Thị trường nội địa: "Trụ đỡ" cho hàng Việt trong đại dịch Covid-19

Chú trọng khai thác thị trường nội địa với 100 triệu dân là cách để doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch Covid-19. Tuy vậy, theo các chuyên gia, việc phát triển thị trường nội địa đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phía từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp cho đến cơ quan quản lý.
Thách thức nào cho hàng Việt trên sân nhà? Làm gì để phát triển thị trường nội địa nhanh, bền vững và hiệu quả?

“Bẻ lái” về sân nhà

Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mà còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng lưu chuyển hàng hóa. Để phục hồi, phát triển nhiều doanh nghiệp đã “bẻ lái” đưa sản phẩm Việt về “sân nhà” tiêu thụ.

Là một trong những doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu, song trong những năm gần đây, Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean) đã đầu tư hơn cho thị trường nội địa. "Thị trường nội địa với 100 triệu dân là thị trường rất tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất thời trang khai thác”- Chủ tịch HĐQT VitaJean Phạm Văn Việt nêu rõ.

Thực tế cho thấy để thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, thời gian qua, bên cạnh việc quảng bá thương hiệu V-Sixtyfour, doanh nghiệp đã đẩy mạnh cải thiện phom dáng, màu sắc phù hợp nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam.

Sản xuất hàng thời trang tại Công ty CP may Sơn Tây ( thị xã Sơn Tây)
Sản xuất hàng thời trang tại Công ty CP may Sơn Tây ( thị xã Sơn Tây)

Một số DN khác đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất theo hướng phục vụ thị trường nội địa. Theo Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát (huyện Thạch Thất) Nguyễn Duy Khiêm, Trung Quốc đóng cửa biên giới do Covid-19 nên mặt hàng đồ gỗ như bàn, ghế, tủ… dành cho trẻ em gián đoạn. Vì vậy doanh nghiệp đã chuyển đổi từ sản xuất hàng xuất khẩu sang cung ứng cho thị trường nội địa, hạn chế rủi ro khi phụ thuộc xuất khẩu Trung Quốc.

Sự đứt gãy nguồn cung sản phẩm nhập khẩu cũng là cơ hội cho DN sản xuất hàng Việt vươn lên biến “nguy” thành “cơ”, và khẳng định được thương hiệu tại thị trường nội địa. Tổng Giám đốc Tập đoàn Amaccao Tô Văn Nhật cho biết, dịch Covid-19 khiến số lượng nhập khẩu các thiết bị điện, van vòi, ống nước… không đáp ứng được nhu cầu. Để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường, đơn vị đã đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó giảm giá bán đủ sức cạnh tranh hàng ngoại nhập.

Đánh giá về vai trò của thị trường nội địa trong sự phát triển kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Quản lý kinh tế trung ương Võ Trí Thành cho rằng, nhiều năm gần đây, tổng tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 70 - 75% GDP, là lực cầu rất lớn cho doanh nghiệp khai thác. Ngay trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thu nhập giảm sút, kinh tế khó khăn, người dân vẫn có nhu cầu tiêu dùng không chỉ hàng hóa thiết yếu mà còn cả du lịch, dịch vụ.

“Ngay sau khi kết thúc thời gian giãn cách phòng dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021 đạt 4.789,5 nghìn tỷ đồng. Con số này cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường nội địa trong tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ hàng Việt”- ông Võ Trí Thành nêu ví dụ.

Hàng Việt phải chinh phục người Việt

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, năm 2022, thị trường nội địa sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát. Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ & vừa Việt Nam Tô Hoài Nam nhấn mạnh, thị trường nội địa có nhiều tiềm năng không chỉ về mặt kinh tế mà còn là điểm tựa chắc chắn, an toàn cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. “Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy nước nào giữ được thị trường nội địa đều có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa”- ông Tô Hoài Nam chia sẻ.

Chia sẻ về những định hướng chinh phục tốt hơn thị trường nội địa, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông nêu rõ, Bộ Công Thương đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030, hàng Việt sẽ chiếm 80% tổng mức bán lẻ hàng hóa, 70% doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam.

Sản xuất tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông
Sản xuất tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông

Tuy nhiên, để khai thác thị trường nội địa đòi hỏi các DN, địa phương cần đẩy mạnh việc xây dựng mối liên kết qua đó khai thác hết tiềm năng thị trường này.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần xác định thị trường nội địa là nơi giúp doanh nghiệp đứng vững trong Covid-19. Nhưng để làm được điều này doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp bán lẻ “bắt tay” chặt hơn với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn chất lượng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam.

Hiện, Chính phủ đang có những giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa. Bên cạnh cơ hội này, doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi số, đầu tư công nghệ, bắt kịp nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, hàng Việt Nam phải chinh phục tốt người tiêu dùng Việt Nam.

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Quản lý kinh tế trung ương Võ Trí Thành

Đồng tình với ý kiến này, TS Nguyễn Quốc Thịnh (Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh) nhìn nhận, muốn hồi phục sản xuất, khai thác thị trường nội địa, bên cạnh việc đa dạng mẫu mã, áp dụng công nghệ tiên tiến còn đòi hỏi doanh nghiệp chú trọng xây dựng thương hiệu, bởi đây là yếu tố then chốt giúp hàng Việt cạnh tranh sòng phẳng với hàng nhập khẩu trên sân nhà.

“Để hàng Việt tăng kim ngạch xuất khẩu,chiếm lĩnh thị trường nội địa đòi hỏi doanh nghiệp chủ động xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng Việt tại thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời các thương hiệu Việt cần đẩy mạnh liên kết với nhau tạo thành “quả đấm thép” đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập”- TS Nguyễn Quốc Thịnh nêu rõ.

Để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp khai thác thị trong nước, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Lê Việt Nga cho biết, trong năm 2022, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" theo chiều sâu về cách thức, chất lượng triển khai Cuộc vận động. "Chúng ta sẽ vận động làm sao để hàng Việt Nam chinh phục được người Việt Nam, giúp hàng Việt Nam thắng trên sân nhà khi 17 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, hàng nước ngoài bắt đầu tràn vào thị trường nội địa khi thuế đã hạ xuống"- bà Lê Việt Nga nêu rõ.

Có thể nói, thị trường nội địa luôn là điểm tựa cho hàng Việt trụ vững trước dịch Covid-19, nhưng để làm được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả… từ đó tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần tăng doanh thu, thị phần và vị thế của doanh nghiệp tại thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Lê Nam/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/thi-truong-noi-dia-tru-do-cho-hang-viet-trong-dai-dich-covid-19.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay

Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (gọi tắt là Phòng Cảnh sát kinh tế), Công an thành phố Đà Nẵng vừa phá chuyên án, mở rộng điều tra đường dây "rửa tiền" quy mô lên đến 30 nghìn tỷ đồng, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành Đỗ Mạnh Dung (Chi bộ Cự Lộc 2, Đảng bộ phường Thượng Đình) tại nhà riêng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị.
Tổ chức chợ Tết Công đoàn cho đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

Tổ chức chợ Tết Công đoàn cho đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

(LĐTĐ) Những năm gần đây, cứ vào dịp cận Tết Nguyên đán, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình lại tổ chức Chợ Tết Công đoàn. Tại phiên chợ, nhiều sản phẩm được giảm giá hoặc bán 0 đồng; qua đó góp phần giúp đoàn viên, người lao động được đón Tết đủ đầy, ấm áp và nghĩa tình.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 22/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.

Tin khác

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/1), giá vàng miếng SJC đã chính thức tăng lên 87 triệu đồng/lượng. Kim loại quý thế giới biến động sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (21/1), giá USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm khi đồng bạc xanh thế giới quay đầu đi xuống ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Giá dầu thế giới ngày 21/1: Tiếp tục giảm sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức

Giá dầu thế giới ngày 21/1: Tiếp tục giảm sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức

(LĐTĐ) Hôm nay (21/1), giá dầu thế giới tiếp tục giảm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai và cho biết ông cam kết sẽ lấp đầy kho dự trữ chiến lược và xuất khẩu năng lượng của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,89 USD/thùng, giảm 1,27%, giá dầu Brent ở mốc 79,87 USD/thùng, giảm 1,13%.
Dự báo giá vàng: Chịu tác động từ việc ông Donald Trump nhậm chức?

Dự báo giá vàng: Chịu tác động từ việc ông Donald Trump nhậm chức?

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới trong tuần này rất nhạy cảm với những tuyên bố của ông Donald Trump sau khi nhậm chức.
Giá xăng dầu hôm nay (20/1): Giá dầu thế giới giảm trong ngày Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức

Giá xăng dầu hôm nay (20/1): Giá dầu thế giới giảm trong ngày Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức

(LĐTĐ) Hôm nay (20/1), giá dầu thế giới điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,04 USD/thùng, giảm 1,02%; giá dầu Brent ở mốc 80,73 USD/thùng, giảm 0,62%. Tuần qua, giá dầu ghi nhận một tuần “leo dốc” với mức tăng khiêm tốn hơn. Giá dầu Brent tăng 1,3% và dầu WTI tăng 1,7%.
Tỷ giá USD hôm nay (20/1): Giá USD đồng loạt giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/1): Giá USD đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (20/1), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.341 đồng, giảm 2 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá 23.124 - 25.558 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động