Thế giới sẽ sạch hơn vì khủng hoảng năng lượng?

Từ việc cắt điện vì thiếu than tại châu Á đến giá nhiên liệu tăng vọt ở châu Âu, tất cả được tin là lời cảnh tỉnh đối với thế giới về sự phụ thuộc quá lớn vào năng lượng hóa thạch.
Rạp Imax lớn nhất thế giới mở cửa tại Đức với phim “No Time to Die” Triển khai làm sạch 15 con sông trên thế giới, ngăn rác thải nhựa đổ ra đại dương

Liệu biến cố, diễn ra ngay trước thềm Hội nghị COP26 vào cuối tháng này, có thể mang lại hỗ trợ nhiều hơn cho năng lượng tái tạo và giúp thúc đẩy tăng trưởng của ngành?

“Nghiện than” đe dọa an ninh năng lượng

Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong một thập kỷ, với tình trạng thiếu than dẫn đến tình trạng phải cắt giảm điện và thu hẹp sản xuất. Tương tự, Ấn Độ cũng đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng điện, do trữ lượng than ở mức thấp chưa từng thấy. Một số bang, như Rajasthan, đã lên lịch cắt điện và một số nhà máy nhiệt điện trên khắp đất nước đã đóng cửa.

Các vấn đề xảy đến bởi vô số yếu tố tác động, bao gồm giá than toàn cầu tăng cao, hoạt động kinh tế gia tăng, gián đoạn nguồn cung liên quan đến lũ lụt và cả căng thẳng địa chính trị. Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm không chính thức đối với nhập khẩu than từ Australia - một trong những nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự bất ổn của chuỗi cung ứng than có thể là một lợi ích cho năng lượng sạch, thúc đẩy đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này.

Thế giới sẽ sạch hơn vì khủng hoảng năng lượng?
Ống khói của một nhà máy nhiệt điện than ở TP Bao Đầu, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tim Buckley - Giám đốc nghiên cứu tài chính năng lượng của Australia và Nam Á, tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) - nói với TIME: “Phản ứng đầu tư mà tôi mong đợi sẽ là việc lắp đặt năng lượng tái tạo của Ấn Độ và Trung Quốc tăng gấp đôi, gấp ba lần, vì cách tốt nhất để giải quyết khủng hoảng là giải quyết vấn đề an ninh năng lượng của chính quốc gia”.

Thực tế, bất chấp mối quan tâm toàn cầu về phát thải khí nhà kính và những lời kêu gọi khẩn cấp hành động để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, phần lớn châu Á - Thái Bình Dương vẫn phụ thuộc vào than đá, loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ là những nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới.

Nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 70% sản lượng điện của Ấn Độ, trong khi 56% sản lượng điện của Trung Quốc được tạo ra bằng cách đốt than. Điều này đã dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại: Trung Quốc là quốc gia ô nhiễm nhất thế giới và Ấn Độ đứng thứ 3, sau Mỹ.

Theo Đánh giá thống kê về Năng lượng Thế giới năm 2021 của British Petroleum (BP), hơn một nửa tổng lượng than tiêu thụ trên toàn cầu vào năm 2020 được sử dụng ở Trung Quốc, khiến châu Á trở thành khu vực tiêu thụ than lớn nhất toàn cầu. Sau Trung Quốc và Ấn Độ, Indonesia cùng Nhật Bản là những nước tiêu thụ than lớn nhất ở châu Á. Cộng lại, 2 quốc gia này đã tiêu thụ nhiều than hơn toàn bộ châu Phi trong năm 2020.

Châu Á cũng là khu vực sản xuất hơn 75% lượng than của thế giới, với Trung Quốc, Indonesia, Australia và Ấn Độ dẫn đầu. Theo một báo cáo hồi tháng 6 của Carbon Tracker, Trung Quốc và 4 quốc gia khác gồm Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam, đang chiếm hơn 80% các nhà máy điện than được quy hoạch trên toàn thế giới.

Các nhà bảo vệ môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện nay có thể được sử dụng để biện minh cho việc tăng sản lượng than trong nước ở Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2019, Ấn Độ công bố kế hoạch thúc đẩy sản xuất than trong nước lên một tỷ tấn vào năm 2024. Trong nửa đầu năm 2021, Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng 43 nhà máy nhiệt điện than mới.

Giải pháp năng lượng xanh

Chính trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, những lập luận về đầu tư năng lượng sạch hơn ngày càng trở nên thuyết phục. Các chi phí tăng vọt của than đá và nhiên liệu hóa thạch khác - một trong những yếu tố gây ra các cuộc khủng hoảng năng lượng - cho thấy năng lượng tái tạo có sức cạnh tranh, vượt qua e ngại đầu tư đắt đỏ. “Kinh tế học đã chiến thắng trong cuộc đua này”, chuyên gia Buckley của IEEFA nói.

Các vấn đề về nguồn cung than hiện tại có thể đã khiến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tập trung trở lại nỗ lực vào mục tiêu biến Ấn Độ thành một quốc gia “độc lập về năng lượng” vào năm 2047, ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch - một mục tiêu mà ông đã công bố vào tháng 8 năm nay.

Không giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Ấn Độ chưa cam kết giảm lượng khí thải carbon dioxide của mình xuống bằng 0, và họ cho rằng không nên cắt giảm sâu như các nước phát triển vì cần ưu tiên tăng trưởng. Nhưng ít nhất, quốc gia này cũng đã đặt mục tiêu đạt được 450 GW công suất tái tạo vào năm 2030 và năng lượng mặt trời được thiết lập, để thúc đẩy tăng trưởng ngành này trong nước.

Điều đó thực sự đã bắt đầu diễn ra. Tháng trước, một công ty khai thác than thuộc sở hữu nhà nước chiếm hơn 80% sản lượng than của toàn Ấn Độ đã đấu thầu để xây dựng một cơ sở sản xuất năng lượng mặt trời 4 GW trong tương lai tại nước này. Trong khi đó, tập đoàn lớn nhất của Ấn Độ, Reliance Industries, đã công bố một số thỏa thuận năng lượng sạch trong những ngày gần đây, bao gồm cả việc mua lại một công ty sản xuất năng lượng mặt trời lớn của châu Âu .

Trung Quốc đã cam kết mục tiêu “trung hòa carbon” vào năm 2060 và bắt đầu cắt giảm việc sử dụng than từ năm 2026. TIME dẫn lời Dimitri de Boer - người đứng đầu tổ chức luật môi trường ClientEarth của Trung Quốc - cho biết, Chính phủ Bắc Kinh sẽ không từ bỏ những mục tiêu đó, bất chấp tình trạng thiếu hụt hiện nay. Theo ông, ngay cả khi sản lượng than tăng lên, các biện pháp kiểm soát đối với các dự án tiêu thụ nhiều năng lượng tại Trung Quốc vẫn đang được tăng cường. Trung Quốc đã là nước dẫn đầu về năng lượng tái tạo, chiếm khoảng 50% tốc độ tăng trưởng năng lượng tái tạo của thế giới vào năm 2020.

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 13/10 cũng đã công bố một loạt các biện pháp dài hạn mà Liên minh châu Âu (EU) phải xem xét để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhằm giải quyết sự biến động giá năng lượng kỷ lục như hiện nay. Giá khí đốt bán buôn - đã tăng kỷ lục tới 200% ở Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Italia - dự kiến sẽ vẫn ở mức cao trong suốt mùa Đông này. Theo Ủy ban, giá dự kiến sẽ chỉ giảm vào mùa Xuân, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của những năm qua, khi hầu hết các nước EU dựa vào các nhà máy điện chạy bằng khí đốt từ Nga để đáp ứng nhu cầu điện.

“Chúng ta đối mặt với sự gia tăng giá năng lượng không phải vì chính sách khí hậu hay vì năng lượng tái tạo quá đắt tiền. Chúng ta đang đối mặt với điều đó vì giá nhiên liệu hóa thạch tăng vọt” - Ủy viên Năng lượng của EU Kadri Simson phát biểu trước báo giới hôm 13/10 - “Kinh nghiệm này là một lời cảnh tỉnh rõ ràng, rằng chúng ta nên đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”.

Theo bà Simson, ưu tiên trước mắt của khối vẫn là giảm thiểu tác động của việc tăng giá đối với người tiêu dùng dễ bị tổn thương và các DN nhỏ, có thể được điều chỉnh vào mùa Xuân khi tình hình giá năng lượng sẽ ổn định. Nhưng về trung hạn, EC sẽ hành động để đảm bảo một hệ thống linh hoạt và bền bỉ hơn có thể chịu được sự biến động trong tương lai trong suốt quá trình chuyển đổi năng lượng. Simson cho biết, bà cũng đề xuất với các nhà lãnh đạo EU về một gói các biện pháp nhằm khử cacbon trên thị trường khí đốt và hydro của châu Âu vào năm 2050.

"Chúng ta đối mặt với sự gia tăng giá năng lượng không phải vì chính sách khí hậu hay vì năng lượng tái tạo quá đắt tiền. Chúng ta đang đối mặt với điều đó vì giá nhiên liệu hóa thạch tăng vọt." - Ủy viên Năng lượng của EU Kadri Simson

Theo Hương Thảo/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/the-gioi-se-sach-hon-vi-khung-hoang-nang-luong-438088.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.
Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

(LĐTĐ) Ngày 7/5, thông tin từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Công an quận Bình Tân, vừa triệt phá, khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ, thu giữ hơn 600kg pháo nổ các loại.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 5

Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 5

(LĐTĐ) Lúc 12 giờ trưa theo giờ Matxcơva (16 giờ theo giờ Việt Nam) ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin được tổ chức long trọng tại Đại cung điện Kremlin. Đây là lễ nhậm chức Tổng thống lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin.
Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

(LĐTĐ) Sau vài giờ phát động cuộc tập kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào Israel đêm qua, giới chức Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả.
Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Cơ quan An ninh Liên bang Nga đưa tin, đã có ít nhất 40 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau khi những kẻ tấn công có vũ trang tấn công vào một khu phức hợp địa điểm hòa nhạc nổi tiếng gần Mátxcơva.
Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

(LĐTĐ) Vào lúc 21h00 giờ Moskva ngày 17/3 (1h sáng giờ Hà Nội ngày 18/3), các điểm bỏ phiếu cuối cùng trong cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga thuộc tỉnh cực Tây Kaliningrad đã đóng cửa, kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8 tại Liên bang Nga kéo dài trong 3 ngày từ 15 - 17/3.
Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Thống kê mới nhất từ Bộ Nội vụ Maroc ngày 9/9 cho biết trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở nước này trước đó một ngày đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Bộ Nội vụ Maroc cho biết ít nhất 296 người đã thiệt mạng và 153 người khác bị thương trong trận động đất mạnh xảy ra tối 8/9 ở nước này.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

(LĐTĐ) Ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta, Indonesia.
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

(LĐTĐ) Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

(LĐTĐ) Với truyền thống hữu nghị tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung khát vọng về độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi còn nhiều dư địa và tiềm năng để tạo thêm động lực mới, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động