Sản xuất nông, lâm nghiệp có nhiều thuận lợi khi các địa phương gỡ bỏ giãn cách xã hội

(LĐTĐ) Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2021, Tổng Cục Thống kê vừa công bố, sản xuất lâm nghiệp có nhiều thuận lợi khi các địa phương gỡ bỏ giãn cách xã hội, hoạt động trồng rừng và khai thác gỗ bắt đầu vào đà tăng để đạt kế hoạch năm 2021. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang dần phục hồi sản xuất, tăng công suất hoạt động. Chuỗi cung ứng sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản dần được hồi phục.
Tiếp tục phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Tháo gỡ bất cập trong xử lý các công trình xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp Tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững

Về lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 10 ước tính đạt 30,5 nghìn ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 206,4 nghìn ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 78,9 triệu cây, tăng 3,3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 14.289 nghìn m3, tăng 4,2%; sản lượng củi khai thác đạt 15,7 triệu ste, giảm 0,9%.

Về nông nghiệp, vụ lúa mùa năm 2021 cả nước gieo cấy được 1.558,8 nghìn ha, bằng 98,3% vụ mùa năm trước. Tính đến trung tuần tháng 10, cả nước thu hoạch được 995,5 nghìn ha lúa mùa, chiếm 64,1% diện tích gieo cấy và bằng 96,4% cùng kỳ năm trước. Ước tính năng suất lúa mùa năm nay đạt 51,5 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lúa mùa đạt 8,03 triệu tấn, giảm 73,5 nghìn tấn so với vụ mùa trước.

Cùng với chăm sóc và thu hoạch lúa mùa, các địa phương trên cả nước hoàn thành sản xuất lúa hè thu với diện tích gieo trồng đạt 1.954 nghìn ha, tăng 8,9 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2020. Thời tiết vụ hè thu năm nay cơ bản thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nên năng suất đã tăng trở lại với 56,5 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với vụ hè thu trước; sản lượng đạt 11,04 triệu tấn, tăng 282,8 nghìn tấn.

Sản xuất nông, lâm nghiệp có nhiều thuận lợi khi các địa phương gỡ bỏ giãn cách xã hội
Sản xuất nông, lâm nghiệp tháng 10 có nhiều thuận lợi khi các địa phương gỡ bỏ giãn cách xã hội (ảnh: BT)

Đến giữa tháng 10, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 672 nghìn ha lúa thu đông, bằng cùng kỳ năm trước. Đến nay, toàn vùng đã thu hoạch 272,7 nghìn ha, chiếm 40,6% diện tích gieo cấy và bằng 91,4% cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa còn lại hiện nay chủ yếu ở giai đoạn chắc xanh đến chín, sinh trưởng và phát triển khá tốt.

Chăn nuôi trâu, bò trong tháng 10 nhìn chung ổn định, tổng số bò trong tháng tăng 1,1% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số trâu giảm 3,9%; tổng số lợn giảm 1,5%; tổng số gia cầm giảm 1,2%. Tính đến ngày 20/10/2021, cả nước không còn dịch lợn tai xanh và dịch lở mồm long móng; dịch cúm gia cầm còn ở Lạng Sơn; dịch tả lợn châu Phi còn ở 42 địa phương và dịch viêm da nổi cục còn ở 28 địa phương chưa qua 21 ngày.

Về thủy sản, sản lượng tháng 10 ước tính đạt 798,1 nghìn tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt đạt 492,1 nghìn tấn, tăng 0,9%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 306,0 nghìn tấn, giảm 1,0%. Tính chung 10 tháng, sản lượng thủy sản ước tính đạt 7.175,4 nghìn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3.812,2 nghìn tấn, giảm 0,8%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.363,2 nghìn tấn, tăng 0,5% (sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 3.205,6 nghìn tấn, tăng 0,6%).

Về công nghiệp, sản xuất trong tháng 10 khởi sắc khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành khai khoáng giảm 7,2%; ngành chế biến, chế tạo giảm 1,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,5%.

Tính chung 10 tháng, IIP ước tính tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2020). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,1%), đóng góp 3,99 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít từ 15h ngày 25/7

Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít từ 15h ngày 25/7

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, từ 15h ngày 25/7, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉ tăng thêm 274 đồng/lít; xăng RON95 giảm 294 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng thời được điều chỉnh giảm từ 310 - 433 đồng/kg/lít.
Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP

Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban ngành, thời gian qua, các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận và trở thành điểm mua sắm mới thu hút đông đảo người dân và khách du lịch. Trước tín hiệu tích cực này, nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bán sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã phát triển, xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP. Dự kiến trong năm 2024, Thành phố sẽ phát triển thêm từ 20 - 30 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP.
Giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới đang trở lại mức tăng sau khi giảm 0,2% trong phiên trước đó. Giá vàng tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ tác động đến mốc thời gian Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất.
Hà Nội: Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên các lĩnh vực

Hà Nội: Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên các lĩnh vực

(LĐTĐ) Thanh toán không dùng tiền mặt: Quét mã QR, chuyển khoản… từ những khởi đầu lạ lẫm, giờ đã trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng Thủ đô, đặc biệt là đối với những người tiêu dùng trẻ. Việc thanh toán này đang được đánh giá là mang lại nhiều tiện ích cho cả người dân và doanh nghiệp, qua đó, góp phần định hình và thay đổi hành vi sử dụng các phương thức, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

(LĐTĐ) Prime Day 2024 là sự kiện mua sắm lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các mùa Prime Day, theo Amazon, trong suốt 48 giờ sự kiện, các thành viên Prime trên toàn cầu đã tiết kiệm được hàng tỷ USD nhờ các ưu đãi trong mọi danh mục sản phẩm mua sắm; đây là doanh số kỷ lục và số lượng sản phẩm bán ra trong hai ngày vượt qua tất cả các sự kiện Prime Day trước đó.
Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

(LĐTĐ) Với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết với các nước, đây được xem là “cơ hội vàng” cho những doanh nghiệp xuất khẩu cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng bứt phá, tuy nhiên, làm sao để tận dụng triệt để các cơ hội mà FTA mang lại, đó là câu hỏi không chỉ của riêng đối với các doanh nghiệp.
Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

(LĐTĐ) Là một trong những huyện đi đầu của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nông nghiệp, Đan Phượng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng và nổi tiếng là địa phương có nhiều nông sản thương hiệu tốt. Để đạt được kết quả như vậy, nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng liên tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp, nâng cao nhận thức cho nông dân, đổi mới tư duy sản xuất từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hà Nội triển khai hiệu quả các giải pháp quản lý tài chính, ngân sách

Hà Nội triển khai hiệu quả các giải pháp quản lý tài chính, ngân sách

(LĐTĐ) Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế xã hội nước ta hồi phục tích cực hơn, tháng sau hơn tháng trước. Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Hà Nội đã triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đem lại nhiều kết quả quan trọng trong thành tích chung của cả nước.
Chương trình Net Zero của Vinamilk dành giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm Châu Á

Chương trình Net Zero của Vinamilk dành giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm Châu Á

(LĐTĐ) Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Châu Á được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm Châu Á. Cụ thể, giải thưởng được trao cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050.
Xem thêm
Phiên bản di động