Hà Nội kiến nghị tháo gỡ 31 vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính
Chiều nay (4/12), ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, nhằm tăng cường công tác phối hợp và bàn giải pháp giải quyết căn cơ những vấn đề cấp bách, trọng tâm, trọng điểm đang đặt ra tại Thủ đô.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc |
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, những năm qua công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính và thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Cụ thể, từ 2016 đến nay, Hà Nội đều hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách trung ương giao. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 ước đạt gần 1.187.619 tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng bình quân 11-12%/năm, chiếm 19% tổng thu ngân sách toàn quốc. Riêng năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng tổng thu ngân sách của Hà Nội ước thực hiện 279.359 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán.
Về chi ngân sách, trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội ước thực hiện 383.011 tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7 - 8%/năm và có tỷ lệ so với GRDP là 8,6%. Chi ngân sách đã bám sát dự toán, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, ưu tiên nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Đáng chú ý, Hà Nội đã thực hiện tiết giảm chi thường xuyên so với dự toán trung ương giao và trong điều hành ngân sách là 16.000 tỷ đồng để có nguồn bổ sung cho đầu tư phát triển.
Theo ông Chu Ngọc Anh, trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19, thành phố đã chỉ đạo xây dựng các kịch bản điều hành ngân sách ngay từ quý I/2020 và các phương án cân đối ngân sách các cấp; chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp, vừa đảm bảo kịp thời kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh thực hiện các giải pháp điều hành tài chính, ngân sách địa phương những tháng cuối năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, vừa đảm bảo nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, góp phần thực hiện nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế".
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày báo cáo |
Thành phố Hà Nội và Bộ Tài chính cũng đã phối hợp có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giá, phí và lệ phí; sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, quản lý tài sản công và mua sắm tập trung; sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước. "Tính đến nay thành phố đã hoàn thành công tác cổ phần hóa của 01 doanh nghiệp. Trong số 12 doanh nghiệp còn lại, đã lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá trị 08 doanh nghiệp, còn 04 doanh nghiệp đang đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn theo kế hoạch", Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thông tin.
Theo ông Chu Ngọc Anh, Hà Nội đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ công tin. Thành phố đã đơn giản hoá được 12 thủ tục hành chính lĩnh vực này; triển khai kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đối với 249 dịch vụ công trực tuyến, góp phần giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp đến giao dịch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Chu Ngọc Anh cũng nêu một số khó khăn vướng mắc trong phối hợp giữa Bộ Tài chính và thành phố Hà Nội thời gian qua. Từ đó, Hà Nội đề xuất Bộ Tài chính tháo gỡ 31 vấn đề thuộc 5 nhóm lĩnh vực tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ đô phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Cụ thể, đối với lĩnh vực tài chính ngân sách, Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội quan tâm, tạo điều kiện tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố trên mức 35% để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô giai đoạn 2021-2025; tiếp tục quan tâm xem xét các giải pháp tổng thể, đồng bộ để ngăn chặn, chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận.
Quang cảnh cuộc họp |
Đáng chú ý, Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành thêm các giải pháp, chế tài xử lý vi phạm, chậm trễ trong công tác quyết toán dự án hoàn thành; Nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 72/2017/TT-BTC theo hướng để các Ban Quản lý dự án chuyên ngành tự thẩm định, phê duyệt dự toán thu, chi phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị; Nghiên cứu, xem xét, hướng dẫn nội dung ứng vốn Quỹ phát triển đất của các địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án cấp bách, cấp thiết cần triển khai sớm...
Đối với công tác quản lý, thẩm định về giá, Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét và phối hợp với các bộ có liên quan sửa đổi một số quy định nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế hiện nay. Đáng chú ý, Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính xem xét cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong công tác xây dựng phương án giá tiêu thụ nước sạch để đáp ứng thực tiễn cho địa phương.
Đối với công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và quản lý tài sản công, Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính có báo cáo Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để tháo gỡ các tồn tại, khó khăn, vướng mắc đang gặp phải; Đồng thời sớm báo cáo Chính phủ ban hành Nghị định quy định quản lý, sử dụng, khai thác đối với quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước không phải là nhà ở đang giao các công ty quản lý, kinh doanh.
Đối với công tác sắp xếp, cổ phần hoá và quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính sớm báo cáo Chính phủ ban hành các văn bản sửa đổi cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; đồng thời sớm ban hành các thông tư hướng dẫn theo hướng cụ thể, rõ ràng, thống nhất trong triển khai thực hiện nhằm xử lý triệt để những vướng mắc, bất cập trong thời gian qua, đảm bảo hành lang pháp lý để thực hiện.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đề xuất Bộ Tài chính hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia về lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng để thành phố phối hợp triển khai thực hiện như: Tài sản công, thu chi ngân sách, giá cả thị trường, danh mục dùng chung...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42