Thỏa thuận xanh EU tác động thế nào đến nông sản, thực phẩm và dệt may xuất khẩu?

(LĐTĐ) Nông sản, thực phẩm và dệt may là các nhóm sản phẩm của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu mang lại giá trị cao ở thị trường Liên minh châu Âu (EU). Các chính sách xanh của EU đối với nông sản, thực phẩm và dệt may được đánh giá là phức tạp và thách thức hơn so với các mặt hàng khác trên thị trường này.
Xuất khẩu trực tuyến của doanh nghiệp Việt Nam qua Amazon tăng 50% Thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp xin cấp mới, gia hạn chứng nhận BIS của Ấn Độ

Thị trường EU là một trong các điểm đến quan trọng hàng đầu của xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, EU cũng là khu vực đi đầu thế giới trong các nỗ lực chuyển dịch xanh và trung hòa phát thải, đặc biệt là trong khuôn khổ Thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) - gói các sáng kiến chính sách xanh bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế của EU, với các tác động trực tiếp tới hàng hóa nhập khẩu vào EU.

Phân tích, đánh giá của Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) về tác động của Thỏa thuận xanh châu Âu với trường hợp của ngành nông sản, thực phẩm và dệt may cho thấy những điểm đầy thách thức.

Trong lĩnh vực nông sản, đáng chú ý nhất là chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn” với các định hướng quan trọng về giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng và dư lượng tối đa cho phép đối với các chất trong nông sản thực phẩm; giảm lượng thuốc kháng sinh được phép sử dụng trên động vật và dư lượng trong các loại thịt, thủy sản; tăng cường các yêu cầu xanh về thiết kế, chất liệu các loại bao bì đóng gói thực phẩm; điều chỉnh cách thức ghi nhãn, vị trí nhãn, tăng cường các thông tin phải cung cấp cho người tiêu dùng về các đặc tính xanh của sản phẩm; thay đổi các yêu cầu về cách thức nuôi nhốt, vận chuyển, giết mổ vật nuôi…

Thỏa thuận xanh EU tác động thế nào đến nông sản, thực phẩm và dệt may xuất khẩu?
Thỏa thuận xanh EU vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường châu Âu (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một số chính sách xanh khác cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất, xuất khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam sang EU vào thời điểm hiện tại như Quy định về chống phá rừng (EUDR), hoặc có thể là trong tương lai như Quy định về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, Cơ chế điều chỉnh carbon tại biên giới (nếu các chính sách này mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng ra cả các sản phẩm nông sản thực phẩm).

Với dệt may Việt Nam, EU đã và đang là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, với EU, dệt may lại đứng trong top đầu các ngành làm suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu, do đó dệt may cũng thuộc nhóm tập trung nhiều nỗ lực xanh nhất của EU.

Phần lớn các chính sách xanh của EU về dệt may được tập trung tại Chiến lược của EU đối với dệt may tuần hoàn và bền vững với các định hướng chính sách về thiết kế sinh thái (thiết kế bảo đảm độ bền, khả năng sửa chữa, tái chế…); tăng cường thông tin qua hộ chiếu số của sản phẩm, các yêu cầu thông tin nhằm chống gian dối về tính xanh (greenwashing); hạn chế tối đa phát tán hạt vi nhựa từ sản phẩm dệt may ra môi trường; giảm thiểu các hóa chất độc hại trong sợi; áp dụng trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất…

Ngoài ra, một số chính sách xanh khác cũng có thể sẽ mở rộng diện áp dụng ra các sản phẩm dệt may như Chỉ thị về khí thải công nghiệp, Lộ trình chuyển đổi cho hệ sinh thái dệt may trong tương lai, Cam kết tiêu dùng bền vững, Cơ chế điều chỉnh carbon tại biên giới…

Tại Hội thảo "Thỏa thuận Xanh EU và Tác động tới xuất khẩu Việt Nam - Những điều doanh nghiệp cần biết", tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho biết, so sánh với nhiều lĩnh vực khác, các chính sách xanh của EU đối với nông sản, thực phẩm và dệt may được đánh giá là phức tạp và thách thức hơn đáng kể bởi phần lớn đều có phạm vi áp dụng bao trùm tất cả các sản phẩm 6 nông sản thực phẩm và dệt may; được luật hóa dưới dạng các yêu cầu pháp lý tối thiểu, bắt buộc thực hiện; bao gồm các tiêu chuẩn, biện pháp, quy định tác động đến nhiều khâu trong chuỗi sản xuất (từ thiết kế mẫu mã đến nguyên phụ liệu, từ sản xuất, nuôi trồng đến vận chuyển, từ sử dụng đến sửa chữa, từ thải bỏ đến tái chế…) mà không phải chỉ áp dụng với thành phẩm cuối cùng.

Mặc dù thách thức là chủ yếu, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm và dệt may Việt Nam cũng có một số thuận lợi nhất định trong tổ chức triển khai các chính sách xanh EU. Thứ nhất, do hầu hết các chính sách hiện nay mới chỉ là ở dạng dự thảo, chưa phải là các quy định có hiệu lực bắt buộc áp dụng, các doanh nghiệp vẫn còn thời gian nhất định để tìm hiểu và chuẩn bị.

Thứ hai, một số yêu cầu xanh, nhất là đối với dệt may hoặc thực phẩm hữu cơ, trên thực tế đã khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp Việt Nam (do có nội dung tương tự với các Bộ quy tắc tự nguyện mà khách hàng EU yêu cầu trước nay), vì vậy, việc chuyển đổi có thể sẽ không quá khó khăn.

Thứ ba, tương tự các lĩnh vực khác, các chính sách xanh trong lĩnh vực nông sản thực phẩm và dệt may phần lớn sẽ có lộ trình thực thi dài, mức độ yêu cầu sẽ được nâng dần, mà không phải là áp dụng đầy đủ các nghĩa vụ ngay khi các chính sách này có hiệu lực.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chuẩn bị thực hiện chủ động chuyển đổi xanh một cách đồng bộ và toàn diện có thể mang lại những cơ hội nhất định cho doanh nghiệp. Đây là cách thức tốt nhất để doanh nghiệp có thể đi trước một bước, tiếp cận sớm thị trường các sản phẩm xanh đầy tiềm năng của EU với tệp khách hàng có ý thức tiêu dùng xanh đang gia tăng mạnh mẽ của khu vực này.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít từ 15h ngày 25/7

Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít từ 15h ngày 25/7

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, từ 15h ngày 25/7, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉ tăng thêm 274 đồng/lít; xăng RON95 giảm 294 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng thời được điều chỉnh giảm từ 310 - 433 đồng/kg/lít.
Giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới đang trở lại mức tăng sau khi giảm 0,2% trong phiên trước đó. Giá vàng tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ tác động đến mốc thời gian Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất.
Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

(LĐTĐ) Với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết với các nước, đây được xem là “cơ hội vàng” cho những doanh nghiệp xuất khẩu cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng bứt phá, tuy nhiên, làm sao để tận dụng triệt để các cơ hội mà FTA mang lại, đó là câu hỏi không chỉ của riêng đối với các doanh nghiệp.
Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

(LĐTĐ) Là một trong những huyện đi đầu của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nông nghiệp, Đan Phượng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng và nổi tiếng là địa phương có nhiều nông sản thương hiệu tốt. Để đạt được kết quả như vậy, nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng liên tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp, nâng cao nhận thức cho nông dân, đổi mới tư duy sản xuất từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động