp, đảm bảo quyền lợi lâu dài, hạn chế tình trạng viết đơn xin thôi việc do bị tác động xấu của các yếu tố bên ngoài.
Cùng đó, Công đoàn các cấp cần tăng cường các biện pháp thông tin, truyền thông rộng rãi tới người lao động tính ưu việt, lợi ích lâu dài khi tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, khuyến cáo người lao động không thực hiện mua bán, cầm cố, thế chấp sổ bảo hiểm xã hội, cảnh giác với các thủ đoạn và tác hại của “tín dụng đen”.
Công đoàn cấp trên cơ sở cần tích cực tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với người lao động; chỉ đạo công đoàn cơ sở tăng cường các hoạt động giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, quy định của pháp luật để chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 38 Bộ luật lao động; kịp thời tham gia giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động, không để xảy ra đình công, ngừng việc trái quy định pháp luật.
Ngoài ra, Công đoàn cấp trên cơ sở phải chỉ đạo Công đoàn cơ sở trao đổi, bàn bạc, đối thoại với người sử dụng lao động tìm mọi giải pháp duy trì việc làm, tổ chức làm việc so le thời gian, nghỉ việc luân phiên, thực hiện chế độ nghỉ phép, thay đổi vị trí công việc; đề xuất các giải pháp với nỗ lực cao nhất để giữ chân người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Hoạt động 24/12/2024 07:52
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Hoạt động 24/12/2024 07:42
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49