Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Chợ Hàng Bè ở phố cổ Hà Nội nổi tiếng với thực phẩm chế biến sẵn tươi ngon phục vụ cho cúng bái, lễ lạt. Ngay từ sáng sớm ngày Rằm tháng Giêng, chợ Hàng Bè đã nhộn nhịp người mua xôi chè, gà, giò... và đồ lễ chuẩn bị dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên.
Bánh bao độc lạ được “săn lùng” dịp Rằm tháng Giêng Hoa bưởi được khách hàng săn đón trước ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, là một trong những lễ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của nhiều gia đình Việt. Vào ngày này, các gia đình có xu hướng làm những mâm cỗ thịnh soạn để cúng ông bà, tổ tiên với mong muốn cầu một năm mạnh khỏe, mọi việc như ý.

Do vậy, ngay từ sáng sớm 26/2 (tức Rằm tháng Giêng), tại nhiều khu chợ quanh địa bàn Thủ đô đã có rất đông người dân có mặt để mua sắm đồ cúng. Trong đó chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) là địa điểm được nhiều người lựa chọn.

Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Chợ Hàng Bè là một trong những địa điểm được người dân lựa chọn để mua sắm mỗi khi đến dịp lễ, Tết.

Chợ Hàng Bè có xuất xứ từ thời Pháp thuộc nhưng đến nay không còn là chợ chính thức, mà chỉ là tập hợp các cửa hàng dọc các phố Gia Ngư, Cầu Gỗ, Hàng Bè và ngõ Trung Yên trong khu phố cổ Hà Nội. Từ lâu, chợ Hàng Bè nổi tiếng là nơi chuyên bán thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt liên quan đến đồ cúng, lễ lạt.

Khu chợ này còn được gọi với cái tên “chợ nhà giàu” vì phần lớn phục vụ cho nhu cầu mua bán của người dân phố cổ Hà Nội. Theo đó, giá thành các mặt hàng ở đây tương đối đắt đỏ, việc mua bán diễn ra theo thói quen không mặc cả. Chủ và khách thường đã quen mặt nên phát giá bao nhiêu mua bấy nhiêu, miễn sao chất lượng đảm bảo.

Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Chợ bày bán các loại thực phẩm thế biến sẵn đa dạng.

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ sáng sớm ngày Rằm tháng Giêng, chợ Hàng Bè đã nhộn nhịp người mua, hàng hoá luân chuyển đến chợ liên tục.

Đồ ăn làm sẵn ở đây phong phú tới nỗi nhiều gia đình chỉ mất hơn 10 phút qua đây là có thể sắm đủ mâm cúng như gà luộc, thịt đông, dưa hành, giò chả, bánh chưng, xôi, nem rán... Bên cạnh đó, các hàng đồ khô cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các thành phần của một món ăn như canh măng, canh bóng bì... chỉ cần thực khách đến mua về đun nóng lại là có thể đưa lên mâm. Hàng xôi chè cũng được trình bày rất đẹp mắt.

Một trong những món “đặc sắc” của khu chợ này là gà ngậm hoa hồng được bán với số lượng lớn. Các cửa hàng cho biết, gà bán tại chợ được chọn kĩ càng từ những vùng nguyên liệu. Sau khi nhập về các cửa hàng sẽ sơ chế và luộc ngay từ sáng sớm để kịp đầu buổi sáng khách đến mua, đến chiều lại tiếp tục như vậy.

Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Ngay từ sáng sớm ngày Rằm tháng Giêng, người dân đã tất bật đi sắm lễ.

Gà để cúng phải đạt trọng lượng từ 1,5 - 3,5kg không quá to mà cũng không nhỏ. Da phải vàng, khi sơ chế không được làm hỏng bộ da. Gà được tạo hình trước khi cho vào nồi để khi luộc xong như con gà đang tung cánh, rồi cho gà ngậm thêm bông hoa hồng. Khi hoàn thiện để làm đồ thờ thì không những mang lại niềm tin về một năm tung cánh bay xa, mà còn gặp vận may ngày đầu năm mới.

Do là món đặc trưng, do vậy các cửa hàng lúc nào cũng đông đúc. Trong khu thịt gà lúc nào cũng có 5 - 6 người đảm nhiệm mọi công đoạn sơ chế, rồi 2 người đứng bán lại vừa phải nhận đơn, gọi giao hàng, mời khách... công việc cũng luôn chân luôn tay. Theo đó, giá gà từ 200 - 400 ngàn đồng/con tùy vào cân nặng.

Một số hình ảnh ghi nhận tại chợ:

Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Chợ Hàng Bè thoạt nhìn rất giản dị, nhưng thực phẩm nổi tiếng chất lượng và giá cả cao hơn những nơi khác.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Hàng xôi chè được trình bày rất đẹp mắt
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Vào ngày Rằm tháng Giêng lượng hàng hóa luân chuyển liên tục.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Bên cạnh thực phẩm, hoa bưởi cũng là mặt hàng được người dân săn đón trong dịp Rằm tháng Giêng. Một bó hoa bưởi đẹp để cúng Rằm phải có đủ cả nụ và hoa và lá phải tươi. Tại chợ Hàng Bè, hoa bưởi được bán với giá 30 ngàn đồng/lạng.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Hàng hóa ở đây phong phú tới nỗi nhiều gia đình chỉ mất hơn 10 phút qua đây là sắm đủ mâm cúng.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Trong đó, món được coi là "đặc sản" là món gà ngậm hoa hồng.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Gà được chế biến cầu kì, trang trí đẹp mắt.
Sắm lễ Rằm tháng Giêng ở “chợ nhà giàu” phố cổ Hà Nội
Khách hàng xếp hàng đợi lấy gà để về cúng.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động