Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt doanh nhân

(LĐTĐ) Sáng nay (12/10), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt 72 đại biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân, hợp tác xã thuộc các thành phần kinh tế.
Thư chúc mừng của Thủ tướng Chính phủ nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9

Tri ân cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân, bày tỏ mong muốn đội ngũ các hiệp hội, cộng đồng DN, doanh nhân tiếp tục lớn mạnh, trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Ngày doanh nhân Việt Nam năm nay được kỷ niệm trong bối cảnh khác với mọi năm, chúng ta phòng chống đại dịch trên phạm vi cả nước. Dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề tới phát triển kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh của DN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là sự vào cuộc của cộng đồng DN, chúng ta đã đạt được những thành tích, thành tựu quan trọng, tích cực.

Trên phạm vi cả nước, chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh theo các tiêu chí của Bộ Y tế, dù trải qua thời gian hết sức khó khăn, nhất là tại các tâm dịch như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số tỉnh phía nam. Đây là sự cố gắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó có sự cố gắng và đóng góp rất quan trọng của đội ngũ doanh nhân. "Xin gửi lời cảm ơn, tri ân tới tất cả hiệp hội DN, DN, doanh nhân có mặt hôm nay cũng như nhiều người vì nhiều lý do khác nhau không có mặt tại Hội trường này", Thủ tướng nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt doanh nhân
Thủ tướng Chính phủ gặp mặt doanh nhân nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) để ghi nhận, biểu dương những đóng góp, lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng của cộng đồng doanh nhân và khẳng định tiếp tục chia sẻ, đồng hành với đội ngũ doanh nhân Việt Nam. (Ảnh VGP)

Sự kiện hôm nay một mặt thể hiện tình cảm nhân ngày truyền thống của đội ngũ doanh nhân, thể hiện tri ân, ghi nhận, đánh giá của nhân dân, Đảng, Nhà nước với cộng đồng DN, doanh nhân, đồng thời tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng, chia sẻ của cộng đồng DN với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, trên cơ sở đó, tiếp tục có chủ trương, chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp.

Mong chờ một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, nhìn nhận, năm 2021 được đánh dấu bằng những khó khăn chưa từng có do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều DN đối mặt với đứt gãy sản xuất, đứt gãy thị trường, đứt gãy dòng tiền và lao động.

Chủ tịch VCCI bày tỏ, chính trong thời điểm khó khăn này, cộng đồng doanh nhân, DN vô cùng ấm lòng nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Thủ tướng. Cách đây hơn 2 tuần lễ, vào ngày 26-9, Thủ tướng đã tổ chức hội nghị trực tuyến lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp, doanh nhân 63 tỉnh, thành phố để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN trong bối cảnh Covid-19; sau hội nghị nhiều giải pháp cụ thể hỗ trợ DN đã được triển khai. Và hôm nay, nhân kỷ niệm 17 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam, Thủ tướng tiếp tục gặp gỡ, động viên đại diện giới doanh nhân Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt doanh nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: VGP)

Ông Phạm Tấn Công khẳng định, khi đại dịch Covid-19 đang gây khó khăn to lớn cho hoạt động của các DN, giới doanh nhân Việt Nam vẫn vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ. Những chỉ đạo quyết liệt, sáng suốt của Thủ tướng, sự vào cuộc sâu sát, rốt ráo của các bộ trưởng, đặc biệt là chủ trương mới đây của Chính phủ về chuyển trạng thái sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19", về quyết tâm vừa duy trì sản xuất kinh doanh an toàn, vừa chống dịch hiệu quả, khôi phục kinh tế khiến cộng đồng DN rất phấn chấn.

Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 9-9-2021 về hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 cùng với một loạt các giải pháp, chính sách được chính phủ và các bộ, ngành đưa ra linh hoạt, mau lẹ giúp các DN đang khó khăn cảm nhận được quyết tâm, nỗ lực hỗ trợ DN của Chính phủ. Thực tế, chỉ trong thời gian ngắn hơn 1 tháng, Thủ tướng đã có một loạt cuộc gặp gỡ cộng đồng DN, lắng nghe phản ánh những khó khăn, những đề xuất, kiến nghị của DN.

Tại cuộc gặp gỡ nhân ngày vui chung của cộng đồng doanh nhân, DN, Chủ tịch VCCI thay mặt giới doanh nhân gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thủ tướng và các lãnh đạo các bộ, ngành về những hỗ trợ cho DN trong bối cảnh Covid-19. Ông Công cũng bày tỏ tin tưởng và mong rằng, các giải pháp, chính sách đã đề ra sẽ được quyết liệt triển khai, phản hồi của các DN về các vướng mắc trong tiếp cận các cơ chế, chính sách mới sẽ được lắng nghe, kịp thời gỡ bỏ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt doanh nhân
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, thay mặt cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: VGP)

"Quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong điều kiện bình thường mới chắc chắn sẽ mất nhiều năm, vì vậy, các DN cũng mong mỏi các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng được ổn định và có thời hạn phù hợp. Các DN cũng mong muốn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng; nâng cao trách nhiệm giải trình, đối thoại của các cơ quan Nhà nước để tạo thuận lợi cho hoạt động của các DN. Đặc biệt, các DN mong chờ và kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các DN, có tính khả thi cao, làm cơ sở để các địa phương, các ngành và các DN xây dựng phương án phục hồi của mình. Cộng đồng DN, doanh nhân mong muốn được đóng góp trí tuệ vào chương trình phục hồi tổng thể cấp quốc gia cũng như ở các ngành, các địa phương", ông Phạm Tấn Công chia sẻ.

Cho rằng hành trình phía trước để đưa Việt Nam sánh vai các quốc gia phát triển vào năm 2045 còn rất nhiều chông gai, thách thức, Chủ tịch VCCI khẳng định, cộng đồng DN xác định "trong nguy có cơ", lấy dịch Covid-19 là cơ hội, là động lực để nâng cao năng lực quản trị, khả năng ứng phó với các biến động của thị trường, thực hiện chuyển đổi số, cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng bền vững.

"Đường đến vinh quang bao giờ cũng nhiều chông gai. Nhưng lửa thử vàng, gian nan thử sức, cộng đồng DN Việt Nam xin bày tỏ tinh thần đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm cùng Chính phủ vượt qua đại dịch, đồng hành vượt qua mọi khó khăn như câu chuyện lịch sử Tuần lễ vàng 76 năm trước; quyết duy trì và phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, giữ vững cơ đồ, vị thế mới của đất nước, thực hiện cho được mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045 và khát vọng của dân tộc xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra", ông Phạm Tấn Công khẳng định.

Mục tiêu tăng trưởng GDP cuối năm 3% là khả thi

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, cho rằng, việc chuyển hướng chiến lược sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh là đúng đắn, cần thiết, đồng thời đánh giá cao những chỉ đạo, quyết liệt sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng sẽ giúp các địa phương khôi phục và thúc đẩy sản xuất, với chiến lược cách ly hẹp nhất nhưng chặt nhất như tại Phủ Lý, Hà Nam, hạn chế ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.

Theo bà Nga, những lời hiệu triệu, kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của Thủ tướng Chính phủ đã nhận được sự ủng hộ, tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng DN, nhất là những sáng kiến lập Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19; sáng kiến Sóng và máy tính cho em…. Chủ tịch Tập đoàn BRG khẳng định đây là những chương trình rất nhân văn, đi vào lòng người, được cộng đồng DN nỗ lực tham gia, trong đó Tập đoàn BRG đã đóng góp hàng trăm tỉ đồng với các trang thiết bị cho phòng chống dịch. "Cộng đồng DN cam kết nỗ lực hết mình, mang hết "Tâm-Tài -Trí -Tín" để đóng góp xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước và phòng, chống dịch Covid-19", bà Nguyễn Thị Nga khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt doanh nhân
Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng Giám đốc Vingroup phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: VGP)

Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng Giám đốc Vingroup, cho biết trong thời gian vừa qua, cộng đồng DN dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng đều đồng lòng ủng hộ các chủ trương, chính sách, giải pháp phòng chống dịch và có nhiều đóng góp cho công cuộc phòng chống dịch. Nhân dịp này, ông Quang thông báo tiến độ Vingroup nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến nhất tại Mỹ, với mục tiêu đóng góp nhiều hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch.

Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng không phải ai khác, mà chính họ là lực lượng chính đóng góp cho ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế đất nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp cho việc kinh tế Việt Nam có tăng trưởng hay không, hình ảnh Việt Nam đến với thế giới thế nào.

Ông Dũng đánh giá, Chính phủ đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp có cơ hội để thực hiện sứ mệnh của mình. Lực lượng doanh nhân đã nhận được định hướng chỉ đạo, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Hàng loạt chỉ thị đã được ban hành để phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mục tiêu hướng tới là xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, tham gia tích cực vào chuỗi gía trị toàn cầu, tầm cơ khu vực và thế giới.

Trên tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ, Chính phủ đã và đang nỗ lực hết sức để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Cộng đồng doanh nghiệp với tinh thần vượt khó, ý chí tự lực tự cường đã đóng góp vào chiến lược chống dịch, nỗ lực thích ứng tình hình mới, duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép. Kinh doanh luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội, cộng đồng là triết lý chưa bao giờ thay đổi của Viettel, đi cùng nhau không chỉ để đi thật xa, mà phải đi thật nhanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt doanh nhân
Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: VGP)

Bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo của mình, Viettel tuyên bố sứ mệnh tiên phong, chủ lực sáng tạo xã hội số, với mong muốn tổng hợp sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, phát triển đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Với tất cả thế mạnh về công nghiệp hạ tầng, tài chính, công nghệ và con người, Viettel đã nỗ lực hết sức cùng Chính phủ, nhân dân thực hiện mục tiêu kép. Covid-19 buộc chúng ta phải chuyển đổi số nhanh hơn, quyết liệt chuyển đổi số y tế, giáo dục, giao thông, thương mại, xây dựng đô thị thông minh và Chính phủ số.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, bà Thái Hương, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam, cho biết: Trong nhiều năm qua, Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam đã nỗ lực xây dựng hình ảnh, khát vọng dân tộc đánh thức tiềm năng, sức sáng tạo của nữ doanh nhân.

Nhắc lại những ngày giãn cách căng thẳng nhất vừa qua khi đại dịch gây ra sự khủng hoảng chưa từng có, bà Thái Hương cho rằng, ngay khi dịch bùng phát, Chính phủ và các bộ, ngành đã vào cuộc, lấy sức khỏe, an toàn của người dân làm trọng tâm để đưa ra các quyết sách. Chính phủ luôn cầu thị, lắng nghe ý kiến của người dân, tham khảo những mô hình phòng chống dịch có hiệu quả trên thế giới. Dịch bùng phát nhanh, nghiêm trọng nhưng Chính phủ đã làm mọi cách trong điều kiện có thể.

Chia sẻ tại buổi gặp mặt, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT FLC, Phó Chủ tịch HĐQT hãng hàng không Bamboo Airways, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, bày tỏ: "Chúng tôi mong tinh thần chỉ đạo, các chủ trương, quyết sách của Chính phủ, Thủ tướng sớm đi vào thực tiễn thông qua các văn bản pháp luật, hệ thống pháp luật. Chúng tôi cũng rất mong các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở, hai lĩnh vực vô cùng quan trọng không chỉ cho cộng đồng DN bất động sản nói riêng, DN nói chung cũng như các địa phương, có thể phát huy tiềm năng, lợi thế, tiếp tục có những cơ sở vững chắc, tạo đà cho sự phát triển".

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.

Tin khác

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Xem thêm
Phiên bản di động