Thắp sáng du lịch đêm để giữ chân du khách

Được xác định như động lực mới cho tăng trưởng du lịch nói riêng và kinh tế nói chung, thúc đẩy du lịch đêm là lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khởi động, du lịch đêm ở nước ta cần được nghiên cứu thấu đáo để có những giải pháp, chính sách mang tính chiến lược, tổng thể nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đêm Để kinh tế ban đêm thực sự hiệu quả: Quan trọng khâu quy hoạch và quản lý Hà Nội thúc đẩy hoạt động kinh tế đêm phát triển
Tour khám phá Hoàng thành Thăng Long về đêm mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách. (Ảnh: Phạm Chiểu)
Tour khám phá Hoàng thành Thăng Long về đêm mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách. (Ảnh: Phạm Chiểu)

Theo các chuyên gia, dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch có thể được hiểu là những dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan được cung ứng một cách hợp pháp trong thời gian từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thúc đẩy du lịch theo hướng hài hòa, sáng tạo, bền vững. Với nhiều quốc gia, du lịch đêm không chỉ được xem là hướng đi giúp tăng trưởng kinh tế, mà còn được nhìn nhận như dấu ấn riêng tạo nên hình ảnh, thương hiệu, bản sắc riêng cho điểm đến.

“Con gà đẻ trứng vàng” của ngành du lịch

Tại Việt Nam, vài năm gần đây, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai các hoạt động, dịch vụ về đêm để thu hút khách, tiêu biểu là mô hình chợ đêm, phố đi bộ ở một số điểm đến du lịch lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lào Cai, Đà Lạt…

Đặc biệt, một số sản phẩm tour du lịch đêm chuyên biệt đã được các công ty lữ hành đưa vào khai thác như: tour đêm Hỏa Lò, tour tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long về đêm ở Hà Nội; tour đêm Đền Hùng “Trở về nguồn cội” ở Phú Thọ; tour khám phá động Phong Nha về đêm tại Quảng Bình, tour “Đêm huyền bí Thành phố Hồ Chí Minh”, hay “Phố đêm du thuyền” ở Quảng Ninh, thưởng thức các show diễn thực cảnh về đêm như Tinh hoa Bắc Bộ, Ký ức Hội An…

Việc tạo đà phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch đêm tại Việt Nam được xem là hướng đi phù hợp xu hướng quốc tế, giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách, tạo nhiều việc làm, tăng doanh thu ngành du lịch và các ngành liên quan.

Dù đã có khởi sắc, song theo các chuyên gia, kinh tế du lịch đêm ở nước ta vẫn phát triển chưa xứng tiềm năng. Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Văn Đính nhận định: Nhìn chung, sản phẩm du lịch đêm còn tương đối đơn điệu, nghèo nàn, thiếu tính đặc sắc, thiếu quy hoạch không gian riêng cho sản phẩm du lịch đêm, thiếu sự quản lý bài bản và thiếu cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư sản phẩm du lịch đêm.

Nhận thức, tư duy về sản phẩm du lịch đêm cũng còn hạn chế. Đặc biệt, để phục vụ du khách, các yếu tố văn hóa bao gồm cả vật thể và phi vật thể chưa được phát huy hết giá trị để tạo thành dịch vụ phục vụ khách, trong khi đây là yếu tố riêng có của mỗi đất nước, mỗi điểm đến.

Đẩy mạnh du lịch đêm

Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”. Trong đó, giai đoạn trước mắt tập trung vào phát triển du lịch. Điều này khẳng định sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ đối với phát triển các dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch, là căn cứ quan trọng để ngành du lịch phối hợp các ngành, các cấp cụ thể hóa quy định quản lý đối với hoạt động kinh tế còn khá mới mẻ này tại Việt Nam.

Trao đổi tại Hội thảo khoa học “Dịch vụ đêm-Cơ hội cho ngành du lịch bứt phá trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch) tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Tiến sĩ Lê Quang Đăng và Nguyễn Thị Phương Linh, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho biết:

Hiện tại, ngoài Quyết định số 1129/QĐ-TTg đề cập đến kinh tế ban đêm và phát triển dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch, Việt Nam chưa có quy định cụ thể để thúc đẩy phát triển dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch, dẫn đến việc triển khai trên thực tế tại các địa phương gặp nhiều lúng túng, không thống nhất về cách làm, về tổ chức quản lý và kinh doanh.

Vì thế, vấn đề đặt ra là cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật hiện hành theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế ban đêm và dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu, ban hành quy định quản lý, kinh doanh dịch vụ du lịch về đêm phục vụ khách du lịch để làm căn cứ cho các địa phương tham chiếu, xây dựng quy định quản lý cụ thể tại địa phương.

Trong đó, quy định cụ thể các loại hình dịch vụ du lịch được phép kinh doanh về đêm; quy định rõ khung giờ hoạt động của từng loại hình dịch vụ; quy định điều kiện các cơ sở được phép kinh doanh về đêm; quy định tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch được phép cung cấp…

Theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Dương Đình Hiền, công tác quy hoạch phải đi trước một bước. Mặc dù Việt Nam sở hữu nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn nhưng không phải ở đâu cũng có thể quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch đêm. Trên bình diện tổng thể quốc gia, đó phải là khu vực có tiềm năng về du lịch với các giá trị nổi bật về văn hóa, cảnh quan tự nhiên, tập trung nhiều khách du lịch lớn, có không gian để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, và có khả năng thu hút các nhà đầu tư.

Trong đó, khu vực được quy hoạch hệ thống dịch vụ du lịch đêm nên nằm ở vị trí trung tâm, tập trung nhiều điểm tham quan, đông đảo khách du lịch dễ tiếp cận, cơ sở vật chất đầy đủ và có mối liên hệ thuận tiện với không gian chung quanh.

Muốn giải bài toán “thừa chỗ ngủ, thiếu chỗ chơi” tại nhiều điểm đến trên cả nước, không cách nào khác là cần có những sản phẩm du lịch đêm hấp dẫn, mới mẻ, đủ khả năng chinh phục nhiều đối tượng du khách. Tiến sĩ Vũ Nam, Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng:

Các địa phương, điểm đến cần chú trọng khai thác giá trị văn hóa bản địa trong xây dựng sản phẩm du lịch đêm như tham quan làng cổ, làng nghề, di tích lịch sử, tôn giáo… về đêm. Cùng với các sản phẩm du lịch được triển khai ở trung tâm thành phố, có thể phát triển thêm các sản phẩm ở khu vực ngoại ô hoặc nông thôn có kết nối thuận tiện. Các sản phẩm du lịch không chỉ tập trung vào giải trí, ẩm thực, mua sắm về đêm mà còn cần được đầu tư vào các trải nghiệm tinh thần, các hoạt động thể chất như team building về đêm, thể thao đêm, ngắm cảnh đêm…

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn Vinh Thúy, tư vấn pháp lý cao cấp Công ty Luật Phạm Vũ, sự phát triển của kinh tế ban đêm tiềm ẩn nguy cơ làm nảy sinh các vấn đề xung đột, bạo lực, làm gia tăng các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, an ninh trật tự.

Vì thế, cần có sự chuyển dịch, thay đổi trạng thái vận hành, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các tình huống phát sinh từ trạng thái hoạt động ban ngày sang ban đêm với sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính quyền cơ sở và các ngành chức năng như công an, quản lý thị trường, thanh tra lao động, văn hóa, y tế…; trang bị đồng bộ hệ thống an ninh, camera giám sát cùng công cụ quản lý, báo cáo sự cố để nhanh chóng phát hiện, xử lý vi phạm; thành lập lực lượng cảnh sát du lịch, lực lượng phản ứng nhanh kết nối với mạng lưới thông tin chung của khu vực nhằm kiểm soát tổng thể, ứng phó khẩn cấp…

Theo TRANG ANH/Nhandan.vn

https://nhandan.vn/thap-sang-du-lich-dem-de-giu-chan-du-khach-post729384.html

Nên xem

Trao giải Hội thi "Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh"

Trao giải Hội thi "Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh"

(LĐTĐ) Hội thi "Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh năm 2024" đã chính thức khép lại sau những phần thi đấu đầy sôi động và kịch tính. Ban Giám khảo đã chọn ra những đội thi xuất sắc nhất xứng đáng với các phần thưởng cao quý từ Ban Tổ chức.
Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương

Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Ban Dân vận Trung ương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

(LĐTĐ) Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Đồng thời cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.
Từ hôm nay (15/11): Loại bỏ hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua ghi âm, ghi hình

Từ hôm nay (15/11): Loại bỏ hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua ghi âm, ghi hình

(LĐTĐ) Theo Thông tư số 46/2024/TT-BCA của Bộ Công an (có hiệu lực từ 15/11/2024), đã sửa đổi, bổ sung điều 11 Thông tư số 67/2019/TT-BCA. Theo đó, tại Thông tư mới, hình thức giám sát Cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan

Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan

(LĐTĐ) Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch sởi.
Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, không có khả năng ảnh hưởng đất liền nước ta. Tuy nhiên, hiện nay gần Biển Đông đang xuất hiện cơn bão Usagi cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Bão Usagi sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024.
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.

Tin khác

Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, tuyến đường Đại lộ Thăng Long hướng từ trung tâm thành phố về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chật kín dòng phương tiện. Các phương tiện nhích từng đoạn để di chuyển đến cổng chính của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN

Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN

(LĐTĐ) Từ ngày 5/11/2024, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN của Mỹ.
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế

Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế

(LĐTĐ) Theo dữ liệu Tổng cục Thống kê, tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế (tăng gần 28% so với cùng kỳ).
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia, trong đó có hai máy bay MIG-21 số hiệu 4324; 5121; xe tăng T54B số hiệu 843 và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024

Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/10, tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã công bố Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây”.
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch

Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch

(LĐTĐ) Ngày 29/10, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Du lịch Việt Nam 4.0: Khai phá tiềm năng và kết nối văn hóa”.
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 24/10, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Cửa Lò tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền

Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền

(LĐTĐ) Sáng 23/10, ngành Du lịch Khánh Hòa đã đón tàu biển quốc tế mang tên CORAL PRINCESS chở hơn 2.000 du khách đến từ nhiều quốc gia cập Cảng quốc tế Cam Ranh.
Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”

Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”

(LĐTĐ) Tối 13/10, chương trình công bố du lịch Khánh Hòa đạt 9 triệu lượt khách, và phát động chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu” năm 2024 đã thu hút hàng nghìn du khách và người dân đến tham dự.
Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội

Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 là một sự kiện văn hóa nghệ thuật quy mô lớn, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9/11 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là lần thứ tư Lễ hội được tổ chức, với chủ đề "Giao lộ Sáng tạo", nhằm khuyến khích mỗi người nhìn nhận lại cái tôi sáng tạo của bản thân trong hành trình sống.
Xem thêm
Phiên bản di động