Thịt lợn nhập khẩu tràn lan trên mạng xã hội, “siêu thị” khan hiếm
Hàng nghìn tấn thịt lợn Nga được nhập về Việt Nam, giá thịt trong nước sẽ giảm? | |
100 nghìn tấn thịt lợn sẽ được nhập khẩu trong Quý I/2020 | |
Hà Nội: Không phải nhập khẩu thịt lợn trong dịp Tết Canh Tý |
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tính đến hết Quý I/2020, Việt Nam nhập khẩu 40.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019. Các nguồn chính cung cấp thịt lợn cho Việt Nam là: Canada 25,81%, Đức 20,59%, Ba Lan 13,77%, Brazil 9,68%, Mỹ 7,65%, Nga 2,62%. Trước đó, trong năm 2019, Việt Nam đã nhập hơn 67.000 tấn thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn, tăng 63% so với năm 2018. Với lượng thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù phải chịu mức thuế theo quy định, tuy nhiên giá thịt lợn nhập khẩu vẫn rẻ hơn rất nhiều so với thịt lợn đang được bán tại các siêu thị, các chợ dân sinh trong nước.
Thiếu hệ thống phân phối là nguyên nhân khiến thịt lợn nhập khẩu khó tiếp cận người tiêu dùng |
Mặc dù lượng thịt lợn nhập khẩu đã tăng rất nhiều, tuy nhiên theo phản ánh của người tiêu dùng, hiện để tiếp cận được mặt hàng này vẫn còn rất khó. Chị Thu Phương ở (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, thời điểm đầu năm khi giá thịt lợn tăng cao tôi có nghe báo, đài nói đến việc thịt lợn nhập khẩu. Thực tình cũng muốn tìm hiểu xem chất lượng, giá thành thịt nhập khẩu ra sao so với thịt lợn trong nước, tuy nhiên để tìm mua tại các cửa hàng tiện ích, hay các siêu thị thì dường như không có sản phẩm này.
Cũng như chị Phương, bà Hiệp ở (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ, nghe nói đến thịt lợn nhập khẩu có giá rẻ hơn thịt lợn trong nước và đang được Việt Nam nhập khẩu về nhiều; mặc dù muốn tìm mua, nhưng thực tế đi một số siêu thị thì mặt hàng này dường như chưa có. “Một vài lần đi siêu thị hay cửa hàng tiện ích, tôi để ý xem có bán mặt hàng thịt lợn nhập khẩu không, nhưng hầu hết là không có. Trong khi tìm mua ở các hệ thống phân phối lớn, cửa hàng tiện ích uy tín không có, thì trên mạng xã hội lại thấy rao bán thịt lợn nhập khẩu rầm rộ với giá bán giao động trên dưới 100.000đồng/1kg”, bà Hiệp cho hay.
Thực tế cho thấy, những ngày gần đây chỉ cần lên mạng xã hội tìm kiếm từ khóa “thịt lợn nhập khẩu”, không khó để người dùng tìm kiếm được các tài khoản facebook rao bán thịt lợn nhập khẩu. Trong đó, tùy theo nguồn gốc xuất xứ nhập khẩu như Ba Lan, Nga, Canada, Tây Ban Nha…và cũng tùy theo từng mặt hàng mà sản phẩm sẽ có giá khác nhau. Tuy nhiên, giá thành được rao bán trên các trang mạng xã hội cho thấy “khá mềm” khi chỉ dao động ở mức từ 60 – 120.000đồng/1kg.
Từ phản ánh của một số người tiêu dùng, dạo qua một số siêu thị, hệ thống phân phối lớn trên địa bàn quận Thanh Xuân và Hà Đông như siêu thị BigC, Mega Market hay Co.op Mark…cho thấy, thời điểm hiện tại rất khó để tìm mua sản phẩm thịt lợn nhập khẩu; nếu có cũng chỉ có một lượng nhỏ mặt hàng này được bán theo kiểu “thử nghiệm” tại siêu thị Mega Market (Hà Đông). Trong khi đó, mặt hàng thịt lợn thành phẩm tại các hệ thống siêu thị này mặc dù đã “hạ nhiệt”, nhưng vẫn còn ở mức khá cao khi các sản phẩm có giá bán trung bình từ 140 – 180.000đồng/1kg. Trước nghịch lý này nhiều người đặt câu hỏi, vậy thịt lợn nhập khẩu đang ở đâu?.
Trước câu hỏi này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân đầu tiên là do thiếu sự quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thiếu hệ thống phân phối nên dẫn đến việc tiêu thụ khó. Do thiếu hệ thống phân phối, nên nhiều doanh nghiệp đành phải sử dụng “thị trường ngách” giới thiệu, quảng bá và bán qua mạng xã hội, qua các trang thương mại điện tử…Trong khi đó, người tiêu dùng Việt hiện vẫn chưa có thói quen sử dụng sản phẩm thịt lợn nhập khẩu, thịt lợn đông lạnh nên khiến sản phẩm này khó tiêu thụ.
Cũng theo ông Phú, hiện thịt lợn nhập khẩu đang được bán tại thị trường miền Nam nhiều hơn thị trường miền Bắc, nguyên nhân này cũng dễ hiểu bởi cách tiêu dùng ở hai miền có sự khác nhau. Ở miền Nam, người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận các sản phẩm mới, sẵn sàng thay đổi theo xu hướng hiện đại nhanh hơn. Do đó, để có thể phát triển mạnh mặt hàng này thì cần phải xây dựng được chuỗi liên kết, trong đó, cần phải có hệ thống phân phối rộng khắp để sản phẩm thịt nhập khẩu đến được gần hơn với người tiêu dùng. Qua đó, dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28