Tăng cường hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản

Mới đây, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp đã có buổi làm việc với ông Tabata Hiroaki, Thứ trưởng Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nhằm trao đổi về tình hình triển khai đưa người lao động và thực tập sinh Việt Nam sang thực tập và làm việc tại Nhật Bản.
tang cuong hop tac lao dong giua viet nam va nhat ban 93 ứng viên trúng tuyển Chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản
tang cuong hop tac lao dong giua viet nam va nhat ban Nâng cao chất lượng thực tập sinh nông nghiệp tại Nhật
tang cuong hop tac lao dong giua viet nam va nhat ban Sắp thi tuyển thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được người lao động Việt Nam ưu thích. Tổng số thực tập sinh Việt Nam hiện đang thực tập tại Nhật Bản khoảng 126 nghìn người. Việt Nam vượt qua Trung Quốc trở thành nước có số lượng phái cử hàng năm và số thực tập sinh đang thực tập tại Nhật Bản đông nhất trong số 15 quốc gia phái cử.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện, trong đó có nội dung triển khai các khóa đào tạo thực tập sinh điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc. Đến nay, Việt Nam đã tổ chức 6 khóa đào tạo điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản với số lượng xuất cảnh 892 người. Các điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam được phía Nhật Bản đánh giá cao, vì số lượng thi lấy chứng chỉ quốc gia trong lĩnh vực điều dưỡng đều đạt trên 80% - 90%, cao hơn so với Philippines và Indonesia, thường chỉ đỗ khoảng 30% - 40%. Mặc dù kết quả tương đối khả quan, tuy nhiên xung quanh vấn đề hợp tác đưa thực tập sinh sang Nhật Bản cũng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế.

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, vướng mắc lớn nhất trong việc đưa thực tập sinh sang Nhật Bản là tỷ lệ bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp khá cao, thậm chí cao nhất trong số các nước cử thực tập sinh sang Nhật Bản; Tình trạng đoàn thể tiếp nhận thông qua môi giới trung gian để ký kết hợp đồng tiếp nhận thực tập sinh với doanh nghiệp phái cử vẫn diễn ra gây phát sinh thêm nhiều chi phí cho thực tập sinh; Việc xem xét hồ sơ xin tư cách lưu trú cho thực tập sinh đã bị kéo dài hơn so với trước đây; Tại Nhật Bản vẫn tồn tại nhiều cơ sở tiếp nhận và đội ngũ môi giới lao động bất hợp pháp; Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam đã thực hiện việc phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản nhưng không thực hiện việc đăng ký hợp đồng theo quy định.

tang cuong hop tac lao dong giua viet nam va nhat ban
Quang cảnh buổi làm việc

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đề nghị phía Nhật Bản bên cạnh việc tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức môi giới việc làm và sử dụng lao động bất hợp pháp, cần có sự điều chỉnh chính sách như: Tiếp nhận lại hoặc chuyển sang chế độ lao động cho những thực tập sinh đã hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng và có chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực, trình độ của người lao động; Xem xét miễn giảm thuế thu nhập và thuế cư trú cho thực tập sinh trong thời gian thực tập tại Nhật Bản như đang thực hiện với thực tập sinh của Trung Quốc và Thái Lan nhằm giảm gánh nặng về tài chính cho thực tập sinh.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý của 2 nước cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc triển khai Bản ghi nhớ hợp tác MOC đã được ký kết ngày 06/6/2017 nhằm đảm bảo việc thực thi đúng quy định Chương trình thực tập sinh kỹ năng; Rà soát lại quy trình và thủ tục hồ sơ xin tư cách lưu trú cho thực tập sinh tránh tình trạng bị kéo dài thời gian như hiện nay, gây ảnh hưởng đến hoạt động phái cử và tiếp nhận thực tập sinh theo Chương trình.

Đối với Chương trình thực tập sinh hộ lý, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho hay, cả phía Việt Nam và Nhật Bản đều thừa nhận công việc thực tập sinh điều dưỡng không hấp dẫn. "Công việc làm trong các trại dưỡng lão, các bệnh viện, công việc không hẳn là sạch sẽ, vì thế, nguy cơ các thực tập sinh hộ lý, điều dưỡng chấm dứt hợp đồng rất cao. “Phía Nhật Bản quy định trước khi xuất cảnh sang Nhật, thực tập sinh phải có trình độ tiếng Nhật N4, trong một năm phải có trình độ N3, như vậy nguy cơ bị trả về là rất lớn, chính vì vậy chương trình thực tập sinh điều dưỡng viên, hộ lý không thể triển khai ở mức độ lớn. Đây cũng là vấn đề cần được tháo gỡ trong thời gian tới” - Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Cảm ơn Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã dành thời gian đón tiếp và có những khái quát về tình hình hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua, ông Tabata Hiroaki ghi nhận những ý kiến của Thứ trưởng đồng thời cho biết, Luật lao động mới của Nhật Bản đã bắt đầu được thực hiện từ ngày 01/11/2017, trong đó tâm điểm mà dư luận quan tâm nhất là việc cho phép thực tập sinh nước ngoài có đủ các điều kiện được kéo dài thời gian làm việc tại Nhật Bản từ 3 năm lên 5 năm. Luật lao động mới sẽ thiết lập các cơ chế tuyển chọn, quản lý chặt chẽ hơn đối với cả doanh nghiệp tiếp nhận và cả thực tập sinh. Một số cơ quan quản lý lao động nước ngoài sẽ được thành lập mới, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của thực tập sinh, quản lý tốt hơn tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, người lao động nước ngoài” – ông Tabata Hiroaki nói

Về thực tập sinh hộ lý, ghi nhận những vấn đề mang tính đặc thù của lĩnh vực thực tập sinh hộ lý, mà ở đó là công việc đồi hỏi sự tỷ mỉ, vất vả, đồng thời yêu cầu cao về ngôn ngữ để phục vụ nhu cầu giao tiếp giữa bản thân người hộ lý và người được chăm sóc, ông Tabata Hiroaki mong muốn các bạn trẻ Việt Nam nếu thực sự yêu nghề hộ lý, có quyết tâm theo đuổi con đường này, các bạn cần tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề để làm việc thật tốt trong thời gian cư trú tại Nhật Bản.

Cuối cùng, ông Tabata Hiroaki mong muốn cơ quan chức năng của hai nước sẽ có những cuộc gặp gỡ để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề còn tồn tại từ đó có các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các tình trạng trên.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

(LĐTĐ) Vượt qua những khó khăn, thách thức của một năm đầy biến động, năm qua, Công đoàn Trường Mầm non Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) đã cho thấy sức bật đầy sáng tạo trong các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, xác định kết quả thi đua là kết quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, Công đoàn nhà trường đã nỗ lực triển khai mọi phong trào thi đua với nhiều linh hoạt, sáng tạo. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Tây Hồ.
Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

(LĐTĐ) Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.
VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

(LĐTĐ) Với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ và 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024 đã thể hiện sự quyết tâm cao của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và doanh nghiệp cả nước, đồng lòng chung tay phát triển du lịch nhanh, bền vững, hiệu quả, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.

Tin khác

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 với doanh nghiệp làm việc thứ Bảy

Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 với doanh nghiệp làm việc thứ Bảy

(LĐTĐ) Nếu doanh nghiệp thực hiện nghỉ ngày thứ Hai (29/4), người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 4 ngày từ Chủ nhật (28/4) đến hết ngày thứ Tư (1/5) và sắp xếp ngày làm bù thích hợp.
Mức xử phạt doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5

Mức xử phạt doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5

(LĐTĐ) Nếu doanh nghiệp bắt ép người lao động đi làm vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

(LĐTĐ) Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Hai đối tượng được tăng lương lên 10 triệu đồng/tháng từ 1/7

Hai đối tượng được tăng lương lên 10 triệu đồng/tháng từ 1/7

(LĐTĐ) Dự kiến từ 1/7, tiền lương trung bình của 2 đối tượng công chức, viên chức (bao gồm giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo) sau khi thực hiện cải cách tiền lương có thể tăng lên 10 triệu đồng/tháng (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng) so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đối với lao động nữ); có vợ sinh con (đối với lao động nam), theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động