Thương mại điện tử thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt giữa đại dịch Covid-19
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặc dù không thể khẳng định dịch Covid-19 khiến người dùng chuyển đổi toàn diện từ kênh mua hàng truyền thống, sang kênh mua hàng hiện đại (mua sắm online); nhưng ở một số danh mục sản phẩm cụ thể đã có sự chuyển dịch rõ nét từ thương mại truyền thống, sang thương mại điện tử và kênh mua trực tuyến. Đơn cử tại Hà Nội hay ở một số thành phố lớn trên cả nước như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…nơi có số lượng siêu thị và cửa hàng tiện lợi lớn; dịch Covid-19 bùng phát đã khiến người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn kênh thương mại hiện đại so với các tỉnh, thành còn lại.
Người tiêu dùng dần thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến trong thời điểm dịch Covid-19 |
Đặc biệt, biện pháp giãn cách xã hội tại Hà Nội nói riêng và nhiều địa phương trên cả nước nói chung, đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng tăng mức tiêu thụ đối với dịch vụ giao đồ ăn, giao bưu kiện và dịch vụ giao hàng tạp hóa theo yêu cầu phụ trợ khác thông qua kênh mua sắm trực tuyến. Khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà, nhu cầu kết nối đã tăng lên cùng thói quen tiêu dùng làm việc từ xa và giải trí trực tuyến mới; thì hoạt động giao dịch mua sắm được thực hiện trực tuyến sẽ nhiều hơn, thay vì thông qua kênh thương mại truyền thống trước đây.
Cụ thể như tại Hà Nội, khi chính quyền siết chặt công tác kiểm soát lý do ra đường, thực hiện nghiêm túc việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người tiêu dùng ngay lập tức đã hình thánh thói quen mua sắm mới thông qua các kênh mua sắm trực tuyến. Thông qua kênh mua sắm trực tuyến, bữa ăn gia đình vẫn đảm bảo đủ các loại thực phẩm tươi xanh nhưng…lại không phải bước chân đến chợ hay xếp hàng chờ đến lượt vào quầy siêu thị để thanh toán. Chỉ cần vào mạng, bấm chuột, lướt vào các cửa hàng rau củ quả quen thuộc, vài ba tiếng sau, chị em đã có thể được shipper mang đến tận cửa các loại rau củ, quả, thịt lợn, gà, ngan, cá…
Chị Nguyễn Thị Lan ở khu đô thị Xa La (Hà Đông) chia sẻ, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thông qua kênh thương mại trực tuyến của các hệ thống siêu thị, chị Lan thường xuyên mua hàng hoá dùng cho nhiều ngày để hạn chế việc đi lại. “Nhà có con nhỏ nên thời gian dịch bệnh tôi cũng ít đi ra các siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm. Để có đủ các mặt hàng thiết yếu tôi đều sử dụng dịch vụ mua sắm, đi chợ online để đảm bảo an toàn. Mình muốn mua gì thì chỉ cần đặt hàng qua hệ thống siêu thị, cửa hàng là có người ship tận nhà, rất tiện lợi”, chị Lan cho hay.
Số liệu từ Bộ Công Thương cũng cho thấy, dịch Covid-19 đã khiến người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng đón nhận việc sử dụng kênh thương mại điện tử, trực tuyến như: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki...để mua sắm hàng hóa, thực phẩm. Trong đó, gần 60% khách hàng được khảo sát cho biết đã mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong 12 tháng qua. Cũng theo thống kê cho thấy, một số siêu thị ở Hà Nội như Vinmart, Big C, Coop mart, MM Mega market…đều ghi nhận đơn mua hàng online của người dân trong thời điểm Hà Nội, cũng như các thành phố lớn trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội đã tăng đột biến từ 50-80%, so với thời điểm chưa giãn cách. Đơn cử như, số lượt khách mua qua sàn thương mại điện tử Postmart đạt con số hơn 1.000 đơn hàng tính từ ngày 24/7, trong đó sản lượng tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu tại Hà Nội đạt hơn 7 tấn và có tốc độ tăng trưởng đạt 70% so với trước khi giãn cách.
Ở góc độ chuyên gia, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội nhìn nhận, để đảm bảo biện pháp phòng chống dịch Covid-19 thì kênh thương mại điện tử, trực tuyến là một phần không thể thiếu. Trong khi đó, thời gian cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19 đã giúp cho nền thương mại điện tử tăng thêm một số lượng lớn người tiêu dùng – những đối tượng trước đây chưa từng quan tâm đến mua sắm trực tuyến…Cũng theo ông Phú, dịch vụ hậu cần ngày một trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng mong đợi nhiều về chất lượng giao hàng. Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng. Do vậy, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cần sử dụng hiệu quả công nghệ để đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36