Thơ Xuân

(LĐTĐ) Một mùa Xuân mới lại về, những ngày đón Tết cổ truyền quây quần bên gia đình, hương khói cho Tiên Tổ, nhấm nháp ly rượu xuân, ly trà sen thơm lừng… giở trang báo thưởng thức những bài thơ Xuân mà ngập tràn cảm xúc.
Thơ xuân

Thơ Xuân

Sóng sánh Xuân sang

Rạo rực thế, sáng nay Xuân tới

Óng ánh vàng, phơi phới nắng tươi

Xốn xang đào hé môi cười

Vườn hoa cánh bướm lả lơi gọi mời

Xuân lúng liếng, rạng ngời lộc biếc

Bầy chim non mở tiệc hoan ca

Đắm say đôi bướm la đà

Ngọt ngào tíu tít giao hòa ong say

Xuân sóng sánh, tràn đầy mắt trẻ

Ướp môi đào, thỏ thẻ giai nhân

Mưa Xuân níu ché rượu cần

Thả hồn thi sĩ tần ngần mơ em

Trần Đạt

Xuân về

Đắm say nắng ấm gọi Xuân về

Bưởi ngát chồi non, ướp gió quê

Mây trắng bồng bềnh, nâng cánh én

Hoa ban tím biếc, nhuộm sơn khê

Xuân đã về đây dạo phố phường

Ngắm đào bung sắc, ấp e hương

Mơn man quất chín, vàng thơm ngát

Đánh thức tầm Xuân mọi nẻo đường

Dập dềnh bướm trắng đón chào Xuân

Lảnh lót đôi khuyên, líu tuyệt trần

Lóng lánh sương non vờn lá biếc

Tên em, anh khẽ ngọt ngào ngân

Đ.Trần

Thơ Xuân
Hồ Gươm

Uống cùng rượu Tết

Bây giờ có em ta là tất cả

Vào rừng là chim ra sông là cá

Bù cho những ngày ta ngồi như đá

Rượu nghiền héo nát ta thành bình vôi

Bây giờ có em tôi về với tôi

Đêm xuống dịu dàng có tay làm gối

Ban mai vừa lên đã nghe thức gọi

Bao nhiêu giục giã tiêu cho một ngày

Ngần ấy ngả đường trong lòng bàn tay

Có bóng một người còn đang đứng đợi

Mà tìm không ra mà chờ chưa tới

Đội ơn trời đất... bây giờ có em

Đàm Khánh Phương

Gặp đường hoa sấu nở

Đã rất lâu tôi mới có lại một đường chiều

Hơi thở khẽ sau lưng mình xáo động

Bàn tay thức trong bàn tay phấp phỏng

Thoáng như hương và mờ ảo như hương

Ngỡ đang trôi lạc trên những nẻo đường

Bao lối cũ khuất chìm vào xa lạ

Cứ chầm chậm ngước theo từng mắt lá

Thoảng mùi hoa sấu nở rụng sang hè

Một cái gì vẫy gọi phía bên kia

Cánh buồm chạy dọc hai bờ phiêu lãng

Con sóng đỏ cuốn sạch mầu dĩ vãng

Đã cho ta neo lại bến bờ

Thêm một làn hương tóc chảy vào thơ

Xin mắc nợ một lần ta em - nước mắt

Xin mắc nợ một lần ta – đã hát

Những lời ru nhỏ ướt mảnh vai trần...

Khánh Phương

Thơ Xuân
Ảnh: PV

Xuân về bên Hồ Tây

Lang thang Hồ Tây chẳng thấy trâu vàng

Chẳng thấy chim sâm cầm chao sông nước

Đường Lạc Long Quân rộn ràng đào, quất…

Hoa và người bừng sắc đón Xuân sang

Em mải mê với hoang dã núi rừng

Cứ ngắm mãi đào Sa Pa rêu mốc

Anh phải lòng đào Nhật Tân đỏ rực

Ôi Hà Thành… say đắm quá em ơi

Đi bên Hồ Tây hương sắc ngất ngây

Má em cứ ửng hồng lên trong nắng

Gió se lạnh, bàn tay em thì ấm

Không trâu vàng mà xao xuyến Hồ Tây…

Đinh Xuân Trường

Chiều đi bên cỏ

Đã xa rồi những áng mây ngày ấy

Những hầm hập gió Lào mắt cay cay

Chỉ có cỏ ven đường làng nghe rõ

Bước chân đôi ta dè dặt nơi này

Chẳng có tay nắm tay chao chat gió

Ta bước theo hai cái bóng đổ dài

Em có nghe không tim mình thổn thức

Im lặng làm chi để mãi rối bời

Chỉ có cỏ và vài bông hoa dại

Hoa có biết ta cũng dại như hoa?

Cỏ thì xanh mà tóc em thì rối

Đường ngắn hơn. Chút nữa đã đến nhà

Mặt trời đã lặn xuống sau dãy núi

Ta chẳng còn đủ dè dặt bước chân

Bóng hai ta hòa lẫn vào bóng tối

Còn nghe gì trong im lặng này không?

Xuân Trường

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động