Tạo cơ chế thông thoáng để vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh và bền vững

(LĐTĐ) Sáng 17/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chủ trì Hội nghị lần thứ tư của Hội đồng.
Hướng về người lao động bằng những hoạt động thiết thực Hà Nội: Quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các thành viên Hội đồng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương vùng ĐBSH.

Thu ngân sách Nhà nước vùng ĐBSH 7 tháng năm 2024 cao nhất cả nước

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, vùng ĐBSH có vị trí rất quan trọng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo, đối ngoại, là cửa ngõ phía bắc của đất nước, là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá quốc tế và là vùng đất có tiềm năng phát triển rất lớn, là cửa ngõ của ASEAN vào Trung Quốc.

Việc phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSH nhanh, toàn diện, bền vững là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, với nhiều khó khăn, thách thức, kỳ vọng và trách nhiệm, góp phần hoàn thành Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đại hội Đảng các cấp của các tỉnh, thành phố trong vùng đã đề ra.

Tạo cơ chế thông thoáng để vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh và bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Trong bối cảnh đó, vùng ĐBSH có những kết quả tích cực, nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội như: tăng trưởng kinh tế 6 tháng năm 2024 đạt 7,21%, cao hơn so với bình quân chung cả nước (6,42%) và vùng Đông Nam Bộ (5,58%). Giá trị xuất khẩu 7 tháng đạt trên 80,04 tỷ USD, đứng thứ nhất cả nước, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước (227,5 tỷ USD). Giải ngân đầu tư công 7 tháng đạt 55.757 tỷ đồng, cao nhất cả nước, đạt 31,08% kế hoạch…

Về tình hình triển khai các hoạt động điều phối vùng, Thủ tướng nêu rõ, từ Hội nghị lần thứ 3 đến nay, đã hoàn thành thêm 3 nhiệm vụ là: Luật Thủ đô (sửa đổi); hoàn thành quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch điều phối vùng năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng. 5 nhiệm vụ đã hoàn thành dự thảo và đã xin ý kiến các bộ, địa phương liên quan…

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành thông xe và đưa vào sử dụng từ ngày 17/7/2024, góp phần tạo hệ thống kết nối giao thông liên vùng, kết nối Hải Phòng - Quảng Ninh, nâng cao năng lực phục vụ giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải.

Thủ tướng hoan nghênh nỗ lực của các đồng chí thành viên Hội đồng điều phối vùng cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan để giúp hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng trên.

"5 tiên phong" để phát triển vùng ĐBSH

Về Định hướng thời gian tới, về quan điểm triển khai quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Điều hành phải linh hoạt, hiệu quả trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Coi con người là trung tâm, chủ thể và nguồn lực, động lực của sự phát triển. Triển khai Quy hoạch và phát triển vùng phải đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Tuân thủ nghiêm và triển khai đồng bộ quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương. Phát huy mạnh mẽ dân chủ, trí tuệ tập thể; tổ chức thực hiện quy hoạch khoa học, bài bản, có trọng tâm, trọng điểm...

Về quan điểm triển khai hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, Thủ tướng yêu cầu bám sát, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị; các nhiệm vụ giải pháp cụ thể tại Chương trình hành động của Chính phủ (Nghị quyết số 14); các nhiệm vụ, đề án tại Kế hoạch điều phối vùng năm 2024.

Tổ chức thực hiện, hoạt động hiệu quả, thực chất, không hình thức, không hành chính; "Nói thật, làm thật, hiệu quả thật". Theo Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng ĐBSH, có 18 nhiệm vụ, đề án cụ thể các bộ, cơ quan cần tập trung thực hiện.

Đổi mới tư duy điều phối, chú trọng hơn nữa tới vai trò liên kết, kết nối của vùng ĐBSH đối với các vùng lân cận theo tinh thần "nguồn lực bắt nguồn tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", "chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh". Chủ động nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy liên kết, phát triển vùng, phát huy các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng.

Tạo cơ chế thông thoáng để vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh và bền vững
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị vùng ĐBSH thực hiện "5 tiên phong". Thứ nhất, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm.

Thứ hai, tiên phong trong cải cách hành chính, phân cấp phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát.

Thứ ba, tiên phong lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức, làm ảnh hưởng và làm tăng chi phí tuân thủ với người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Thứ tư, tiên phong trong huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là qua hợp tác công tư để phát triển nhanh và bền vững.

Thứ năm, tiên phong trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thực hiện bằng được mục tiêu đã đề ra về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương rà soát lại các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, xác định các mục tiêu sẽ đạt được, chưa đạt và khó đạt để có giải pháp phù hợp, phân công công việc rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả.

Tạo cơ chế thông thoáng để vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh và bền vững
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Cùng với đó, khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng trên tinh thần "thông thoáng về chính sách, thông suốt về hạ tầng và thông minh về quản trị". Tập trung phát triển theo hướng 1 vùng động lực quốc gia (gồm: thành phố Hà Nội và các địa bàn dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh), 2 tiểu vùng (phía bắc sông Hồng và phía nam sông Hồng), 4 cực tăng trưởng (gồm Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng), 5 hành lang kinh tế trong nước và kết nối quốc tế (gồm các hành lang kinh tế: Bắc Ninh - Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình; Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng; ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội) với tất cả hình thức kết nối giao thông phát triển bậc nhất cả nước.

Tập trung cơ cấu lại các ngành kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, ưu tiên các ngành, lĩnh vực có thế mạnh. Về công nghiệp, phát triển công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào chế biến, chế tạo; ưu tiên công nghiệp cơ điện tử, chip bán dẫn, sản phẩm công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới... Về dịch vụ, phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại theo chuẩn mực quốc tế và đa dạng loại hình dịch vụ; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, các dịch vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo, y tế…

Ưu tiên đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, có tính lan tỏa lớn, có tính kết nối quốc tế, liên vùng; phát triển các nguồn cung và lưới điện, nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hạ tầng thủy lợi.

Các bộ, ngành, địa phương được giao chủ trì khẩn trương hoàn thành thủ tục để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án vùng và liên vùng như dự án tuyến đường sắt đô thị tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo; các dự án thành phần đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; các dự án tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; đề xuất các cơ chế, chính sách, gồm cả cơ chế, chính sách đặc thù, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Phát huy mạnh mẽ các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, chuẩn bị tốt các dự án trọng điểm, quan trọng để thu hút hiệu quả các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược.

Đẩy mạnh các hoạt động điều phối vùng, cụ thể là triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút FDI, nhất là các nhà đầu tư công nghệ; thúc đẩy đầu tư PPP, nhất là trong phát triển các dự án hạ tầng giao thông của vùng và liên vùng; đẩy mạnh các hoạt động liên kết phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, ưu tiên cho giao thông; đẩy mạnh liên kết các chuỗi đô thị, chuỗi cung ứng, logistics, dịch vụ chất lượng cao; phát huy các miền di sản với mô hình "một cung đường, nhiều điểm đến"; đẩy mạnh chuyển đổi số, chia sẻ cơ sở dữ liệu.

Tạo cơ chế thông thoáng để vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh và bền vững
Đại biểu các địa phương, Bộ, ngành dự Hội nghị. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các dự án vùng và có tính chất vùng quan trọng theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và theo quy hoạch vùng, tiếp tục ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030, trong đó dành nguồn vốn phù hợp để làm công tác chuẩn bị đầu tư để bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.

Nhấn mạnh tinh thần tiến công trong triển khai các nhiệm vụ, nhất là với các mục tiêu chưa đạt thì phải có giải pháp tăng tốc, đột phá, Thủ tướng lưu ý các địa phương đặc biệt chú trọng thúc đẩy đầu tư công, góp ý vào dự thảo một luật sửa nhiều luật trong các lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư. Đồng thời, Thủ tướng mong các địa phương triển khai thực hiện bằng được mục tiêu đã đề ra về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Vùng đất giàu tiềm năng phát triển

Tại Hội nghị, trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình triển khai hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSH năm 2024; Bộ Tài chính báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính, ngân sách, cho phép các địa phương được sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư các dự án vùng, liên vùng; Bộ Công Thương báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Đề án phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp - chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn vùng ĐBSH; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án xây dựng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đặc trưng của nền văn minh sông Hồng, nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho các địa phương có di sản thế giới.

Về phía địa phương, UBND thành phố Hà Nội báo cáo đề xuất phương án hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án đầu tư phát triển Khu công nghệ cao Hà Nam, tỉnh Ninh Bình báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án xây dựng cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị cố đô Hoa Lư…

Các đại biểu đã tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, đánh giá khó khăn, thách thức, vướng mắc để xác định phương hướng, giải pháp khắc phục, triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng với mục tiêu đưa kinh tế xã hội vùng ĐBSH tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.

Các đại biểu nhấn mạnh, vùng ĐBSH có vị trí trung tâm, gồm Thủ đô Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo và đối ngoại; là cửa ngõ phía bắc của đất nước; là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế; là vùng đất giàu tiềm năng phát triển.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyên dương 231 gương học sinh, sinh viên, người lao động tiêu biểu trong học tập năm 2024

Tuyên dương 231 gương học sinh, sinh viên, người lao động tiêu biểu trong học tập năm 2024

(LĐTĐ) 213 gương học sinh, sinh viên và người lao động có tinh thần tự học, sáng tạo tiêu biểu năm 2024 đã được Hội Khuyến học Hà Nội biểu dương, khen thưởng.
Doanh thu dưới 200 triệu không bị đánh thuế

Doanh thu dưới 200 triệu không bị đánh thuế

(LĐTĐ) Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đã đề nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng từ 100 triệu đồng hiện nay lên 200-300 triệu đồng/năm.
Từ nay đến năm 2035: Cần nguồn vốn trên 37 tỷ USD để đồng bộ hóa kết cấu đường sắt đô thị Hà Nội

Từ nay đến năm 2035: Cần nguồn vốn trên 37 tỷ USD để đồng bộ hóa kết cấu đường sắt đô thị Hà Nội

(LĐTĐ) Để thực hiện mục tiêu đồng bộ kết cấu đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, nhu cầu vốn đặt ra cho giai đoạn 2024 - 2030 (xây dựng 96,8 km) sơ bộ là khoảng 14,6 tỷ USD; giai đoạn 2031- 2035 (xây dựng 301 km) sơ bộ nhu cầu vốn khoảng 22,5 tỷ USD. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2035 cần khoảng 37,2 tỷ USD.
Nhà xuất bản Giáo dục đã phát hành 168,4 triệu bản sách giáo khoa cho năm học mới

Nhà xuất bản Giáo dục đã phát hành 168,4 triệu bản sách giáo khoa cho năm học mới

(LĐTĐ) Cho đến thời điểm này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã hoàn thành công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 và đã chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, cung ứng tới các địa phương trong cả nước.
Những lời chúc ý nghĩa dành cho cha mẹ nhân ngày lễ Vu lan

Những lời chúc ý nghĩa dành cho cha mẹ nhân ngày lễ Vu lan

(LĐTĐ) Ngày lễ Vu lan, hay Vu lan báo hiếu, là một trong những dịp lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là khoảng thời gian để chúng ta tưởng nhớ cha mẹ, ông bà, tổ tiên, bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng.
Lưu ý khi cúng rằm tháng 7

Lưu ý khi cúng rằm tháng 7

(LĐTĐ) Rằm tháng 7, còn được biết đến là ngày lễ Vu lan và lễ xá tội vong nhân, là một trong những dịp lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, mà còn là cơ hội để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo và tri ân công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
Hội thi Thợ giỏi huyện Thạch Thất: Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hội thi Thợ giỏi huyện Thạch Thất: Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội thi thợ giỏi huyện Thạch Thất năm 2024 được tổ chức thành công tốt đẹp. Đây là cơ sở, tiền đề để Hội thi thợ giỏi những năm sau được tổ chức mở rộng hơn với nhiều ngành, nghề thi và thu hút được đông đảo thí sinh tham gia dự thi hơn.

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong chuyến thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 17/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến dâng hoa trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Nguyễn Huệ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng ngày 17/8, Đảng ủy Công an Trung ương và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024); Công an Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến dự và chỉ đạo.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành giải phóng mặt bằng loạt cao tốc trong tháng 8

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành giải phóng mặt bằng loạt cao tốc trong tháng 8

(LĐTĐ) Với các dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ tái định cư, di dời hệ thống đường điện cao thế, hoàn thành giải phóng và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trước ngày 30/8.
Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với 4 dự án Luật

Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với 4 dự án Luật

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với 4 dự án Luật và xem xét, quyết định việc bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Huyện Thanh Oai: Dự kiến ngày 8/9 sẽ đấu giá 57 thửa đất tại xã Cao Dương

Huyện Thanh Oai: Dự kiến ngày 8/9 sẽ đấu giá 57 thửa đất tại xã Cao Dương

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai dự kiến tổ chức đấu giá 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương vào ngày 8/9. Giá khởi điểm lần thông báo này là 8,8 triệu đồng/m2, tăng 703.000 đồng so với trước đó.
Hướng đến một tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững

Hướng đến một tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững

Ngày 16/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương (MLC) lần thứ 9 đã diễn ra tại Chiềng Mai, Thái Lan với sự tham dự của các nước thành viên gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung làm Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.
Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

(LĐTĐ) Ủy ban Pháp luật thống nhất báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Hơn 65% người dân hài lòng khi kiến nghị trên ứng dụng iHanoi

Hơn 65% người dân hài lòng khi kiến nghị trên ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Trung tâm Thông tin điện tử thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo về tình hình triển khai ứng dụng iHanoi. Đáng chú ý, ý kiến đánh giá phản ánh, kiến nghị của người dân về mức độ hài lòng, chấp nhận vẫn chiếm tỷ lệ ổn định khoảng 65,6%.
Phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng là một sức mạnh nội sinh

Phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng là một sức mạnh nội sinh

(LĐTĐ) Sáng 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) chủ trì Phiên họp lần thứ 9, nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Hội đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động