Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương bản lĩnh, kiên định, quyết tâm cao, sáng tạo hơn; khắc phục kịp thời các hạn chế trong phản ứng chính sách; tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc… không để lãng phí thời gian, nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước đã giao.
Thủ tướng Chính phủ: “Doanh nghiệp, nhà đầu tư trên tinh thần đã nói là làm, cam kết phải thực hiện” Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Làm việc có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa

Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023 tổ chức sáng ngày 3/4 đã tập trung thảo luận tình hình kinh tế - xã hội, tình hình triển khai Nghị quyết 01 của Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội quý II năm 2023 và thời gian tới; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2022.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với các báo cáo và ý kiến tại Hội nghị. Theo đó, tình hình kinh tế - xã hội quý I nhìn chung có xu hướng tích cực, đạt kết quả khả quan trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các khó khăn, thách thức còn nhiều. Ngay từ đầu năm, chúng ta đã nhận định tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi và đến nay, chúng ta càng thấy nhận định này là đúng.

Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, tăng tưởng chưa được như kỳ vọng và mục tiêu đề ra, lạm phát cơ bản quý I tăng 5,01% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng thấp, rủi ro nợ xấu gia tăng, bất ổn bên ngoài tác động tình hình trong nước. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng âm, một số trung tâm công nghiệp lớn tăng trưởng sụt giảm.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, nhất là tiếp cận vốn. Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp cần các biện pháp xử lý tích cực hơn. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. An ninh, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ cháy nổ, tội phạm ma túy...

Một số nguyên nhân quan trọng như tác động rất nặng nề từ bên ngoài, thị trường quốc tế; hậu quả dịch Covid-19 còn kéo dài; một số bộ, ngành, địa phương có lúc, có nơi thiếu chủ động, chưa kịp thời trong phản ứng chính sách; một bộ phận cán bộ còn trì trệ, trách nhiệm chưa cao, thậm chí né tránh, sợ trách nhiệm, nhất là liên quan tới định giá, đấu thầu, mua sắm...

Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, dự báo tình hình quốc tế còn phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, nỗ lực, quyết tâm hơn nữa, làm việc có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa.

Khắc phục kịp thời các hạn chế trong phản ứng chính sách

Nhấn mạnh các quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và lãnh đạo chủ chốt, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng).

Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong khó khăn, phức tạp, cần giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, quyết tâm cao, đặc biệt không để lãng phí thời gian, chủ động, kịp thời giải quyết công việc. Lấy nội lực là cơ bản, là chiến lược, lâu dài là quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá; phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, lấy khó khăn, thách thức, áp lực là động lực phấn đấu vươn lên, tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và sinh kế của người dân.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương bản lĩnh, kiên định, quyết tâm cao, sáng tạo hơn; nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn; nắm chắc diễn biến tình hình, nâng cao năng lực phân tích, dự báo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; tăng cường đoàn kết, thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính; khắc phục kịp thời các hạn chế trong phản ứng chính sách của một số cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện, đề xuất các chính sách để ứng phó với những phát sinh; tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc…

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung làm tốt công tác quy hoạch; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tạo sinh kế cho người dân; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, nhất là rà soát, hoàn thiện thể chế thứ để tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý, tập trung nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng chiến lược.

Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý có trọng tâm, trọng điểm; chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý và tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên; xử lý hiệu quả các vấn đề liên quan ngân hàng yếu kém, rà soát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, phát triển nhà ở, nhất là gói 120 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 33 của Chính phủ; đề xuất các cấp có thẩm quyền giải pháp cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, giãn nợ.

Bộ Tài chính tăng cường quản lý thu chi ngân sách, tiết kiệm chi tối đa trong chi thường xuyên; khẩn trương trình cấp có thẩm quyền chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; báo cáo cấp thẩm quyền vấn đề thuế tối thiểu toàn cần; hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn 2022-2023 và đề xuất giải pháp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc phân bổ chi tiết các kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2023, vốn cho chương trình phục hồi; chủ trì, tiếp tục rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; chuẩn bị thật tốt việc trình Quốc hội ban hành một số nghị quyết liên quan tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

Bộ Xây dựng thực hiện tốt Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, góp phần giải quyết những khó khăn của thị trường bất động sản. Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phải đi từng địa phương, rà soát từng dự án, từng doanh nghiệp, từ việc giải quyết tại các dự án, địa phương cụ thể để nhân rộng.

Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Công Thương tập trung hoàn thành Quy hoạch điện VIII trong tháng 4, mở rộng thị trường, tiếp tục đàm phán các FTA (vừa đàm phán xong với Israel và tiếp tục đàm phán với UAE).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo đảm nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế; tiếp tục nâng cao, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tập trung tháo gỡ thẻ vàng IUU của EC.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị tốt cho Hội nghị Trung ương sắp tới dự kiến thảo luận về một số chính sách xã hội; tổ chức tốt các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Bộ Y tế tiếp tục tháo gỡ, xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế, dứt khoát không để thiếu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Đại học, Cao đẳng và thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về tự chủ đại học.

Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương bàn giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho thành phố Hà Nội, hoàn thiện đề án về nâng cao năng suất lao động quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa; nghiên cứu, đề xuất Quốc hội các cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho ngành du lịch…

Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội
Quang cảnh Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực, nhất là chăm lo đời sống nhân dân và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. Làm tốt công tác quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, vận động nhân dân để triển khai các dự án hạ tầng chiến lược, các chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân đầu tư công...

Thủ tướng tán thành đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc các địa phương thành lập tổ công tác giải quyết các khó khăn, vướng mắc kịp thời hỗ trợ ngươi dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các dự án. Thủ tướng lưu ý chuẩn bị tốt các chương trình, đề án, báo cáo trình Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng.

Thủ tướng yêu cầu các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phát huy hơn nữa vai trò người đứng đầu, vì nước, vì dân, vì nhiệm vụ chung, nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước đã giao...

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/6, 4.104 thí sinh của quận Bắc Từ Liêm có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi, tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Để hỗ trợ tốt nhất cho các thí sinh, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận đã phối hợp với lực lượng chức năng và Đoàn Thanh niên kiểm tra cơ sở vật chất, phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn tại các điểm thi...
Hà Nội: Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hà Nội: Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) 14h chiều nay (26/6), cùng với thí sinh cả nước, thí sinh Hà Nội đã có mặt tại 196 điểm thi để làm thủ tục dự thi, đính chính thông tin sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi. Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, mọi công tác đã được các đơn vị triển khai chủ động, chu đáo, toàn diện, sẵn sàng để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 an toàn, nghiêm túc và thành công.
Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 26/6, với 453/461 Đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 26/6, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây với công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024.
Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, sự lãnh đạo trực tiếp của Quận uỷ Cầu Giấy, Ban Chấp hành LĐLĐ quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận 6 tháng đầu năm 2024 với những nội dung hiệu quả, thiết thực.

Tin khác

Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 26/6, với 453/461 Đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức vụ Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV.
Đại biểu đề nghị bổ sung danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả hằng năm

Đại biểu đề nghị bổ sung danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả hằng năm

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Luật Dược sửa đổi cần quy định Danh mục thuốc là công việc của Bộ Y tế và danh mục này phải được bổ sung hằng năm.
Tăng lương phải đồng hành với kiềm chế lạm phát, trượt giá

Tăng lương phải đồng hành với kiềm chế lạm phát, trượt giá

(LĐTĐ) Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho biết, cử tri mong muốn rằng đồng hành với việc cải cách tiền lương, phải thực hiện các giải pháp để làm sao kiềm chế lạm phát, giúp cho người lao động khi thực hiện cải cách tiền lương được nâng cao mức sống.
Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên

Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên

(LĐTĐ) Ngày 26/6, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2024.
Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 1/8

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 1/8

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng, từ 1/8/2024 đến 31/1/2025.
Cần 913 nghìn tỷ đồng để tăng lương cơ sở, lương hưu từ ngày 1/7

Cần 913 nghìn tỷ đồng để tăng lương cơ sở, lương hưu từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Theo Báo cáo của Chính phủ, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp lũy kế 3 năm 2024 - 2026 tăng thêm 913 nghìn tỷ đồng.
Đại biểu đề nghị có biện pháp kiểm soát giá cả, tránh tình trạng lương chưa tăng, giá đã tăng

Đại biểu đề nghị có biện pháp kiểm soát giá cả, tránh tình trạng lương chưa tăng, giá đã tăng

(LĐTĐ) Thảo luận tại tổ, các đại biểu đoàn thành phố Hà Nội bày tỏ nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, phương án tăng 30% lương cơ sở là rất hợp lý.
Quốc hội bầu bà Nguyễn Thanh Hải làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Quốc hội bầu bà Nguyễn Thanh Hải làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(LĐTĐ) Ngày 25/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thanh Hải.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính phủ đảm bảo đủ nguồn để tăng lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính phủ đảm bảo đủ nguồn để tăng lương

(LĐTĐ) Chiều 25/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để thực hiện tăng lương.
Xem thêm
Phiên bản di động