Ra mắt Ngân hàng Gen (ADN): Bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

(LĐTĐ) Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ chưa xác định thông tin để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gen sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng các anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng Gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành ấn nút kích hoạt, chính thức ra mắt “Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin”.

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho biết, thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

Ra mắt Ngân hàng Gen (ADN): Bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành ấn nút kích hoạt, chính thức ra mắt “Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin”.

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn đã kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng. Đối tượng người có công ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

Tuy nhiên, chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã độc lập, thống nhất, nhưng vẫn còn đó biết bao nỗi đau thương, gần 200.000 liệt sĩ chưa được quy tập, gần 300.000 liệt sĩ chưa xác định được thông tin. Những giọt nước mắt vẫn còn lăn trên má của những người mẹ; những ánh mắt mòn mỏi ngóng trông, khắc khoải đợi chờ của những gia đình chưa có thông tin, chưa được biết phần mộ của con, của em, của vợ, chồng, của cha, mẹ mình… ở đâu là những câu hỏi day dứt.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, triển khai Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (Đề án 150), thực hiện với phương pháp giám định ADN và thực chứng. Phương pháp giám định ADN đã triển khai gần 10.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và hơn 3.000 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ. Kết quả, đã so sánh đối khớp được hơn 1.000 danh tính liệt sĩ để báo tin về cho thân nhân liệt sĩ.

“Thực hiện kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, trên nền tảng hiện nay các đơn vị đã lưu trữ được số liệu của trên 25.000 dữ liệu ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân, tại Hội nghị này, Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ Công an đề xuất Chính phủ xây dựng Ngân hàng Gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Ra mắt Ngân hàng Gen (ADN): Bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao kết quả giám định mẫu hài cốt cho thân nhân các gia đình liệt sĩ.

Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ chưa xác định thông tin để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gen sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Đây là việc làm rất có ý nghĩa, rất linh thiêng, phải chạy đua với thời gian, làm càng nhanh càng tốt vì thời gian không cho phép chúng ta kéo dài. Song đây cũng là nhiệm vụ nặng nề, gian nan. Chúng ta làm bằng mệnh lệnh của trái tim trong hành trình tìm kiếm, trả lại tên cho các Anh hùng liệt sĩ. Nhấn mạnh điều này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: “Việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và công nghệ ADN sẽ đem lại hy vọng đoàn tụ cho nhiều gia đình, góp một phần xoa dịu những mất mát, hy sinh của các thân nhân liệt sĩ”.

Có thể nói việc xây dựng “Ngân hàng Gen” liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ không chỉ mở ra hy vọng cho hơn 300.000 gia đình người có công mà còn là niềm mong mỏi của toàn Đảng và nhân dân cả nước rằng tương lai không xa, tất cả các liệt sĩ đã nằm xuống, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sẽ được quy tập và xác định được danh tính. Trong bối cảnh công tác giám định gen còn nhiều khó khăn, không ít gia đình liệt sĩ đã đón nhận niềm vui vỡ òa sau nửa thế kỷ chờ đợi: nhờ kết quả giám định ADN mà tìm dược mộ người thân.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã trao kết quả giám định Gen tới 10 gia đình liệt sĩ, trong đó, có 4 gia đình đã hoàn thành việc xác định hài cốt, đưa liệt sĩ về quê hương.

Bà Phạm Thị Vinh - thân nhân của một trong 4 liệt sĩ đã được xác định hài cốt, đưa về quê hương chia sẻ niềm vui mừng, xúc động suốt 2 tuần nay khi xác định được chính xác thông tin của người anh trai. "Nhiều năm nay, gia đình tôi đi tìm anh rất vất vả. Nay cuối cùng đã tìm được anh trở về. Tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước, các cơ quan, bộ, ngành đã giúp đỡ gia đình tôi tìm và đưa anh về", bà Vinh xúc động bày tỏ.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

iHanoi - Cầu nối giúp chính quyền và người dân Thủ đô gần nhau hơn

iHanoi - Cầu nối giúp chính quyền và người dân Thủ đô gần nhau hơn

(LĐTĐ) Đơn giản, dễ truy cập, nhiều tiện ích thông minh… đó là chia sẻ của nhiều người dân Thủ đô sau khi cài đặt và trải nghiệm ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”, đồng thời kỳ vọng, ứng dụng này sẽ trở thành cầu nối hữu ích giúp chính quyền và người dân Hà Nội đến gần nhau hơn.
Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

(LĐTĐ) Prime Day 2024 là sự kiện mua sắm lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các mùa Prime Day, theo Amazon, trong suốt 48 giờ sự kiện, các thành viên Prime trên toàn cầu đã tiết kiệm được hàng tỷ USD nhờ các ưu đãi trong mọi danh mục sản phẩm mua sắm; đây là doanh số kỷ lục và số lượng sản phẩm bán ra trong hai ngày vượt qua tất cả các sự kiện Prime Day trước đó.
Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Chiều 23/7, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi. Trả lời tại Tòa bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ bị cáo Quyết) đồng ý dùng các tài sản chung đang bị kê biên để khắc phục hậu quả vụ án cho chồng.
Mùa bão

Mùa bão

(LĐTĐ) Mùa bão mang đến sự lo lắng và chênh vênh, nhưng qua thử thách, giá trị của sự kiên cường và vẻ đẹp sau cơn bão được hiển lộ. Những ngày mưa bão giúp khám phá sức mạnh nội tâm, yêu thiên nhiên, và tìm thấy sự bình yên thực sự.
Cử hành nghi lễ cầu nguyện cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành nghi lễ cầu nguyện cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm kính trọng và tiếc thương vô hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 23/7, hơn 1.500 tăng ni đang tham gia an cư kiết hạ tại 18 trường hạ thuộc Giáo hội phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội đã trang nghiêm cử hành nghi lễ cầu nguyện cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cán bộ, công nhân viên EVNHANOI tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân dịp 27/7

Cán bộ, công nhân viên EVNHANOI tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân dịp 27/7

(LĐTĐ) Thấm nhuần đạo lý, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa” nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa và dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

Doanh nghiệp Thủ đô và “cơ hội vàng” từ các Hiệp định FTA

(LĐTĐ) Với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết với các nước, đây được xem là “cơ hội vàng” cho những doanh nghiệp xuất khẩu cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng bứt phá, tuy nhiên, làm sao để tận dụng triệt để các cơ hội mà FTA mang lại, đó là câu hỏi không chỉ của riêng đối với các doanh nghiệp.

Tin khác

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua

(LĐTĐ) Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1101/NQ-UBTVQH15 ngày 19/7/2024 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô (sửa đổi)

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 gồm 7 chương và 54 điều, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Đã làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa càng phải tiếp tục triển khai tốt hơn

Đã làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa càng phải tiếp tục triển khai tốt hơn

(LĐTĐ) Từ năm 2013 đến nay, cả nước đã vận động gần 7.900 tỷ đồng để hỗ trợ hộ gia đình người có công; xây dựng mới 67.700 căn nhà và sửa chữa gần 45.900 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí hỗ trợ trên 12.700 tỷ đồng; tặng hơn 110 nghìn sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách với trên 403 tỷ đồng và hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn; hiện nay 2.412 bà Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời.
Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của nhân dân Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Những ngày này, cùng với người dân cả nước, người dân Thủ đô cũng dành những phút "mặc niệm" riêng của mình để tỏ lòng thành kính đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo xuất sắc, người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội anh hùng.
Tình cảm của cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trước thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn và tự hứa sẽ khắc ghi những lời Tổng Bí thư căn dặn tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân để phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 - 3/9

Nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 - 3/9

(LĐTĐ) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9 Dương lịch.
Điện, Thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Điện, Thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, nhiều quốc gia và các nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi điện, thư chia buồn.
Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà Lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được nhân dân yêu mến

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được nhân dân yêu mến

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động