Tạo thế và lực nâng tầm vị thế của Thủ đô
Động lực xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp Vinh danh 9 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2021 Hà Nội biểu dương “Người tốt, việc tốt" và vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2021 |
Trong lịch sử hào hùng của Thăng Long - Hà Nội, ngày Giải phóng Thủ đô là một trong những mốc son rực rỡ. Ngày 10/10/1954 đi vào lịch sử, không chỉ là mốc son đánh dấu sự thắng lợi của một dân tộc nhỏ bé trước một thế lực thực dân xâm lược hàng đầu thế giới, mà còn mở ra thời kỳ mới của thời đại Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội.
Hà Nội đã không ngừng nỗ lực vươn lên ngày càng lớn mạnh. (Ảnh: Cao Tiến) |
Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay vào khôi phục và cải tạo Thành phố làm hậu phương vững chắc cho quá trình đấu tranh thống nhất đất nước.
Trong những năm kháng chiến chống lại sự can thiệp của đế quốc Mỹ, hàng chục vạn người con Thủ đô lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến với phương châm "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".
Tự hào hơn nữa, Hà Nội đã cùng các địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nên một "Điện Biên Phủ trên không" (tháng 12/1972), buộc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27/1/1973). Đây là tiền đề quan trọng để cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thu non sông về một mối.
Lĩnh vực kết cấu hạ tầng được ưu tiên đầu tư phát triển giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng hiện đại. (Ảnh: Hữu Duyên) |
Đất nước thống nhất, thành phố Hà Nội đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, đề ra chủ trương phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn. Các nghị quyết của Đảng bộ Thành phố ngày càng đi vào cuộc sống, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các thành phần kinh tế, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của nhân dân. Nhờ đó, kinh tế Thủ đô tăng trưởng liên tục, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư, phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân.
Đáng chú ý, thực hiện theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/8/2008, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, xác lập một tầm vóc lớn, một không gian phát triển mới. Đặc biệt, Hà Nội khẳng định là điểm sáng về thu hút đầu tư. Giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Hà Nội ước đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn 2011-2015... Về thu hút đầu tư nước ngoài, Hà Nội cũng vươn lên trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước. Tính trong 5 năm (2016-2020), Thành phố thu hút trên 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Riêng năm 2020, mặc dù dịch Covid-19, song Hà Nội vẫn thu hút gần 4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài...
Trong 67 năm qua, từ một đô thị có quy mô dân số khoảng 43,7 vạn người, chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực vươn lên ngày càng lớn mạnh. Ngày nay, mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số cả nước, nhưng hằng năm, Thủ đô đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa, 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu và mức này đang ngày càng tăng.
Công nghiệp có bước phát triển mạnh theo hướng ưu tiên các ngành hàng, nhóm sản phẩm có công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. |
Thủ đô Hà Nội hiện nay là một trong những trung tâm thương mại, tài chính - tiền tệ của cả nước. Công nghiệp có bước phát triển mạnh theo hướng ưu tiên các ngành hàng, nhóm sản phẩm có công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản, hàng hóa có chất lượng và giá trị cao; bước đầu hình thành nền nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao và phát triển nông nghiệp sinh thái.
Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Hà Nội có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới (gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây); có 368/382 xã (chiếm 96,3%) đạt chuẩn nông thôn mới; 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đến hết năm 2020, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn Thành phố đạt 55 triệu đồng/người/năm.
Lĩnh vực kết cấu hạ tầng được ưu tiên đầu tư phát triển, hàng loạt công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác, như: Cầu Nhật Tân cùng đường Võ Nguyên Giáp; đường Vành đai 1; đường 5 kéo dài; đường Vành đai 2 và cầu Vĩnh Tuy; đường Vành đai 3… Nhờ đó, diện mạo đô thị ngày càng hiện đại, tình trạng ùn tắc giao thông được cải thiện đáng kể, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Bình Minh) |
Trong những năm qua, Hà Nội cũng rất quan tâm, thực hiện tốt các chính sách xã hội. Chương trình xóa đói, giảm nghèo được triển khai tích cực, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố năm 2020 giảm còn dưới 0,2%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 90%… Y tế, văn hóa, giáo dục đều phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng.
Mặc dù trong gần 2 năm qua chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng Hà Nội đã nỗ lực, đồng lòng, đồng sức vượt qua. Đặc biệt, khi đợt bùng phát dịch thứ tư xảy ra từ cuối tháng 4 năm nay, Hà Nội là địa bàn có nguy cơ cao nhất cả nước. Trước tình thế nguy nan, cả hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở đã vào cuộc, cùng với nhân dân trên dưới một lòng gánh vác từ việc lớn đến việc nhỏ...
Thực hiện 4 đợt giãn cách liên tục trong 60 ngày vô cùng vất vả, đến nay Hà Nội đã thực hiện thành công. Qua mỗi đợt giãn cách, số ca mắc, nhất là ca mắc ngoài cộng đồng đều giảm. Cùng với chiến dịch thần tốc tiêm vắc xin, xét nghiệm tầm soát diện rộng, Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, từng bước nới lỏng để phục hồi phát triển kinh tế.
Chiến dịch thần tốc tiêm vắc xin, xét nghiệm tầm soát diện rộng giúp Hà Nội kiểm soát được dịch bệnh, từng bước nới lỏng để phục hồi phát triển kinh tế. (Ảnh: Hữu Duyên) |
Trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn, kinh tế Thủ đô vẫn duy trì đà tăng trưởng. GRDP quý II/2021 của Thành phố đã tăng 6,61%, cao hơn quý I/2021 (tăng 5,17%), góp phần thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng đạt 5,91%, cao hơn mức chung của cả nước (5,64%). Tăng tưởng GRDP 9 tháng của Thành phố đạt 1,28%. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 9 tháng là 176.737 tỷ đồng, đạt 75,0% dự toán Trung ương giao (đạt 70,3% dự toán Thành phố giao), bằng 105,4% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 1.292 triệu USD, tăng 1,5% so với tháng 8 và tăng 2,8% so với cùng kỳ. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2021 ước tính tăng 3,0% so với cùng kỳ năm 2020, khu vực dịch vụ ước tăng 0,85% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát tốt, bình quân 9 tháng 2021 tăng 1,54%.
Nhằm hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong quý IV và cả năm 2021, làm tiền đề thúc đẩy tăng trưởng năm 2022 và những năm tiếp theo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chỉ đạo: "Ngay từ những ngày đầu tháng 10, các đơn vị phải bắt tay xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương quản lý; xây dựng tiêu chí sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước".
Dẫu rằng vẫn còn nhiều chông gai khi dịch bệnh đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhưng với tinh thần đoàn kết, luôn gương mẫu trong dựng xây và phát triển quê hương, nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều "trái ngọt". Từ đó, vai trò, vị thế của Hà Nội ngày càng được khẳng định, xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu mối giao thương lớn của khu vực và thế giới.
Trên hành trình hướng tới tương lai, mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra rất lớn, nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với hành trang là những thành tựu vẻ vang cả trong quá khứ và hiện tại, Hà Nội sẽ không ngừng nỗ lực, gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại như tinh thần Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49