Đề xuất cho phép nhiều đơn vị được tham gia cấp phép phân loại phim

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, góp ý vào Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), với nhiều nội dung quan trọng.
Những tựa phim đình đám vén bức màn bí mật về giới thời trang cao cấp xa xỉ Các rạp và Trung tâm chiếu phim cần khử khuẩn trước và sau mỗi buổi chiếu Rạp chiếu phim sẵn sàng đón khách trở lại

Tách bạch giữa các hành vi bị cấm tuyệt đối và bị cấm tương đối

Dự thảo Luật quy định các nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh là căn cứ để thẩm định phim. Tuy nhiên, quy định này chưa tách bạch rõ ràng giữa các hành vi bị cấm tuyệt đối và các hành vi bị cấm tương đối.

VCCI cho rằng, theo kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác, các hành vi cấm được phân thành 2 hình thức. Thứ nhất là hành vi cấm tuyệt đối, là những hành vi vi phạm lợi ích công cộng (chẳng hạn tuyên truyền chống phá Nhà nước, kích động chiến tranh, bạo lực, xuyên tạc sự thật lịch sử, dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan).

Loại thứ hai là hành vi bị cấm tương đối, là những hành vi có nội dung vi phạm lợi ích tư nhân, như xúc phạm cá nhân, tổ chức hay tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân. Các hành vi này chỉ nên bị cấm nếu không được cá nhân, tổ chức đó đồng ý.

Đề xuất cho phép nhiều đơn vị được tham gia cấp phép phân loại phim
Ảnh minh họa: Nhiều bộ phim dài tập trên VTV3 thu hút lượng lớn khán giả

Cụ thể, theo VCCI, nếu cá nhân, tổ chức có yêu cầu cho rằng nội dung đó xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình, thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu cơ sở điện ảnh không được phổ biến nội dung đó nữa. Trường hợp cá nhân, tổ chức không phản đối thì những nội dung có dạng như trên vẫn được phép sản xuất, phổ biến và phát hành.

Do vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định về các hành vi bị cấm theo hướng tách bạch thành hai loại như trên. Đồng thời, bổ sung quy định về phương án xử lý với từng loại nội dung vi phạm, chẳng hạn cho phép thực hiện phương thức kiện bồi thường thiệt hại với loại nội dung bị cấm tương đối.

Bên cạnh đó, Dự thảo quy định việc cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được cấp phép bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó trọng tâm có thẩm định kịch bản phim và yêu cầu cam kết nội dung phim không vi phạm nội dung bị cấm.

VCCI cho rằng, quy định này chưa thật sự phù hợp. Vì nội dung bị cấm tại Điều 9 Dự thảo Luật tương đối rộng, không chỉ kiểm soát về mặt lịch sử, chính trị mà còn kiểm soát các nội dung nghệ thuật khác - vốn chỉ phù hợp với quan điểm, tư tưởng Việt Nam. Trong khi đó, các nhà làm phim nước ngoài có quan điểm sáng tạo nghệ thuật riêng và được chấp nhận ở nước họ. Do đó, quy định này có thể sẽ trở thành một rào cản đối với nhà làm phim nước ngoài muốn thực hiện cảnh quay tại Việt Nam, đặc biệt với các phim có nhu cầu sử dụng chủ yếu các địa điểm tại Việt Nam.

Vì vậy, theo VCCI, cần thiết kế thủ tục cấp phép đặc biệt đơn giản và gọn nhẹ, thậm chí việc kiểm soát các tình tiết về mặt lịch sử, chính trị có thể thực hiện thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ cho đoàn làm phim thực hiện kiểm duyệt trước khi cung cấp dịch vụ (tự thực hiện hoặc thuê người có chuyên môn). “Đề nghị rà soát, cải cách mạnh mẽ các quy định liên quan đến việc cấp phép và kiểm duyệt kịch bản phim của đoàn làm phim nước ngoài”, văn bản góp ý của VCCI nêu rõ.

Cần khoảng thời gian hợp lý để xử lý nội dung vi phạm

Dự thảo Luật đã quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng. Theo đó, Dự thảo yêu cầu doanh nghiệp phải dừng cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền do cung cấp nội dung vi phạm.

Theo VCCI, quy định này có thể dẫn đến cách hiểu doanh nghiệp phải dừng toàn bộ dịch vụ (chẳng hạn như dịch vụ truyền hình OTT, hoặc dịch vụ xem video…). Trong khi đó, nội dung vi phạm đã bị gỡ khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước, nên việc dừng dịch vụ sẽ không giải quyết được vấn đề, mà lại gây thiệt hại rất lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do vậy, VCCI đề nghị bỏ quy định này.

Dự thảo Luật cũng quy định yêu cầu doanh nghiệp gỡ phim vi phạm ngay khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước. VCCI cho rằng, quy định này dường như chưa khả thi vì khoảng thời gian này quá ngắn để doanh nghiệp có thể tiếp nhận thông tin và xử lý.

Theo kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác khi quản lý trên không gian mạng, cơ quan quản lý thường cho phép doanh nghiệp một khoảng thời gian hợp lý để xử lý nội dung vi phạm, chẳng hạn Luật An ninh mạng cho phép 24h, Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP cho phép 3h…

Về thẩm quyền cấp phép phân loại phim trong Dự thảo, VCCI đề nghị cân nhắc chuyên nghiệp hóa việc cấp phép theo hướng cho phép nhiều đơn vị được tham gia công tác cấp phép và Nhà nước đóng vai trò kiểm tra, giám sát.

Theo VCCI, một mô hình có thể cân nhắc tại thời điểm này là giao cho các cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh - truyền hình. Hiện nay, cả nước có khoảng 70 đài truyền hình, đã được giao nhiệm vụ kiểm duyệt phim trên hệ thống đài mình, đã có kinh nghiệm trong việc xét duyệt nội dung phim.

Do vậy, có thể mở rộng năng lực của các nhà đài cho việc phân loại phim chiếu rạp. Cụ thể, giao trách nhiệm cấp Giấy phép phân loại phim cho các cơ quan báo chí đã có giấy phép phát thanh - truyền hình và Nhà nước quản lý thông qua việc xây dựng bộ tiêu chí phân loại phim và kiểm tra, giám sát việc thực hiện cấp phép.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động