Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Nội các Hàn Quốc Han Duck-soo
Trong bầu không khí hữu nghị, chân thành, tin cậy và trong khuôn khổ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc (1992-2022), hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều nội dung thực chất nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Nội các Hàn Quốc Han Duck-soo. Ảnh: BNG |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa chúc mừng Ngài Thủ tướng Han Duck-soo được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nội các Hàn Quốc; đánh giá trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực biến động nhanh chóng, phức tạp, trong đó có tác động của đại dịch Covid-19, quan hệ hai nước tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định; hai nước đã trở thành những đối tác quan trọng hàng đầu của nhau, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong đó, Việt Nam luôn coi Hàn Quốc là đối tác chiến lược quan trọng và lâu dài; mong muốn cùng Hàn Quốc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo chúc mừng những thành tựu quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và đạt tăng trưởng kinh tế cao; khẳng định Hàn Quốc coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu; mong muốn cùng Việt Nam tiếp tục phát triển quan hệ bền vững thời gian tới; cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ các doanh nghiệp và công dân Hàn Quốc nhập cảnh thuận lợi, có những biện pháp hỗ trợ hiệu quả giúp doanh nghiệp Hàn Quốc duy trì ổn định sản xuất tại Việt Nam, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 vừa qua.
Hai Thủ tướng nhất trí một số biện pháp cụ thể thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước thời gian tới, bao gồm: triển khai kết quả hội đàm trực tuyến cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 8/6/2022 vừa qua; tiếp tục hợp tác chặt chẽ tổ chức hiệu quả các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2022.
Triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương và đa phương như Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm sớm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030, cùng giải quyết vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông thủy sản, hải sản, trái cây theo mùa vụ vào thị trường Hàn Quốc.
Khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam, trong đó ưu tiên lĩnh vực công nghệ số, điện tử, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng..., hướng tới tăng nhanh hơn nữa tỉ lệ nội địa hóa và nâng cao phần giá trị gia tăng của Việt Nam bảo đảm hài hòa hơn nữa lợi ích của hai bên trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đồng thời tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Tiếp tục duy trì và phát triển các cơ chế hợp tác ODA hiệu quả và mở rộng quy mô cung cấp ODA cho Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác lao động, du lịch, giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa - giải trí, tiếp tục hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kiều dân mỗi nước tại nước kia, nhất là các cô dâu người Việt tại Hàn Quốc có cuộc sống ổn định, an toàn và được đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp.
Trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai nhà Lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác trên các vấn đề quốc tế và tại các diễn đàn khác nhau. Về vấn đề Biển Đông, hai bên chia sẻ tầm nhìn chung về duy trì hòa bình ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25