Thực hành tiết kiệm, cội nguồn thành công

(LĐTĐ) Trong không khí cả nước kỷ niệm 77 năm Quốc khánh 2/9, chúng ta tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Người đã dành cả cuộc đời đấu tranh vì độc lập - tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Những bài học mà Người để lại, trong đó có bài học về “cần- kiệm- liêm- chính”, chống xa hoa, lãng phí vẫn là kim chỉ nam cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô học tập, noi theo.
Tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm Tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thực hành tiết kiệm, cội nguồn thành công
Tại mỗi kỳ họp của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, các đại biểu đều chất vấn về những lĩnh vực liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính/Thiếu một mùa, thì không thành trời/Thiếu một phương, thì không thành đất/ Thiếu một đức, thì không thành người”. Vì vậy, ngoài nêu cao đạo đức cách mạng, Người còn là hình mẫu về “cần - kiệm - liêm - chính”, về sự giản dị, tiết kiệm trong cuộc sống thường nhật.

Bởi thế, dù là một Nguyên thủ quốc gia nhưng Bác luôn giữ lối sống cần kiệm, mộc mạc vốn có. Sống trong căn nhà sàn giản đơn, xây bằng gỗ thường, Bác sử dụng tầng dưới làm nơi họp Bộ Chính trị, làm việc với các cán bộ, ban ngành, hay tiếp đoàn khách, bạn bè đồng chí và các cháu thiếu niên, nhi đồng. Đời sống riêng của Bác gói gọn trong căn phòng hơn 10 mét vuông ở tầng trên, đồ đạc cũng vô cùng đơn giản và là đồ thiết yếu: Chiếc giường đơn trải chiếu cói, bộ bàn ghế, chiếc máy thu thanh, vài cuốn sách, cái quạt nan,…Thậm chí, giữa Thủ đô Hà Nội náo nhiệt, Bác chỉ cần một căn nhà khiêm tốn vậy thôi, những gì tốt hơn, tiện hơn vẫn là để hết cho dân. Ví như bữa ăn thanh đạm của Bác với dưa cà, thỉnh thoảng mới có thịt. Hay bộ quần áo của Bác cũng chỉ loanh quanh vài bộ cùng kiểu, vá đi vá lại. Bác bảo rằng “Nước ta còn chưa giàu, dân ta còn khổ, chưa đủ nhà ở. Bác ở như thế này là tốt lắm rồi”…

77 mùa Thu cách mạng đã đi qua, 53 năm sau ngày Người mất, đặc biệt sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước nói chung, Hà Nội nói riêng đã, thu được những thành tựu chính trị, kinh tế, xã hội hết sức quan trọng, song bên cạnh đó xảy ra tình trạng lãng phí, thậm chí biểu hiện lối sống xa hoa của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân. Xác định muốn xây dựng Đảng phải bắt đầu bằng “thực hiện đạo đức cách mạng”, muốn phát triển kinh tế phải triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, do đó thời gian qua, Hà Nội là đảng bộ đi đầu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Ví dụ sinh động nhất, tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 (ngày 22/8) tại Nhà Quốc hội, báo cáo của UBND thành phố Hà Nội cho biết: Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2021, địa phương đã tiết kiệm được gần 41.461 tỷ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước...

Ngày 16/7/2021, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3569/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của thành phố Hà Nội, trong đó đã đề ra một số mục tiêu cụ thể về thực hành tiết kiệm đến năm 2025. Hòa trong không khí kỷ niệm 77 năm Quốc khánh mùng 2/9; 53 năm ngày Người đi xa, tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Thủ đô Hà Nội đã và sẽ đi tiên phong trên mặt trận thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách thực chất, hiệu quả nhất.

Dự và phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, điểm sáng của thành phố Hà Nội là thực hiện rất tốt, rất nỗ lực Nghị quyết số 18-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 19-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thành phố đã có ban chỉ đạo về vấn đề này, các đơn vị sự nghiệp công tiết kiệm cả về số lượng cán bộ cấp phòng; biên chế sự nghiệp của thành phố chưa dùng hết, nhờ đó, tỷ lệ chi thường xuyên của Hà Nội ở khoảng 49-51%. Đây là con số rất lý tưởng.

Bên cạnh đó, Hà Nội chú trọng cắt giảm định mức, tiêu chuẩn, chế độ, qua đó tiết giảm được nhiều chi phí, từ vệ sinh môi trường, sửa chữa đê điều, chiếu sáng… Thành phố chủ động rà soát thường xuyên dự án treo, dự án chậm tiến độ. Tỷ lệ thu nội địa (chủ yếu từ thực lực nền kinh tế) của Hà Nội lớn…

Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nâng cao hiệu quả nguồn lực tài sản công. Hà Nội đang rất nỗ lực làm tốt công việc này; rà soát, đánh giá phân loại từng loại tài sản công, nhất là tài sản đất đai; giám sát toàn bộ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư. Thành phố chú trọng nâng cao hiệu quả trên ba lĩnh vực: Tài chính, tài sản công (nghiên cứu toàn bộ đơn giá, định mức, trước hết ở lĩnh vực giáo dục); đất đai và các dự án đầu tư công; đẩy mạnh vận hành hệ thống chính quyền, trọng tâm là quản lý đô thị…

Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong bộ máy hành chính, chi tiêu công như trên, ngay trong “nội tại” của mỗi cán bộ, người dân Thủ đô, thời gian qua, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng được đặt lên hàng đầu. Điển hình, trên khắp địa bàn của Thủ đô từ nội thành đến ngoại thành thời gian qua nhiều gia đình, đơn vị đã, đang tổ chức đám cưới theo đời sống mới (Chỉ thị số 11 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội). Thay vì cỗ bàn linh đình, xa hoa, tốn kém, các gia đình đã tổ chức tiệc ngọt. Với các đơn vị, như ngành Giáo dục- Đào tạo Thủ đô, ngành Y tế… những năm qua vào dịp kỷ niệm ngành đều “gửi thông điệp” không nhận lẵng hoa.

Có thể nói tiết kiệm là một trong những đặc tính văn hóa của dân tộc ta, ngày hôm nay, đâu đó còn có một số nơi, số người chạy theo lối sống xa hoa, lãng phí… nhưng đó chỉ là biểu hiện nhất thời của một thời kỳ kinh tế đang chuyển đổi. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó có việc học tập về tính cần kiệm, liêm chính, mỗi chúng ta càng phải nâng cao “đạo đức cách mạng” giữ gìn sự thanh liêm, ra sức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, đất nước phồn vinh./.

Đinh Bảo Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.

Tin khác

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Chiều 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý vụ phóng hỏa xảy ra tại quán cà phê số 258 đường Phạm Văn Đồng.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

(LĐTĐ) Qua phiên giải trình cho thấy công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố nói chung và các tuyến sông Hồng, sông Đuống nói riêng, thời gian qua đã được Thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và có nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét.
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

(LĐTĐ) Ngày 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của Thành phố đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình của Thường trực HĐND Thành phố về lĩnh vực công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký Công văn số 4277/UBND-NC ngày 19/12/2024 về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Chiều 16/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động