Thủ tướng ra Chỉ thị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Xây dựng văn hóa, con người để Hưng Yên ngày càng hưng thịnh, yên bình Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trên thế giới, các ngành công nghiệp văn hóa đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và được xác định là yếu tố quan trọng, bền vững nhằm thu hút nguồn lực, tạo lợi thế cạnh tranh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, định vị thương hiệu quốc gia. Việt Nam có tiềm năng, lợi thế lớn về nhiều mặt để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần tạo động lực mới cho sự phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại.

Tuy nhiên, việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế: Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ vai trò quản lý nhà nước, trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể có liên quan trong một số lĩnh vực; cơ chế, chính sách chưa theo kịp thực tiễn, quá trình tổ chức thực hiện ở một số ngành, lĩnh vực chưa đạt hiệu quả; cơ chế phối hợp còn thiếu đồng bộ; chưa xác định được sản phẩm, dịch vụ trọng tâm, chủ lực; hành vi sao chép bất hợp pháp sản phẩm sáng tạo, vi phạm pháp luật về bản quyền chưa được ngăn chặn kịp thời, triệt để...

Phải tạo đột phá phát triển công nghiệp văn hóa

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, cần chú trọng, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật cùng kỹ năng kinh doanh, năng lực sáng tạo, phát huy nguồn vốn văn hóa và quyền sở hữu trí tuệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang giá trị văn hóa và kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Liên hoan múa Rồng huyện Thanh Oai lần thứ nhất năm 2023 quy mô hoành tráng.
Liên hoan múa Rồng huyện Thanh Oai lần thứ nhất năm 2023 quy mô hoành tráng.

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phải bảo đảm khai thác tối đa, hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đa dạng, liên kết đa ngành, lĩnh vực; có tư duy sắc bén, hành động quyết liệt, hiệu quả, biết lựa chọn tinh hoa và tạo đột phá phát triển; đáp ứng được các yếu tố: Sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh, bền vững trên nền tảng dân tộc, khoa học, đại chúng; từng bước tạo dựng thương hiệu quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, luật pháp trong nước và quốc tế.

Trong giai đoạn mới, để các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mang lại giá trị gia tăng kinh tế lớn, góp phần quan trọng phát huy và quảng bá các giá trị tốt đẹp, đặc sắc của văn hóa, truyền thống dân tộc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp.

Ưu tiên chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị của các ngành công nghiệp văn hoá đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội và quảng bá văn hoá Việt Nam; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp văn hoá. Tiếp tục chủ động triển khai Chiến lược theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.

Chủ động rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong giai đoạn tới.

Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội.
Ảnh minh họa.

Ưu tiên các chính sách về: Ưu đãi đầu tư, đối tác công - tư, quản lý tài sản công, thuế, tiếp cận tín dụng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, rà soát, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh nhằm phát huy vai trò, nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, đội ngũ nhân lực sáng tạo.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ động, phối hợp xây dựng phương án đầu tư, hỗ trợ theo từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực công nghiệp văn hóa cần ưu tiên phát triển; trong đó xây dựng kế hoạch và triển khai thí điểm đến năm 2030 đối với một số lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh, như: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, du lịch văn hóa...

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng khung chỉ tiêu thống kê về các ngành công nghiệp văn hóa, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quý II/2025.

Xây dựng sản phẩm đặc trưng gắn với vùng, miền, địa phương

Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu và hình thành bản đồ số về các ngành công nghiệp văn hóa, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quý III/2025; xây dựng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc trưng gắn với vùng, miền, địa phương; nghiên cứu, đề xuất, kết nối hình thành quỹ khuyến khích sáng tạo và phát triển công nghiệp văn hóa trên nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo với các quỹ khác liên quan đến phát triển văn hóa nếu có.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức thường niên các sự kiện công bố sáng tạo quốc gia đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa; tổ chức hoạt động tôn vinh, trao giải thưởng cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Hà Nội có bề dày lịch sử, văn hoá với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước
Hà Nội có bề dày lịch sử, văn hoá với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước

Chủ trì, phối hợp thường xuyên với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng cơ chế hợp tác, liên kết giữa các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan, tác giả, chủ sở hữu, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng... trên cơ sở minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên; xây dựng hệ thống phần mềm tìm kiếm, đối chiếu, so sánh giúp phát hiện, chống vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng và môi trường kỹ thuật số.

Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số tạo ra sản phẩm công nghiệp văn hóa

Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương chủ động rà soát, bổ sung, đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm phần mềm và trò chơi điện tử trên không gian mạng (thuộc lĩnh vực trò chơi giải trí) mang đậm bản sắc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Thúc đẩy sử dụng các nền tảng số của Việt Nam trong việc tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, hình thành hệ thống dữ liệu trực tuyến cho các ngành công nghiệp văn hóa. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xuất bản, phát thanh và truyền hình, phần mềm và trò chơi điện tử trên không gian mạng (thuộc lĩnh vực trò chơi giải trí).

Định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền và xuất bản sách giới thiệu về các ngành công nghiệp văn hóa (xuất bản phẩm in và xuất bản phẩm điện tử).

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương khẩn trương triển khai các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đồng bộ trong cả nước.

Thủ tướng ra Chỉ thị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
Xe Bus 2 tầng - Hanoi City Tour.

Xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, thời trang, thiết kế. Phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa có tiềm năng xuất khẩu.

Đẩy mạnh liên kết vùng trong khai thác, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, phát triển công nghiệp văn hóa tại địa phương.

Chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách, nguồn lực để ưu tiên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa là thế mạnh, có sức cạnh tranh; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào công nghiệp văn hóa; trong đó đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý và tăng cường khả năng thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương trong khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Phát triển thị trường theo hướng từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế.

Chủ động xây dựng kế hoạch về quy hoạch không gian, bố trí quỹ đất, hỗ trợ các không gian sáng tạo, trung tâm công nghiệp văn hóa tại địa phương theo từng giai đoạn. Các địa phương, nhất là một số thành phố nằm trong "Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO" chủ động xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sáng tạo, đẩy mạnh khai thác, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa tại địa phương.

Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá, tuyên truyền thường xuyên để tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong nhận thức về các ngành công nghiệp văn hóa. Từ nay đến đầu năm 2026, hoàn thành xây dựng và tổ chức, duy trì hoạt động của chuyên trang nội dung về công nghiệp văn hóa trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ 1 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động Thủ đô bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ 1 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động Thủ đô bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Chiều 15/9, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã trực tiếp đến xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) nắm bắt tình hình bị thiệt hại do mưa lũ và trao hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động tại địa phương.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Genesis sẽ đua tại Le Mans với siêu xe hybrid Radical

Genesis sẽ đua tại Le Mans với siêu xe hybrid Radical

(LĐTĐ) Hyundai có kế hoạch tham gia vào phân khúc xe đua hàng đầu với siêu xe Le Mans Daytona h (LMDh) mới thông qua thương hiệu phụ Genesis. Nó sẽ cạnh tranh với các đối thủ bao gồm BMW , Cadillac, Porsche và Lamborghini.
Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em

Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em

(LĐTĐ) Là đơn vị cùng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em từ 1-10 tuổi, Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu.
Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Đầu giờ chiều 15/9, Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu hộ tại Làng Nủ ghi nhận thêm 18 người đã cho là mất tích đã được xác minh là còn sống.
Đoàn viên Công đoàn huyện Gia Lâm chung tay khắc phục hậu quả bão lũ

Đoàn viên Công đoàn huyện Gia Lâm chung tay khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9, đông đảo đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các Công đoàn cơ sở trên đia bàn huyện Gia Lâm đã tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.
Hình ảnh ấn tượng tại cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Công đoàn - Đoàn Thanh niên Đống Đa 2024”

Hình ảnh ấn tượng tại cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Công đoàn - Đoàn Thanh niên Đống Đa 2024”

(LĐTĐ) Sơ khảo cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Công đoàn - Đoàn Thanh niên Đống Đa 2024” đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn với 70 tiết mục của 329 đoàn viên đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Quận đoàn Đống Đa .

Tin khác

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Đầu giờ chiều 15/9, Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu hộ tại Làng Nủ ghi nhận thêm 18 người đã cho là mất tích đã được xác minh là còn sống.
Công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3

Công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã ban hành các Quyết định phân bổ lần 1, chuyển tiền hỗ trợ về Ban Vận động Cứu trợ 20 tỉnh bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 15/9, tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh (thành phố Hưng Yên), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên phối hợp với thành phố Hưng Yên tổ chức phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ

Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 14/9/2024, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ bằng tiền mặt và chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương số tiền 1.001 tỷ đồng, giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ.
Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet tăng mạnh

Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet tăng mạnh

(LĐTĐ) Năm 2024, Chính phủ có nhiều nỗ lực và đề ra nhiều giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng, một số loại tội phạm tăng mạnh như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet...
Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

(LĐTĐ) Tính đến sáng 14/9, có 345 người chết, mất tích; 1.908 người bị thương do bão, mưa lũ do hoàn lưu bão gây ra ở khu vực Bắc Bộ.
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
CẢNH BÁO: Xuất hiện website, trang thông tin giả mạo MTTQ Việt Nam để trục lợi tiền ủng hộ

CẢNH BÁO: Xuất hiện website, trang thông tin giả mạo MTTQ Việt Nam để trục lợi tiền ủng hộ

(LĐTĐ) Hiện, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều website, trang thông tin lấy danh nghĩa là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kêu gọi tiền ủng hộ. Do không tìm hiểu kỹ, đến nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân chuyển tiền ủng hộ về các trang mạng không chính thức này.
Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 17h00 ngày 13/9/2024, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương số tiền 775,5 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động