Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia |
Bên ngoài Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. |
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là bảo tàng có quy mô lớn nhất cả nước hiện nay, có địa chỉ tại Km 6+500 Đại lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bảo tàng nổi bật với tháp Chiến thắng cao 45m và khối nhà chính có 4 tầng nổi, 1 tầng trệt, tổng diện tích sàn lên tới 64.640 m2.
Bảo tàng hiện trưng bày 4 bảo vật quốc gia là máy bay tiêm kích MiG-21 mang số hiệu 4324, MiG-21 mang số hiệu 5121, xe tăng T-54B mang số hiệu 843 và Bản đồ Quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Máy bay tiêm kích mang số hiệu 4324. |
Ngay từ ngày đầu tiên mở cửa, Bảo tàng Lịch sử Quân đội đã ghi nhận lượng khách tham quan rất đông. Khách đến tham quan Bảo tàng đa dạng về lứa tuổi, có những bạn học sinh, sinh viên khoác áo đồng phục trường, có những cặp vợ chồng tới các tỉnh ven Hà Nội và những cựu chiến binh tuổi đã ngoài 60, 70 tuổi...
Không quản đường xá xa xôi, hai vợ chồng chị Hương dẫn theo hai con nhỏ, một bé 4 tuổi và một bé 1 tuổi, vượt hơn 70km từ Hải Dương đến Hà Nội tham quan bảo tàng. “Tôi và chồng đã xin nghỉ một ngày để đến đây thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Và thực sự, Bảo tàng còn ấn tượng hơn cả những gì tôi thấy ở trên truyền thông. Sau chuyến này chắc chắn tôi sẽ dẫn thêm nhiều người thân đến để trải nghiệm nữa.”
Một góc trưng bày độc đáo của bảo tàng. |
Bác Dũng và bác Hùng là hai cựu quân nhân từng chiến đấu ở Trung đoàn 202 Tăng thiết giáp thuộc Quân đoàn 1. Đến Bảo tàng, hai bác vô cùng phấn khởi khi gặp lại “đồng chí cũ” - là khẩu pháo phòng không tự hành ZSU-57 số hiệu 025, hiện đang được trưng bày tại không gian ngoài trời của Bảo tàng.
“48 năm rồi, từ khi chiến đấu trở về chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau và hôm nay đến đây cũng là một điều tình cờ, rất có duyên. Chúng tôi đi cùng nhau từ Ninh Bình tới Hà Nội có việc, vốn không có kế hoạch vào Bảo tàng, nhưng nghe nói Bảo tàng Lịch sử Quân sự mở cửa đón khách nên chúng tôi ghé vào luôn. Gặp lại khẩu pháo ngày xưa "biên chế" ở Trung đoàn, tôi rất xúc động, bao nhiêu ký ức ùa về.”, bác Dũng không giấu được xúc động và tự hào.
Hai cựu chiến binh đứng trước hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng. |
Bác Hùng chia sẻ: “Vào Bảo tàng, chúng tôi như được sống lại những kỷ niệm cũ. Tôi vẫn còn nhớ như in, tôi nhập ngũ tháng 10 năm 1976, trải qua những cuộc chiến gian khó. Vậy nên, để được sống trong hòa bình như bây giờ, tôi biết ơn lắm. Tôi cũng mong các bạn trẻ nhớ rằng, để đất nước ta có được như ngày hôm nay, đừng quên những sự hy sinh mất mát năm xưa.”
Và đúng như những gì người đi trước hằng mong mỏi, các bạn trẻ đến tham quan bảo tàng rất đông và đều chia sẻ những cảm xúc tích cực khi được tận mắt ngắm nhìn những hiện vật, nghe những chiến công cha ông để lại.
Bạn Diệu (sinh năm 2005) bày tỏ rất xúc động khi đến thăm Bảo tàng: “Em thấy vô cùng tự hào về dân tộc. Em rất ấn tượng với cách bày trí và sắp xếp của Bảo tàng, làm nổi bật lên những hiện vật cũng như câu chuyện hào hùng của thế hệ trước. Trước đó chúng em chỉ được học lịch sử qua sách vở, nhưng khi đến Bảo tàng, em cảm thấy đây là một cách tiếp cận lịch sử rất trực quan, dễ hiểu. Em đã nhớ được ngay nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc mình.”
Bạn Diệu rất vui và tự hào khi tham quan Bảo tàng |
Ghi nhận sau hơn một tuần mở cửa, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vẫn thu hút rất đông khách đến tham quan. Với kiến trúc hiện đại và bố cục theo dòng thời gian xây dựng, gìn giữ đất nước, cùng với nhiều phương pháp trưng bày mới như thuyết minh bằng phim, QR tra cứu thông tin hiện vật, video, hình ảnh tự động về các chiến dịch,… đây không chỉ là nơi để trưng bày, bảo tồn các hiện vật trong lịch sử của cha ông, mà còn đóng vai trò bồi đắp, giáo dục lòng yêu nước cũng như tinh thần dân tộc cho thế hệ tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội
Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
Tin khác
Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới, xây dựng Thành phố thông minh
Thủ đô 07/11/2024 17:51
Quận Tây Hồ: Đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân
Thủ đô 07/11/2024 14:40
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao Huy hiệu Đảng tại huyện Phúc Thọ
Nhịp sống Thủ đô 07/11/2024 13:24
Giữ nghề làm bút lông giữa lòng phố cổ
Nhịp sống Thủ đô 07/11/2024 13:01
Lan tỏa phong trào xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp
Nhịp sống Thủ đô 07/11/2024 12:54
Kênh giúp nông dân vươn lên làm giàu
Nhịp sống Thủ đô 07/11/2024 06:49
Phiên tòa giả định phòng chống bạo lực học đường
Nhịp sống Thủ đô 07/11/2024 06:32
“Xanh hóa” xe buýt Thủ đô: Biến quyết tâm thành hiện thực
Nhịp sống Thủ đô 07/11/2024 06:09
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương 32 Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu
Nhịp sống Thủ đô 06/11/2024 23:13
Quận Bắc Từ Liêm tiếp xúc cử tri chuyên đề khớp nối hạ tầng kỹ thuật giao thông
Nhịp sống Thủ đô 06/11/2024 16:07