Thưởng Tết là động lực để người lao động gắn bó

(LĐTĐ) Bên lề Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 10 khóa XII diễn ra tại Hà Nội từ 11-12/1, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chia sẻ với phóng viên về tình hình lương, thưởng Tết năm nay và kế hoạch chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
LĐLĐ thành phố Hà Nội được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam Đồng chí Thái Thu Xương được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Chính sách mới của Công đoàn về chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

PV: Xin ông cho biết về tình hình lương, thưởng Tết năm nay? Ông đánh giá như thế nào về việc gần đây công nhân lao động một số doanh nghiệp ngừng việc tập thể, phản ứng do mức thưởng Tết năm nay thấp hơn mọi năm?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Theo tổng hợp của Tổng LĐLĐ Việt Nam thì năm nay các doanh nghiệp vẫn phối hợp với tổ chức Công đoàn để có được lương, thưởng Tết ở mức cơ bản, đảm bảo nhu cầu của người lao động. Qua thực tế tổ chức Công đoàn nắm được, rất nhiều doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội cao, vẫn đang nỗ lực ở mức cao nhất, chia sẻ lợi nhuận và thậm chí chấp nhận cả việc chưa lãi, hoặc lỗ để có thể giữ chân người lao động và giúp người lao động có một cái Tết cơ bản. Đây cũng chính là động lực để người lao động gắn bó, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Thưởng Tết là động lực để người lao động gắn bó
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp năm nay vì khó khăn mà lương, thưởng Tết không đáp ứng được nhu cầu. Đây là lý do khiến nhiều nơi người lao động đã đình công, ngừng việc. Trong bối cảnh đó, chúng tôi mong người lao động hãy chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp. Nhưng về trách nhiệm, doanh nghiệp cũng cần thấy, với người lao động thì lương, thưởng Tết là khoản rất là quan trọng, nhất là trong một thời gian dài do ảnh hưởng dịch bệnh, người lao động đã gặp không ít khó khăn.

Do vậy, các chủ doanh nghiệp hãy sẵn sàng chia sẻ với người lao động, chấp nhận ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận, cùng chia sẻ để giúp người lao động được đón Tết đầm ấm. Đây cũng chính là động lực để họ ở lại và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, nhất là tình trạng đang thiếu lao động như hiện nay.

PV: Được biết, qua nắm bắt từ các cấp Công đoàn, đến thời điểm này, tại nhiều địa phương, sẽ có nhiều công nhân lao động ở lại, không về quê ăn Tết như mọi năm. Vậy, tổ chức Công đoàn có kế hoạch chăm lo Tết cho nhóm đối tượng này thế nào, thưa ông?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Với những lao động ở lại địa phương nơi làm việc, không về quê đón Tết, chúng tôi đã chỉ đạo Công đoàn có các hoạt động chăm lo, hỗ trợ để giúp người lao động đón Tết trong điều kiện an toàn. Chúng tôi kêu gọi những lao động định về quê đón Tết cần cân nhắc rất kỹ để đảm bảo an toàn bản thân và gia đình mình. Chúng tôi cũng mong các địa phương có hướng dẫn, tuyên truyền phù hợp, thay vì sử dụng các biện pháp cực đoan hay hạn chế việc người lao động về quê.

PV: Xin ông cho biết, với những lao động xa quê, muốn về quê ăn Tết cùng gia đình, năm nay, tổ chức Công đoàn có hỗ trợ như thế nào để đảm bảo an toàn cho họ?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Hiện nay ở nhiều tỉnh, thành phố, Công đoàn vẫn tiếp tục tổ chức những Chuyến xe nghĩa tình, hoặc có nơi hỗ trợ vé xe để đưa người lao động về quê ăn Tết. Khi tổ chức những chuyến xe này chúng tôi đã chỉ đạo Công đoàn tổ chức test nhanh Covid-19, đảm bảo đầy đủ các biện pháp 5K trong suốt chuyến đi, hoặc lúc người lao động phải dừng lại ăn, nghỉ ngơi cũng phải đảm bảo các điều kiện về an toàn.

Chúng tôi cũng tuyên truyền, hướng dẫn người lao động khi về với người thân, gia đình nên hạn chế việc di chuyển. Chúng ta phải hiểu là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng ta phải chấp nhận đón cái Tết không trọn vẹn như những năm trước, vì mục tiêu cao nhất là chung tay phòng, chống dịch. Khi chúng ta kiểm soát phòng, chống dịch tốt, chắc chắn là sẽ có nhiều điều kiện tốt hơn trong tương lai gần cho bản thân gia đình, cũng như người thân của họ.

Thưởng Tết là động lực để người lao động gắn bó
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thăm, trao quà hỗ trợ cho công nhân lao động tỉnh Hưng Yên bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

PV: Thưa ông, hiện đang có tình trạng mỗi địa phương có một phương án phòng, chống dịch khác nhau, gây khó khăn cho người lao động ở xa về quê ăn Tết. Tổng LĐLĐ Việt Nam có kiến nghị gì để hỗ trợ người lao động không?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Trước hết, việc về quê ăn Tết là quyền của người lao động, và chúng ta cũng chia sẻ với một bộ phận người lao động trong một thời gian dài đã phải giãn cách xã hội rất khó khăn, chưa được về thăm người thân, chia sẻ với khó khăn của người thân. Tôi cho rằng chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, động viên để khuyến khích người lao động hạn chế di chuyển trong dịp Tết. Trong trường hợp vì những lý do cần thiết phải di chuyển, cần đảm bảo nguyên tắc 5K.

Người lao động khi tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, không chỉ đảm bảo an toàn cho chính mình, mà còn cho những người thân trong gia đình và cộng đồng. Đây cũng là nguồn lực để sau Tết Nguyên đán, đảm bảo tất cả người lao động đến doanh nghiệp trong điều kiện an toàn, tiếp tục nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Xin trân trọng cảm ơn ông./.

Công đoàn sẽ chi khoảng 2.400 tỷ đồng để chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động

Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến đời sống người lao động, đặc biệt là công nhân lao động gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhất là đoàn viên và người lao động tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo người lao động đón Tết Nhâm Dần vui tươi, hạnh phúc.

Với chủ đề “Tết Sum vầy - Xuân Bình an” và phương châm “Tất cả đoàn viên và người lao động đều có Tết”, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn căn cứ vào cấp độ dịch của địa phương, chủ động có kế hoạch chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động. Năm nay, bên cạnh nguồn lực xã hội hóa, tổ chức Công đoàn dự kiến sẽ chi khoảng 2.400 tỷ đồng để chăm lo Tết cho khoảng 8 triệu đoàn viên, người lao động.

Theo Kế hoạch của Tổng LĐLĐ Việt Nam, người lao động có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí Công đoàn; cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo, thăm hỏi từ nguồn tài chính Công đoàn với mức 300 nghìn đồng/người. Đối với đoàn viên, người lao động tại đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Công đoàn cơ sở chủ động cân đối nguồn tài chính để chăm lo, thăm hỏi.

Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cấp Công đoàn tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng đối tượng, an toàn, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của ngành Y tế, chính quyền địa phương với tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Trong chính sách hỗ trợ, Công đoàn cơ sở cần ưu tiên đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bão lũ; đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng gia đình chính sách hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán; đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết để làm việc, lao động, sản xuất.

Lan Ngọc (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Khẳng định vị thế Tổ chức của người lao động

Khẳng định vị thế Tổ chức của người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động; với tư cách tổ chức cùng tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, tổ chức Công đoàn đã thực sự là chỗ dựa, bạn đồng hành không thể thiếu của đoàn viên, người lao động. Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Báo Lao động Thủ đô xin lược ghi một số ý kiến của đoàn viên thể hiện niềm tin với tổ chức của mình.
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã phát động công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sức thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc...
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

(LĐTĐ) Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), đưa đất nước ta dần thoát khỏi khó khăn, ổn định đời sống nhân dân và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, luôn được Công đoàn ngành gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Qua đó đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2024.
LĐLĐ tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

LĐLĐ tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng ngày 25/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm, tri ân Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nghi Lộc.
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986)

(LĐTĐ) Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986), các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công nhân, viên chức, lao động đã tạo được bước chuyển biến tích cực, nhiều điển hình tiên tiến và nhân tố mới đã hình thành, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn để đáp ứng tình hình mới

Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn để đáp ứng tình hình mới

(LĐTĐ) Tầm nhìn và những chỉ đạo, định hướng quan trọng cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đã được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở xuyên suốt qua 3 kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam.
LĐLĐ quận Cầu Giấy gắn biển công trình “Vườn hoa cây xanh”

LĐLĐ quận Cầu Giấy gắn biển công trình “Vườn hoa cây xanh”

(LĐTĐ) Vừa qua, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy đã tổ chức gắn biển công trình “Vườn hoa cây xanh” tại Trường Mầm non Bình Minh.
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa đã tạo ra những tiền đề quan trọng góp phần xây dựng và đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Thành quả đó có đóng góp quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Thi thợ giỏi, luyện tay nghề để tăng năng suất lao động

Thi thợ giỏi, luyện tay nghề để tăng năng suất lao động

(LĐTĐ) Được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, những năm qua, phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội khởi xướng và phát động đã phát triển rộng khắp trong công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, không chỉ khơi dậy mạnh mẽ tinh thần thi đua yêu nước, mà còn góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, xây dựng đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) có trình độ tay nghề cao.
Xem thêm
Phiên bản di động