Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, trụ thế 96 tuổi

(LĐTĐ) Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu (thành phố Huế), vào lúc 0 giờ ngày 22/1/2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch tại đây, nơi ông đã xuất gia cách đây tám mươi năm, trụ thế 96 tuổi với 70 năm tu hành.
Đức Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ viên tịch ở tuổi 105

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc tu hành có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Thiền sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị.

Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ… Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp, Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hoá Nghi lễ và tân tu Giới bản để truyền thụ giới pháp cho lớp kế thừa.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, trụ thế 96 tuổi
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc tu hành có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Mục sư Martin Luther King đã đề cử ông cho giải Nobel Hoà bình và vinh danh ông như là “một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động” vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong mang đạo Phật, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ 21 với gần 1.250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu. Rất nhiều học trò của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gặt hái thành công và tiếp nối được sự nghiệp hoằng hoá mà ông trao truyền suốt những thập kỷ qua.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em.

Năm 1942, ông xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang, pháp tự Phùng Xuân, pháp hiệu là Nhất Hạnh. Sau nhiều năm tháng học tập, nghiên cứu và làm công tác về Phật giáo, năm 1966, ông rời Việt Nam kêu gọi Hòa bình, bắt đầu 39 năm lưu vong. Năm 1967, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được mục sư Martin Luther King Jr. đề cử giải Nobel Hòa bình.

Từ năm 1968-1973, ông được mời dạy môn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” tại trường đại học Sorbonne, Pháp Quốc và soạn Việt Nam Phật giáo Sử luận 3 tập với bút hiệu Nguyễn Lang.

Sau này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thành lập rất nhiều tu viện, thiền đường, ni xá, viện phật học và tiếp tục mở rộng công trình hoằng pháp, xây dựng Tăng thân trên khắp thế giới như Pháp, Mỹ, Thái Lan, Úc, Hồng Kông, Việt Nam.

Lần trở về Việt Nam lần thứ nhất vào năm 2005, Thiền sư thành lập tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Năm 2007, ông trở về Việt Nam lần thứ hai, tổ chức ba Đại Trai Đàn Bình Đẳng Chẩn Tế tại ba miền để cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những người từng chịu hậu quả của chiến tranh. Tại Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc tại Hà Nội năm 2008, ông được mời về Việt Nam với tư cách là người thuyết trình chủ đề chính.

Tháng 10 năm 2018, trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, nơi ông xuất gia ngày nhỏ sau một thời gian điều trị bệnh. Sau hơn 3 năm tĩnh dưỡng tại đây, vào lúc 0 giờ ngày 22/1/2022, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch ở tuổi 96 với 70 năm tu hành.

Phương Bùi

Nên xem

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

(LĐTĐ) Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Sáng 30/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an thành phố Hà Nội cho biết, một đám cháy xảy ra tại nhà 5 tầng. Thời điểm cháy có 2 người mắc kẹt được cảnh sát cứu thoát.
Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…

Tin khác

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.
Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

(LĐTĐ) Ngày 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo.
Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

(LĐTĐ) Chiều 29/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 đã diễn ra phiên Hội thảo chuyên đề “Thành phố thông minh tại Châu Á” và tọa đàm Xây dựng đô thị thông minh, kết nối, phát triển - Tầm nhìn của lãnh đạo. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự Hội thảo.
Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, mới đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) và Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm (từ 2023 - 2026).
Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch golf trở thành sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, chất lượng, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây; Liên chi hội Du lịch Golf Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Hà Nội; Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức Chương trình Kết nối sản phẩm du lịch golf giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2023.
Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

(LĐTĐ) Từ năm 2025, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) với 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Phát triển hạ tầng số thống nhất, nền tảng của đô thị thông minh

Phát triển hạ tầng số thống nhất, nền tảng của đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo chuyên gia Nguyễn Nhật Quang - Thành viên Hội đồng sáng lập VINASA, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, hạ tầng dữ liệu được coi là “bộ não” của đô thị thông minh. Đối với dữ liệu thì tính thống nhất và dùng chung là quan trọng nhất. Một đô thị mà dữ liệu của đơn vị nào do đơn vị đó giữ riêng thì không thể trở thành đô thị thông minh.
Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Để tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cần phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nhân lực số; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Xem thêm
Phiên bản di động