Thúc đẩy giải quyết việc làm và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thủ đô

(LĐTĐ) Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2022 đã tạo cơ hội gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật kịp thời xu hướng phát triển của thị trường và nhu cầu tuyển dụng lao động, tiến tới việc liên kết đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy giải quyết việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố Hà Nội.
Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động Hà Nội thúc đẩy gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động Sắp diễn ra Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2022

Sáng nay, 11/12, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm đã diễn ra Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2022 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm tổ chức.

Tới dự hội nghị có Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) Trương Anh Dũng; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng; Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Bạch Liên Hương và các Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội; Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cùng đại diện lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm...

Thúc đẩy giải quyết việc làm và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thủ đô
Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Tương Anh Dũng phát biểu tại hội nghị

Khai mạc hội nghị, bà Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết: trong những năm qua, chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng lao động Thủ đô ngày càng được khẳng định và nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Với mạng lưới 310 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp của Thành phố liên tục tăng cao; tỷ lệ học sinh, sinh viên, học viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 70 - 80%. Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng 100%. Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp và giải quyết việc làm góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố năm 2022 đạt 72,23%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tăng 1,13 điểm phần trăm so với năm 2021.

Tuy nhiên, với vị thế là Trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nước, thị trường lao động của Thủ đô luôn có sự biến động và thu hút mạnh mẽ lực lượng lao động tham gia thị trường. Đặc biệt, sau thời gian dịch bệnh Covid-19 kéo dài và những tác động tiêu cực từ tình hình thế giới hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và Thành phố, bào mòn khả năng chịu đựng của doanh nghiệp dẫn đến tình hình việc làm và thu nhập của người lao động có chiều hướng giảm.

Thúc đẩy giải quyết việc làm và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thủ đô
Ký kết hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.

Trước tình hình đó, Sở LĐTBXH Thành phố đã tham mưu và tổ chức nhiều giải pháp, biện pháp theo chức năng thẩm quyền của ngành để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.

“Việc tổ chức Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động là một trong nhiều biện pháp cụ thể, căn cơ mà Sở LĐTBXH Hà Nội thực hiện nhằm thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, người học và xã hội về giáo dục nghề nghiệp; tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm giúp học sinh, sinh viên, người lao động chọn nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp; thúc đẩy và khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia phong trào khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thủ đô; đẩy mạnh gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại; kết nối cung cầu lao động; hỗ trợ giải quyết sự thiếu hụt lao động, việc làm giữa các khu vực kinh tế và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ” - Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Bạch Liên Hương khẳng định.

Thúc đẩy giải quyết việc làm và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thủ đô
Đại biểu tham quan các gian hàng tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh

Với những mục đích, ý nghĩa hết sức thiết thực, Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2022 đã thu hút sự tham dự của 10.000 người, trong đó có khoảng 8.000 học sinh các trường Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT), Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Hoài Đức tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và hơn 2.000 người tới tham gia Phiên giao dịch giới thiệu việc làm lưu động.

Hội nghị diễn ra với nhiều hoạt động thiết thực, gồm: 36 doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho gần 1.000 doanh nghiệp có hoạt động liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố tham gia ký kết hợp tác, đặt hàng đào tạo với các cơ sở giao dục nghề nghiệp; Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT; Phiên giao dịch việc làm với sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh đa dạng các vị trí, ngành nghề.

Thúc đẩy giải quyết việc làm và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thủ đô
Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh cho các em học sinh

Ngoài ra, Hội nghị còn có những hoạt động bên lề như: Trưng bày, giới thiệu một số mô hình khởi nghiệp, sản phẩm thực hành, mô hình thiết bị đào tạo nghề tự làm tiêu biểu của học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Trình diễn kỹ năng nghề thuộc các nhóm nghề du lịch, dịch vụ nhà hàng; chăm sóc sắc đẹp; công nghệ sơn ô tô...

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, thành phố Hà Nội là nơi tập trung nhu cầu lớn nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là địa phương có số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp lớn nhất nước với hơn 300 đơn vị, hàng năm tổ chức tuyển sinh và đào tạo trên 200.000 lượt người, cung cấp lực lượng lao động có tay nghề, có kỹ năng trình độ chuyên môn đứng đầu cả nước.

Thúc đẩy giải quyết việc làm và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thủ đô
Trình diễn nghề chăm sóc sắc đẹp.

“Những năm gần đây, Sở LĐTBXH Hà Nội đã tham mưu và chỉ đạo có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước, hướng dẫn của LĐTBXH về phát triển giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động. Hiệu quả của các Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động những năm gần đây góp phần giúp cho chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Thủ đô Hà Nội ngày càng được nâng lên” - ông Trương Anh Dũng đánh giá.

Để tiếp tục tăng cường hiệu quả gắn kết giáo dục nghề nghiệp nói chung và giáo dục nghề nghiệp Thủ đô nói riêng với thị trường lao động, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới, ông Trương Anh Dũng đề nghị Sở LĐTBXH Hà Nội tiếp tục tham mưu tổ chức tốt các hoạt động như hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động lần này để truyền thông, quảng bá, gắn giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; nâng cao nhận thức, thực hiện có hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng để các em học sinh, sinh viên theo học các trình độ nghề nghiệp phù hợp với thị trường lao động.

Đối với các doanh nghiệp, ông Trương Anh Dũng đề nghị cần cung cấp đầy đủ thông tin với cơ quan quản lý nhà nước về nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo về số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ lao động để làm cơ sở dữ liệu cho việc phân tích, dự báo nhân lực và nhu cầu kỹ năng tương lai.

Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần bám sát nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, đa dạng hóa hình thức hợp tác, tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề lẫn kỹ năng mềm để học sinh, sinh viên khi ra trường đáp ứng được các yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

Được biết, sau khi Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động năm 2021 được tổ chức tháng 4/2021, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đã đẩy mạnh hợp tác, gắn kết doanh nghiệp với nhiều hình thức phong phú, đạt hiệu quả cao. Tính đến tháng 12/2022 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đã hợp tác với gần 1.000 doanh nghiệp, tiếp nhận hơn 50.000 học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập; tham gia xây dựng, chỉnh sửa hơn 400 bộ chương trình, giáo trình; đặt hàng đào tạo với hơn 75.000 người; tuyển dụng 45.560 học sinh, sinh viên vào làm việc sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp hỗ trợ trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng. Đặc biệt 30 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia ký kết tại Hội nghị năm 2021 đã tiếp nhận toàn bộ học sinh, sinh viên mà doanh nghiệp đặt hàng đào tạo đến thực hành thực tập có trả lương và tiếp nhận toàn bộ học sinh, sinh viên tốt nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã ký kết có nhu cầu vào làm việc tại doanh nghiệp với mức thu nhập đạt từ 8 - 15 triệu đồng/tháng.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tin bão mới nhất: Bão số 4 ngày càng tăng tốc và tăng cấp có khả năng uy hiếp đất liền vào cuối tuần

Tin bão mới nhất: Bão số 4 ngày càng tăng tốc và tăng cấp có khả năng uy hiếp đất liền vào cuối tuần

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão; có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta vào cuối tuần này.
Cháy nhà dân ở phố Trần Bình, cột khói đen bốc cao hàng chục mét

Cháy nhà dân ở phố Trần Bình, cột khói đen bốc cao hàng chục mét

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 12h ngày 17/9 tại căn nhà cấp 4, số 9B, hẻm 75/16, tổ 24, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Cột khói đen từ vụ cháy bốc cao hàng chục mét khiến nhiều người hoảng loạn. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người. Sau khoảng 20 phút đám cháy được khống chế.
Ngành Đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do bão số 3

Ngành Đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do bão số 3

(LĐTĐ) Qua ước tính thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư khoảng 130 tỷ đồng (trên 30 vị trí sạt lở đất lấp đường sắt; trên 40 vị trí ngập nước, trôi nền đường, nền đá; hàng trăm vị trí cây, vật kiến trúc đổ vào đường sắt, đường dây thông tin tín hiệu).
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
Sơn Tây: Hoãn tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Hoãn tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) quyết định hoãn tổ chức sự kiện lễ kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, nhằm nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.

Tin khác

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, với đà phục hồi kinh tế như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục được duy trì. Các đơn vị tuyển dụng sẽ chú trọng nhiều hơn tới kỹ năng nghề, còn người lao động quan tâm nhiều hơn tới điều kiện phúc lợi, chế độ bảo hiểm.
Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ triển khai rà soát và xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức, rà soát biên chế, tài chính đặc thù và tình hình biên chế giáo dục, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ và trình Bộ Chính trị.
Xem thêm
Phiên bản di động