Thị trường nội địa nơi - cứu cánh cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Từ trước đến nay, thị trường nội địa luôn được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của doanh nghiệp. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất…thì thị trường nội địa lại trở thành cứu cánh cho các doanh nghiệp. Qua đó, tạo động lực để doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường trong nước. Một trong những thị trường tiềm năng, mà trước đó nhiều doanh nghiệp từng đã “bỏ quên”.
Thách thức nào cho hàng Việt trên sân nhà? Làm gì để phát triển thị trường nội địa nhanh, bền vững và hiệu quả? Khai thác tối đa thị trường nội địa để kích cầu tiêu dùng

Lực đẩy từ thị trường nội địa

Thị trường nội địa được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của doanh nghiệp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), thị trường nội địa đang phát triển có thể bổ sung một phần hoặc thậm chí đối trọng với thị trường nước ngoài. Đến nay, gần 1/6 dân số Việt Nam đã gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu (với chi tiêu bình quân đầu người hơn 15 USD mỗi ngày).

Thị trường nội địa nơi - cứu cánh cho doanh nghiệp
Thị trường nội địa trở thành điểm sáng cho doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn dịch Covid-19 (ảnh: Đ.Đ)

Với tốc độ như hiện tại, mỗi năm sẽ có thêm 1 triệu người Việt Nam tham gia nhóm này. Tầng lớp trung lưu mới nổi này sẽ tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ không chỉ nhiều hơn, mà còn chất lượng tốt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực thông qua sử dụng các nguồn lực hiệu quả và đổi mới, sáng tạo hơn.

Với dân số lên đến gần 100 triệu dân, thị trường Việt Nam luôn được xem là “miếng bánh ngon” được các doanh nghiệp nước ngoài nhòm ngó. Theo thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tính đạt 450,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, doanh thu bán lẻ hàng hóa đã đạt 356,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% và tăng 11%.

Tính chung 10 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.123 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 3%. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng đạt 3.263,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là chỉ số tăng duy nhất trong các yếu tố của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cho thấy bán lẻ hàng hóa tiếp tục là một trong những động lực quan trọng, không chỉ góp phần cho tăng trưởng thị trường nội địa, mà còn đóng góp quan trọng cho tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước trong năm cực kỳ khó khăn này.

Cũng như các nước trên thế giới, thị trường Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động suy thoái từ đại dịch Covid-19, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu…Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp phân phối, doanh thu từ thị trường nội địa vẫn tăng trưởng tốt. Đặc biệt, thời gian qua hàng loạt các chương trình kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến giữa các vùng miền tại Hà Nội và trên cả nước vẫn được tổ chức đều đặt, đã tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tìm lại được thị trường nội địa, từ đó giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt và phát triển trong tương lai.

Chia sẻ về cơ hội từ các chương trình kết nối giao thương, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail cho biết, thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được đưa vào phân phối tại hệ thống siêu thị GO/Big C của tập đoàn. Từ đó, Big C sẽ tìm kiếm thêm được nhiều nhà cung cấp mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm hàng hóa đặc sản vùng miền ngày càng tăng cao của người tiêu dùng, từ đó gia tăng doanh thu. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, Hợp tác xã kết nối với Big C để đưa các sản phẩm nông sản địa phương vào bày bán tại hệ thống siêu thị của Big C lâu dài và ổn định.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường nội địa, theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiêp vừa và nhỏ Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn chung của dịch Covid-19, thị trường nội địa chính là cứu cánh cho doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài. Khi doanh nghiệp hướng tới thị trường nội địa, về mặt tổng thể sẽ tạo tính tự chủ cho hàng hóa Việt Nam hơn, doanh nghiệp làm chủ thị trường đất nước, đỡ phụ thuộc vào hàng hóa bên ngoài. Từ đó, tạo ra độ an toàn chắc chắn và yếu tố bền vững cao hơn cả ở trước mắt và tương lai và trở thành nền tảng để doanh nghiệp phát triển, tấn công sang các thị trường ngoài nước.

Đảm bảo cân đối cung, cầu trong nước

Có thể thấy, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không chỉ có các nhà phân phối tăng cường triển khai kết nối cung, cầu…mà có rất nhiều doanh nghiệp Việt trước đây vốn chỉ có thế mạnh về xuất khẩu, thậm chí là “đại gia” trên thị trường xuất khẩu, nay cũng đã có những hướng đi mới để quay trở lại thị trường nội địa.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T (doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây, nông sản) sang thị trường Mỹ, châu Âu…cho biết, thị trường trong nước người tiêu dùng còn chưa có nhiều thuận lợi trong tiếp cận, hưởng lợi từ các sản phẩm cao cấp. Và đây chính là lý do doanh nghiệp muốn quay trở lại thị trường nội địa, mang sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho nhu cầu của người dân. Đồng thời, bù đắp một phần doanh thu khi xuất khẩu gặp khó…

Cùng với việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu quay trở lại thị trường nội địa, đặc biệt, luôn xác định tầm quan trọng của thị trường nội địa, bên cạnh việc trú trọng kết nối giao thương, tìm kiếm phát triển thị trường ngoài nước. Do đó, việc tăng cường kết nối giao thường, kích cầu tiêu dùng đối với thị trường trong nước là một trong những giải pháp mà Bộ Công Thương sẽ triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới. Và để thực hiện những giải pháp đồng bộ đó, mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Chỉ thị số 15 /CT-BCT về việc, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán 2021 nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã và đang triển khai và thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình, biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước hiệu quả, bền vững. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các chương trình, giải pháp kích cầu tiêu dùng, phát triển mạnh thị trường trong nước dưới các hình thức phù hợp như khuyến mại, giảm giá bán… và các biện pháp phù hợp khác hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh các hình thức, phương thức kinh doanh khuyến khích tiêu dùng như kinh tế ban đêm, các hội chợ, triển lãm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Song song với đó, Bộ Công Thương cũng xác định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh mới phù hợp với đặc điểm tình hình mới. Tăng cường công tác quản lý đối với giao dịch hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử lớn, xây dựng các chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây thiệt hại lợi ích người tiêu dùng. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước…

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối ngày 26/9, tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm), Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương đã được khai mạc, đông đảo người dân, du khách đã đến tham quan, mua sắm.
Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

(LĐTĐ) Ngày 2/10 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cựu quân nhân; cựu chiến binh; gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo “Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Tin khác

Phát triển kinh tế số từ thanh toán không dùng tiền mặt

Phát triển kinh tế số từ thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống và trở thành thói quen tiêu dùng mới của người dân Thủ đô. Việc này không chỉ đảm bảo được quyền lợi tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp mà còn từng bước xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít từ 15h ngày 26/9

Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít từ 15h ngày 26/9

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 26/9, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng ở mức từ 322 đồng/lít đến 756 đồng/lít, tùy từng mặt hàng. Trong đó, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng mạnh nhất với mức tăng 756 đồng/lít, qua đó, đưa giá xăng vượt lên mốc 20.518 đồng/lít.
Giải pháp để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững

Giải pháp để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững

(LĐTĐ) Những ngày này, Hà Nội đang hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhìn lại quá trình phát triển kinh tế của Thủ đô có thể thấy nhiều khó khăn, thách thức đã vượt qua, từ đó đạt được những bước tiến vững chắc. Tuy nhiên, để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững, tiếp tục duy trì ở vị trí cực tăng trưởng phía Bắc của cả nước thì cần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn.
Không để đứt gãy nguồn cung xăng, dầu

Không để đứt gãy nguồn cung xăng, dầu

(LĐTĐ) Thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, tiềm ẩn đứt gãy chuỗi cung ứng, gây biến động giá cả và nguồn cung hàng hóa, dịch vụ nhất là xăng, dầu, nguyên vật liệu, cước vận tải, vàng... Trong nước, mặc dù nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Tỷ giá USD hôm nay (26/9): Đồng USD thế giới tăng sát mốc 101 điểm

Tỷ giá USD hôm nay (26/9): Đồng USD thế giới tăng sát mốc 101 điểm

(LĐTĐ) Sáng nay 26/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.134 VND - giảm 8 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD (DXY) hiện ở mức 100,92 điểm.
Giá vàng hôm nay (26/9): Vàng nhẫn vẫn tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (26/9): Vàng nhẫn vẫn tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay, vàng SJC giữ nguyên mức 81,5 - 83,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), ổn định ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên giao dịch liền trước. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh với vàng một số thương hiệu tiến sát 83 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng phi mã, xô đổ mọi kỷ lục lịch sử

Giá vàng thế giới tăng phi mã, xô đổ mọi kỷ lục lịch sử

(LĐTĐ) Sáng 25/9, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.657 USD/ounce, tăng 31 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Tỷ giá USD hôm nay (25/9): Đồng USD thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay (25/9): Đồng USD thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 25/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.146 VND - tăng 20 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD (DXY) hiện ở mức 100,35 điểm - giảm 0,5%.
Giá vàng hôm nay (25/9): Vàng miếng duy trì đà tăng, vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (25/9): Vàng miếng duy trì đà tăng, vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Sau nhiều ngày đứng im, hôm qua (24/9) giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh lên 83,5 triệu đồng/lượng, mức giá đó được duy trì đến sáng nay (25/9). Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới, đắt nhất lịch sử.
Thị trường chứng khoán: Thách thức trong thời kỳ chuyển đổi số

Thị trường chứng khoán: Thách thức trong thời kỳ chuyển đổi số

(LĐTĐ) Chuyển đổi số là yếu tố then chốt trong việc phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này đặt ra không ít thách thức, đặc biệt là trong việc đảm bảo an ninh mạng và tính ổn định của thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động