Tháng 3 có hẹn với Chùa Tây Phương

Cứ mỗi độ tháng 3 (âm lịch), người dân Hà Nội và du khách thập phương lại nô nức rủ nhau đi trẩy hội Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Đây là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên.
Lòng vẫn nhớ về Hà Nội... Tu bổ di tích quốc gia Chùa Tây Phương (Hà Nội)

“Tây Phương phong cảnh hữu tình/Rủ nhau trẩy hội có mình có ta/Nhớ ngày mùng sáu tháng ba/Ăn cơm với cà trẩy hội chùa Tây”. Những câu ca ấy đã in sâu vào tâm hồn bao người dân xứ Đoài. Theo thời gian, với bao bộn bề mưu sinh, nhưng cứ mỗi độ tháng 3 âm lịch, khi hoa gạo đỏ rực một góc trời, người dân lại háo hức đón chờ ngày trẩy hội Chùa Tây Phương.

Chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan mê hồn, bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu, đột khởi giữa vùng đồng bằng màu mỡ, với núi, non, sông, nước gắn liền với quan niệm phong thủy phương Đông. Tây Phương còn nổi tiếng ở bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, có thể coi là Phật điện đông đúc nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam có giá trị tiêu biểu, xuất sắc về tượng gỗ, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013.

Tháng 3 có hẹn với Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương thường được tổ chức vào ngày 6/3 âm lịch hằng năm.

Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể các đơn nguyên, bao gồm các hạng mục sau: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách.

Từ Tam quan hạ phái đi lên 247 bậc đá ong mới đến Tam quan Thượng. Miếu Sơn Thần nằm ở bên trái chùa, tách biệt với khu chùa chính. Đây là đơn nguyên vừa đóng vai trò là nơi thờ thần núi, vừa là nhà thờ Đức Ông, có diện tích khiêm tốn với kiến trúc gỗ lợp ngói truyền thống. Chùa Chính là hạng mục chủ yếu của toàn bộ phúc hợp Tây Phương. Chùa nằm trên đỉnh núi Câu Lâu, có kết cấu kiến trúc chữ công (I), bao gồm các tòa Tiền đường, Trung đường và Thượng điện. Cả ba đều có kết cấu kiến trúc khung gỗ kiểu chồng diêm, hai tầng tám mái. Cả hai tầng mái đều theo kiểu “tàu đao lá mái”, giữa hai tầng là cổ diêm được bưng kín bởi những tấm ván đố. Tiền đường và Thượng điện 5 gian, 2 chái với 6 bộ vì nóc, còn Trung đường được thu ngắn chiều ngang, chỉ còn 3 gian 2 chái, 4 bộ vì kèo, nhưng lại có mái thượng điện cao vượt hẳn lên.

Chùa Tây Phương, hay tên chữ “Sùng Phúc tự” là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây.

Truyền thuyết kể lại rằng, sự ra đời của ngôi chùa gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Muộn hơn vài thế kỷ, câu chuyện lại nghiêng sang một hướng khác, gắn với nhân vật Cao Biền – Tiết độ sứ thời nhà Đường (864 - 868) đã từng cai trị An Nam và đến đây xây dựng một kiến trúc tôn giáo, với ý đồ chặn long mạch xứ này.

Phần cổ diêm ở Tiền đường và Thượng điện có kích thước giống nhau và có chiều cao 1m, còn ở Trung đường có kích thước lớn hơn, cao 1,40m. Do Cổ diêm cao hơn như thế, nên tuy mái của cả 3 tòa đều cao bằng nhau, nhưng mái trên của tòa giữa lại trội vượt hẳn lên, theo đó, nhìn tổng thể chùa, chúng ta thấy Trung đường cao hơn hẳn. Mặt trước tòa Tiền đường bưng cửa gỗ bức bàn ở 3 gian giữa, hai bên xây gạch chỉ không trát vôi vữa, là ngôn ngữ của mặt tường ngoài, tiêu biểu cho cả ba đơn nguyên.

Chùa chính Tây Phương còn rất nhiều sự đặc biệt về kết cấu khung gỗ, về tàu mái, bộ mái, cùng các mảng đề tài trang trí trên kiến trúc gỗ. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp của ngôi chùa nói chung, kiến trúc ngôi chùa chính nói riêng, chắc chắn không một bài viết nào nói hết, mong du khách thập phương, những người hành hương đến tận nơi chiêm ngắm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của hạng mục này.

Tháng 3 có hẹn với Chùa Tây Phương
Người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi đến vãn cảnh chùa.

Tất cả các chi tiết gỗ trong chùa đều được chạm trổ tinh xảo. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... rất sống động được tạo ra dưới bàn tay người thợ tài hoa của các nghệ nhân làng mộc ngay trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn - làng nghề mộc lâu đời và nổi tiếng của xứ Đoài.

Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên. Chính vì lẽ đó, năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.

Tháng 3 có hẹn với Chùa Tây Phương
Ban Quản lý di tích đã triển khai một kịch bản riêng cho công tác phòng chống dịch nên lượng du khách thập phương về tham quan, lễ phật rất đông.

Năm nay do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid- 19, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất không tổ chức Lễ khai hội như mọi năm. Tuy nhiên, từ ngày 13/3/2021, Chùa Tây Phương đã mở cửa đón du khách thập phương đến vãn cảnh sau thời gian đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, Ban Quản lý di tích đã triển khai một kịch bản riêng cho công tác phòng chống dịch với nhiều giải pháp đồng bộ nên lượng du khách thập phương về tham quan, lễ phật rất đông.

Người đến với chùa không hẳn chỉ là "trẻ vui nhà, già vui chùa" mà là đến với cả tâm tư ước vọng thiêng liêng thành kính. Cùng với các biện pháp của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương kêu gọi du khách tuân thủ tuyệt đối các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của trung ương và thành phố Hà Nội, chấp hành nghiêm thông điệp "5K" của Bộ Y tế để giữ vững thành quả phòng, chống dịch, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng chính đáng của nhân dân.

Phương Ngân - Thảo Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (14/4): Đồng USD chưa có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (14/4): Đồng USD chưa có dấu hiệu phục hồi

Hôm nay (14/4), chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 99,78.
Giá vàng hôm nay (14/4): Vàng trong nước vẫn duy trì ở mức rất cao

Giá vàng hôm nay (14/4): Vàng trong nước vẫn duy trì ở mức rất cao

Giá vàng hôm nay ở thời điểm 6h sáng vẫn đang duy trì ở mức rất cao, tăng đến 6,4 triệu đồng/lượng so với tuần trước.
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Nhận định Atletico Madrid vs Real Valladolid: Chủ nhà nắm ưu thế tuyệt đối

Nhận định Atletico Madrid vs Real Valladolid: Chủ nhà nắm ưu thế tuyệt đối

Atletico Madrid sẽ có cuộc tiếp đón Real Valladolid trên sân nhà Metropolitano trong khuôn khổ vòng 31 La Liga 2024/25. Đây là cơ hội để đoàn quân của HLV Diego Simeone giành trọn 3 điểm, qua đó tiếp tục cuộc đua và nuôi hy vọng mong manh bám đuổi Barcelona.
Nhận định Napoli vs Empoli: Quyết chiến vì mục tiêu sống còn

Nhận định Napoli vs Empoli: Quyết chiến vì mục tiêu sống còn

Vòng 32 Serie A chứng kiến màn đối đầu giữa hai đội bóng ở hai đầu bảng xếp hạng với những mục tiêu hoàn toàn trái ngược: Napoli cần 3 điểm để tiếp tục bám đuổi ngôi đầu, trong khi Empoli đang chiến đấu giành giật từng điểm cho cuộc chiến trụ hạng. Đây được coi là thời điểm bước ngoặt cho cả mùa giải của hai đội, khi chỉ một cú sảy chân cũng có thể gây hậu quả lớn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét

Dự báo ngày 14/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng trời rét.
Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tuần này, giá vàng thế giới và trong nước liên tục thiết lập đỉnh mới, vì vậy, diễn biến của giá vàng trong tuần tới được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Tin khác

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Huyện ủy Thanh Trì vừa tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động