Thêm nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng và LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều đề xuất để sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 1.700 tỷ đồng
Thêm nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Hội thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. (Ảnh: Văn Luận)

Vừa qua, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô đã đưa tin ban đầu một số đề xuất của lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng, Công đoàn Viên chức Đà Nẵng.

Để góp thêm ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam sắp tới, Báo Lao động Thủ đô tiếp tục chia sẻ thêm một số đề xuất, kiến nghị khác của các đơn vị đã tham gia, ý kiến tại Hội thảo.

Ghi nhận của Báo Lao động Thủ đô, đại diện LĐLĐ quận Ngũ Hành Sơn (thuộc LĐLĐ thành phố Đà Nẵng) chia sẻ, để Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII bám sát với thực tiễn phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn, đơn đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung đối với nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cấp trên cơ sở, cụ thể là Công đoàn cấp quận, huyện.

Thứ nhất, LĐLĐ quận Ngũ Hành Sơn cho rằng, trong nội dung của Điều lệ và hướng dẫn thực hiện, phần nhiệm vụ được quy định với các điều, khoản nhiều hơn so với quyền hạn. Điều này gây khó khăn cho Công đoàn cấp trên cơ sở trong xây dựng quy chế hoạt động, nhất là xác định rõ thẩm quyền của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong công tác chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ.

Thứ hai, LĐLĐ quận Ngũ Hành Sơn đề xuất nghiên cứu, sửa đổi quy định về nhiệm vụ của Công đoàn cấp trên cơ sở theo hướng gọn, trọng tâm. Cụ thể, nội dung nào có thể giao cho Công đoàn cơ sở, nội dung nào mang tính phối hợp để tránh việc chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các ngành khác, nhất là đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thứ ba, nghiên cứu, bổ sung công tác phối hợp với đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, nghiên cứu, bổ sung cụm từ “Tổng Liên đoàn” tại khoản h, điều 18 chương IV: Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước và Tổng Liên đoàn.

Thứ năm, hiện nay Đà Nẵng và một số thành phố trực thuộc Trung ương đang thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị. Vì vậy cần nghiên cứu một số nhiệm vụ phối hợp phụ hợp với quy định để Công đoàn thuận lợi hơn trong việc tham gia với chính quyền tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Thêm nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Các đại biểu tham dự Hội thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. (Ảnh: Văn Luận)

Tham dự Hội thảo, đại diện LĐLĐ quận Hải Châu (thuộc LĐLĐ thành phố Đà Nẵng) đã có ý kiến sửa đổi về đối tượng tập hợp của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Đơn vị đưa ra 2 phương án. Cụ thể, phương án 1 là phân cấp thẩm quyền cho Công đoàn cấp tỉnh được quy định mô hình Công đoàn ngành trước đây trở thành một bộ phận trực thuộc của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo địa bàn hành chính với những quy định đặc thù phù hợp với các loại hình Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ở từng địa phương.

Phương án 2 là phân cấp thẩm quyền cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được “nhóm” các Công đoàn cơ sở doanh nghiệp theo mô hình Công đoàn ngành trước đây và trở thành một bộ phận trực thuộc của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo địa bàn hành chính, với những quy định đặc thù phù hợp với các loại hình Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ở từng quận, huyện.

LĐLĐ quận Hải Châu cũng ý kiến rằng, cần quy định trách nhiệm, quyền hạn của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nói chung và của LĐLĐ cấp huyện nói riêng theo hướng tập trung vào chức năng chính của tổ chức Công đoàn là trực tiếp bảo vệ, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong đơn vị có tổ chức Công đoàn.

Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn hoặc tổ chức đại diện thì thẩm quyền đại diện, bảo vệ… nên thuộc về Công đoàn cấp tỉnh có đủ các điều kiện về nguồn lực nhân sự, trình độ, thẩm quyền phối hợp với các cơ quan nhà nước khác như Bảo hiểm xã hội, Thuế, các sở, ngành thuộc tỉnh sẽ thuận lợi hơn.

Còn đại diện LĐLĐ thành phố Quảng Ngãi (thuộc LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi) có 5 ý kiến, gồm: Thứ nhất, sau khi Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua Điều lệ thì Tổng LĐLĐ sớm có văn bản ban hành Điều lệ và hướng dẫn thi hành Điều lệ để các cấp Công đoàn có cơ sở triển khai thực hiện.

Thứ hai, đơn vị cũng đồng ý với LĐLĐ quận Hải Châu, đề xuất cần làm rõ đối tượng tập hợp, phạm vi hoạt động, mô hình tổ chức của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tránh chồng chéo trong tập hợp đoàn viên, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Thứ ba, cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo hướng gọn, trọng tâm, có phân rõ nhiệm vụ trực tiếp, nhiệm vụ phối hợp, nhiệm vụ hỗ trợ cơ sở hoạt động.

Thứ tư, để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm lo cho đoàn viên và người lao động, đơn vị đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam sớm triển khai việc đổi, cấp thẻ đoàn viên kịp thời, đồng bộ trong toàn hệ thống Công đoàn, đảm bảo việc thực hiện quyền của đoàn viên.

Thứ năm, bố trí bổ sung thêm cán bộ chuyên trách cho LĐLĐ cấp quận, huyện nơi có đông đoàn viên, có nhiều Công đoàn cơ sở, có nhiều doanh nghiệp để đảm thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý và sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

"Với những kết quả đã đạt trong thời gian qua, trong thời gian đến, chúng tôi tin chắc rằng tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và đoàn viên, công nhân viên chức lao động", đại diện LĐLĐ thành phố Quảng Ngãi bày tỏ.

Văn Luận

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 1.
Xem thêm
Phiên bản di động