Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Phường Việt Hưng: Phấn đấu 100% tổ dân phố đạt “Tổ dân phố học tập” Đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập Xây dựng mô hình "Công dân học tập" trên mọi lĩnh vực |
Ngày 16/11, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Xây dựng xã hội học tập là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị
Theo Nghị quyết, Thành phố đã hoàn thành cả 4 mục tiêu cơ bản của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” (theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9-01-2013 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó, nhiều chỉ tiêu cao hơn tỷ lệ chung của cả nước; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập của một số đơn vị còn thiếu đồng bộ, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; có nơi còn lúng túng. Một số khó khăn của hội khuyến học chưa giải quyết được do còn vướng mắc về cơ chế; hoạt động của một số chi hội, ban khuyến học, hội cơ sở còn chung chung, hình thức, chậm đổi mới, chậm đại hội nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, việc vận động, xây dựng quỹ khuyến học còn thấp so với tiềm năng của thành phố; việc xây dựng tổ chức khuyến học, đơn vị học tập còn nhiều khó khăn ở một số cơ quan, đơn vị.
Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được thành phố Hà Nội quan tâm (Ảnh: HNM) |
Do vậy, để công tác khuyến học đi vào nề nếp, quan điểm chỉ đạo, nội dung Nghị quyết nêu rõ: Thống nhất nhận thức việc đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị.
Các cấp, các ngành và toàn xã hội đều phải vào cuộc để công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập có kết quả tương xứng với vị trí, vai trò của Thủ đô; tập trung xây dựng xã hội học tập gắn với xây dựng văn hóa, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trước hết là người đứng đầu đối với công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Phấn đấu mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, gia đình cán bộ, đảng viên trở thành “Đơn vị học tập”, “Công dân học tập”, “Gia đình học tập” để làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong nhân dân; mỗi doanh nghiệp là hạt nhân quan trọng trong việc đào tạo, đào tạo lại người lao động; mỗi người dân có ý thức tự học để nâng cao trình độ bản thân, nhất là năng lực tự học trong kỷ nguyên số để góp phần triển khai thành công phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Phấn đấu gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO
Bên cạnh đó, một trong những quan điểm và cũng là mục tiêu của Nghị quyết là phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất.
Nghị quyết đưa ra mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2025: Duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; duy trì tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi biết chữ đạt 99,5% trở lên; tỷ lệ người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ đạt 95%; 100% quận, huyện, thị xã duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt 75 - 80%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 55 - 60%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 50%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 50%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 50%...
Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, phấn đấu 80% cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số; 70% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 80 - 85%.
Về việc xây dựng các mô hình học tập, phấn đấu tỷ lệ người dân đạt danh hiệu công dân học tập đạt 50%; tỷ lệ người dân có kỹ năng số đạt 50%; tỷ lệ gia đình, dòng họ, cộng đồng đạt danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập đạt 60%; tỷ lệ đơn vị được công nhận là đơn vị học tập đạt 50%; 40% quận, huyện, thị xã được công nhận danh hiệu huyện học tập theo các tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành; đăng ký danh hiệu “Thành phố học tập” theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Đến năm 2030, duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ đạt tỷ lệ 99,6%; người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ đạt tỷ lệ 96%; 100% quận, huyện, thị xã duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Tỷ lệ người lao động được qua đào tạo đạt 80 - 85%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 70%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 70%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 60%, trong đó, 15% dân số có trình độ đại học trở lên...
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố tổ chức nghiên cứu, quán triệt, học tập, phổ biến, tuyên truyền và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Hằng năm, chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết ở các tổ chức đảng trực thuộc, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị; tổ chức sơ kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết...
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04