Thực hiện các biện pháp kỹ thuật để trẻ em xem phim trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi
Đề xuất cho phép nhiều đơn vị được tham gia cấp phép phân loại phim Sản xuất phim phải chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu |
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 9, ngày 22/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu là việc phổ biến phim trên không gian mạng, phổ biến phim trên truyền hình.
Báo cáo một số vấn đề giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, về phổ biến phim trên hệ thống truyền hình, có ý kiến đề nghị quy định khung giờ vàng trên truyền hình dành nhiều thời gian hơn cho phim Việt Nam; khuyến khích phổ biến phim Việt Nam trên truyền hình.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo tại phiên họp. (ảnh: QH) |
Thường trực Ủy ban cho rằng các nội dung cụ thể về thời lượng, tỷ lệ phát sóng và khung giờ phát sóng nên để văn bản dưới luật hướng dẫn để phù hợp với thực tiễn.
Về cơ chế khuyến khích phổ biến phim Việt Nam, Dự thảo Luật tiếp thu ý kiến đại biểu, bổ sung tại khoản 4 Điều 20, cụ thể: “Khuyến khích phổ biến phim Việt Nam sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước, phim do tổ chức, cá nhân tài trợ, hiến, tặng”.
Về phổ biến phim trên không gian mạng, đa số ý kiến đồng tình với phương án “hậu kiểm” đối với phim phổ biến trên không gian mạng. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị phải cấp phép phân loại phim phổ biến trên không gian mạng; có ý kiến lại đề nghị phân loại đối với phim có yếu tố về chính trị, quốc phòng, an ninh.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, trên thực tế, rất khó xác định phim có yếu tố quốc phòng, an ninh trước khi phổ biến trên không gian mạng. Do vậy, Thường trực Ủy ban xin được tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, quy định thống nhất tại Dự thảo Luật về thực hiện “hậu kiểm” đối với phim phổ biến trên không gian mạng.
Đồng thời, để bảo đảm công tác quản lý Nhà nước, Dự thảo Luật bổ sung quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, biện pháp tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng.
Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước ở từng cấp; cơ chế phối hợp trong quản lý phổ biến phim trên không gian mạng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phổ biến phim, trong đó có trách nhiệm cung cấp công cụ kiểm duyệt, cảnh báo, công cụ cho người xem báo cáo vi phạm, công cụ kiểm soát dành cho trẻ em; xây dựng bộ máy hạ tầng kỹ thuật hiện đại, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong thực hiện hậu kiểm...
Toàn cảnh phiên họp. (ảnh: QH) |
Cũng liên quan đến phát hành phim trên không gian mạng, có ý kiến đề nghị có cơ chế kiểm soát tài khoản chính danh phát hành phim trên không gian mạng; có ý kiến đề nghị quy định việc kiểm tra phân loại phim trên không gian mạng là nhiệm vụ thường xuyên; có ý kiến đề nghị đối tượng gỡ bỏ phim trên mạng là tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng hoặc đơn vị sản xuất phim; có ý kiến đề nghị quy định cụ thể thời gian gỡ bỏ đối với phim phổ biến trên không gian mạng vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tiếp thu các ý kiến này, Dự thảo Luật quy định Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân phổ biến phim Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 của Luật này và một số quy định khác.
Trong đó, tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng phải gỡ bỏ phim vi phạm Điều 9 của Luật này và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong vòng 24 giờ kể từ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu; thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cha, mẹ, hoặc người giám hộ tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim được phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim...
Dự thảo quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện việc kiểm tra nội dung phim phổ biến trên không gian mạng; phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng quy định trong luật là chưa rõ ràng, còn chung chung và rất khó thực hiện. Các cơ quan phải rà soát lại bảo đảm đồng bộ, thống nhất và tránh sơ hở.
Mặt khác, cơ chế nào để ngăn chặn hậu quả, xử lý vi phạm, cần nghiên cứu quy định vào trong Dự thảo Luật. Đồng thời nên áp dụng kinh nghiệm quốc tế để bảo đảm tính khả thi của luật. Ngoài ra, nên phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an để thực hiện tốt hơn nội dung này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Điện ảnh 07/11/2024 22:07
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII
Điện ảnh 07/11/2024 21:24