Sửa Luật phòng, chống rửa tiền: Hướng tới nền tài chính minh bạch
Làm rõ thêm một số đề xuất trong Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) Đề xuất bổ sung dịch vụ liên quan đến tài sản ảo phải báo cáo để phòng, chống rửa tiền |
Góp phần vào phòng, chống tham nhũng
Sau gần 10 năm thi hành Luật, công tác phòng, chống rửa tiền đã đạt được nhiều kết quả. Cụ thể, tổ chức, bộ máy về phòng, chống rửa tiền, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền đã dần được hoàn thiện. Cục Phòng, chống rửa tiền đã tiếp nhận hàng ngàn thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ, phân tích và chuyển giao khối lượng lớn cho Bộ Công an và cơ quan có thẩm quyền khác để xử lý.
Bộ Tư pháp họp thẩm định Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền. Ảnh: HL |
Luật cũng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đàm phán, ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế và trao đổi thông tin liên quan đến rửa tiền. Hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền đã góp phần ngăn chặn kịp thời các tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia...
Tuy vậy, qua 10 năm thi hành, Luật Phòng, chống rửa tiền cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định do sự thay đổi và phát triển năng động của nền kinh tế thị trường, sự thiếu hụt các quy định pháp luật do yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, theo Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia của Việt Nam về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017, nhóm tội phạm về tham nhũng là nhóm tội phạm nguồn của tội rửa tiền, được đánh giá có nguy cơ rửa tiền ở mức "trung bình cao" đến mức "cao". Do vậy, việc hoàn thiện quy định về phòng, chống rửa tiền nói chung, xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi nói riêng là một trong những yếu tố then chốt nhằm phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tham nhũng.
Đối tượng nào nằm trong nhóm phòng, chống rửa tiền?
Về đối tượng áp dụng của Luật Phòng, chống rửa tiền, theo quy định, đối tượng báo cáo của Luật gồm 2 nhóm: Các tổ chức tài chính và các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan. Tuy nhiên, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nay có một số hoạt động mới phát sinh như các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, cung ứng dịch vụ trung gian, kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ... và khung pháp lý điều chỉnh hoạt động này còn đang trong giai đoạn nghiên cứu hoàn thiện.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại phiên họp, đồng thời rà soát lại hồ sơ dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi để hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát lại các nội dung đã được quy định tại các luật chuyên ngành khác sẽ không quy định trong dự thảo Luật này, cũng như cân nhắc không quy định một số nội dung của dự thảo như về tổ chức bộ máy hoặc quy định về nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác... |
Tuy nhiên, đây là những hoạt động tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền, do các hoạt động này được thực hiện trực tuyến. Thông tin của các bên trong giao dịch trực tuyến thường sử dụng mã số, ký hiệu và có tính ẩn danh cao, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành điều tra, truy vết tội phạm...
Vì vậy, Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp phép thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP), cung ứng dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ, nhằm tạo cơ sở pháp lý để quản lý về phòng, chống rửa tiền đối với các tổ chức này ngay khi có khung pháp lý điều chỉnh.
Theo cơ quan soạn thảo, quy định tại dự thảo Luật cũng phù hợp với xu hướng chung của pháp luật về phòng, chống rửa tiền của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, tài sản ảo và dịch vụ tài sản ảo phải được đăng ký hoặc cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa về rửa tiền và tài trợ khủng bố, phải được quản lý, giám sát bởi cơ quan có thẩm quyền. Quốc gia phải có hình phạt phù hợp xử lý đối với trường hợp tài sản ảo và dịch vụ tài sản ảo có vi phạm pháp luật...
Hiện nay, Việt Nam chưa có đánh giá cụ thể về rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố phát sinh từ các hoạt động tài sản ảo và dịch vụ tài sản ảo. Tài sản ảo không được công nhận là phương tiện thanh toán, tuy nhiên, việc nghiêm cấm chỉ giới hạn tới tài sản ảo cho mục đích thanh toán và không bao gồm "tài sản" và việc sử dụng tài sản ảo cho các mục đích khác ngoài thanh toán...
Quy định tại dự thảo Luật cũng phù hợp với xu hướng chung của pháp luật về phòng, chống rửa tiền của các quốc gia trên thế giới. Ví dụ liên quan đến các dịch vụ tài sản ảo, có hơn 90 quốc gia đã quy định các dịch vụ tài sản ảo là đối tượng báo cáo tại pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong khi các nội dung về cấp phép, quản lý được quy định tại một văn bản chuyên ngành riêng.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền với các sản phẩm dịch vụ sử dụng công nghệ mới hiện có và trước khi đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh, ban hành chính sách, quy trình về quản lý rủi ro nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro vì đây là loại hình, dịch vụ tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền.
Vẫn còn băn khoăn
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, cũng vừa có văn bản góp ý vào Dự thảo Luật này. Theo VCCI, Dự thảo Luật quy định các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ Ủy thác được coi là đối tượng kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan. Tuy nhiên, ủy thác dường như chưa được định nghĩa cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Bộ luật Dân sự không có quy định về vấn đề này, Luật Thương mại cũng chỉ quy định về vấn đề Ủy thác mua bán hàng hoá giữa hai thương nhân, các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng rất ít đề cập đến thuật ngữ này khi quy định về các loại hình dịch vụ.
“Việc này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xác định mình có thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo hay không để thực hiện các nghĩa vụ cho phù hợp. Do vậy, VCCI đề nghị bổ sung quy định làm rõ hoặc đưa ra giới hạn các loại hình dịch vụ được xếp vào nhóm dịch vụ Ủy thác.
Dự thảo Luật sửa đổi đã bổ sung một số dịch vụ mới vào danh mục các tổ chức tài chính, trong đó có: Dịch vụ cung ứng dịch vụ trung gian kết nối người vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ; dịch vụ cung cấp tài sản ảo. Theo đó, các tổ chức được cấp phép thực hiện các hoạt động này sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định các ngành nghề này thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nên không cần cấp phép hoạt động).
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo Dự thảo Nghị định để cho phép dịch vụ cho vay ngang hàng được cấp phép thử nghiệm (sandbox). Theo đó, chỉ có một số (rất ít) các doanh nghiệp sẽ được cấp phép để tham gia vào cơ chế thử nghiệm. Các doanh nghiệp khác vẫn tiếp tục được hoạt động mà không cần tham gia cơ chế thử nghiệm này.
VCCI cho rằng, quy định như Dự thảo có thể dẫn đến tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp tham gia thử nghiệm và không tham gia thử nghiệm. Do vậy, cần bổ sung quy định không áp dụng với các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động theo diện cơ chế thử nghiệm. Sau quá trình thử nghiệm, khung pháp lý chính thức được ban hành thì các doanh nghiệp được cấp phép theo khung pháp lý đó sẽ thực hiện nghĩa vụ tại Dự thảo./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tặng 1.000 vé xe cho công nhân, sinh viên về quê đón Tết
Doanh nghiệp 21/12/2024 08:42